Một số bài học có thể vận dụng đối với phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch cát bà, thành phố hải phòng (Trang 41 - 44)

vững tại khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng

Từ những mô hình phát triển du lịch bền vững ở một số quốc gia, đã rút ra một số bài học có thể vận dụng đối với Cát Bà như sau:

- Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững cho các chủ thể liên quan. Du lịch - ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, việc phát triển du lịch góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy, phát triển du lịch bền vững có nghĩa nó sẽ kéo theo sự phát triển chung về kinh tế, xã hội và môi trường.

- Phát triển du lịch bền vững theo hướng cộng đồng là cách đóng góp vào phát triển du lịch bền vững ở địa phương các hoạt động như: giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. Đây là con đường ngắn nhất đưa lý luận vào thực tiễn. Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch không chỉ giúp họ tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống mà sẽ làm tăng ý thức trách nhiệm của cộng đồng với sự phát triển của du lịch bởi lúc này quyền lợi của họ đã gắn liền với sự phát triển

42

du lịch. Họ sẽ là người có trách nhiệm hơn với việc bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch, chăm lo đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Đa dạng hoá sản phẩm và các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn quốc tế; nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch bền vững. Hiện nay du lịch bền vững đang đứng trước một thử thách là cần phát triển các sản phẩm du lịch có chất lượng, có khả năng thu hút cao song không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường thiên nhiên và văn hóa bản địa.

- Đào tạo các hướng dẫn viên và diễn giải viên du lịch bền vững là một trong những nguyên tắc có tính chất then chốt đối với sự phát triển bền vững của du lịch. Chú trọng đào tạo hướng dẫn viên, diễn giải viên là người bản địa, vì họ là những người có hiểu biết sâu sắc về lịch sử, phong tục tập quán, văn hóa bản địa và tài nguyên du lịch, có tâm huyết xây dựng quê hương. Họ sẽ là những người chuyển tải một cách rõ ràng nhất về giá trị của tài nguyên thiên nhiên, thông tin du lịch và văn hóa, tập quán bản địa đến với du khách trong quá trình thực hiện hướng dẫn du lịch. Diễn giải viên, hướng dẫn viên du lịch được xem là linh hồn của đoàn khách, sứ giả của doanh nghiệp, của địa phương và đất nước để đón tiếp và phục vụ khách du lịch, là người chịu trách nhiệm chủ yếu trong công việc giới thiệu cho khách du lịch các di sản văn hóa, các di tích lịch sử, các lễ hội truyền thống. Do đó, đòi hỏi người hướng dẫn chuyên môn cao, kiến thức rộng, có trình độ ngoại ngữ và tâm huyến với nghề, có ý thức cao trong hoạt động bảo vệ môi trường và tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường.

Tiểu kết chương 1

Như vậy có thể thấy, cùng với xu hướng giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp, tăng dần tỉ trọng của ngành công nghiệp và đặc biệt là của ngành dịch vụ, ở các quốc gia trên thế giới có tiềm năng phát triển du lịch, trong đó có Việt Nam, du lịch đang dần chiếm ưu thế. Để phát huy được thế mạnh đó, chính phủ các nước đã và đang hình thành chính sách phát triển du lịch bền vững với tư cách là một bộ phận của hệ thống chính sách kinh tế- xã hội. Với việc nghiên cứu vai trò, nội dung, các yêu cầu của chính sách phát triển du lịch bền vững cũng như kinh nghiệm của một

43

số quốc gia và địa phương liên quan tới chính sách này, luận văn đã tổng quan được cơ sở lí thuyết liên quan tới chính sách phát triển du lịch bền vững. Đây là tiền đề để tác giả nghiên cứu và đánh giá thực trạng chính sách phát triển du lịch bền vững tại Khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng.

44

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch cát bà, thành phố hải phòng (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)