Đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch cát bà, thành phố hải phòng (Trang 88 - 89)

- Tàu Xe ô tô 02 giờ 15 phút

4 Công ty Cổ phần khu du

3.3.4. Đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật

- Tiếp tục ưu tiên đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng du lịch. Tranh thủ sự hỗ trợ nguồn vốn của Trung ương và thành phố để đầu tư, nâng cấp, mở rộng các công trình hạ tầng kỹ thuật, giao thông như: Đường xuyên đảo, bến tàu du lịch, nâng cấp các tuyến phà Bến Gót - Cái Viềng, Gia Luận - Tuần Châu. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư tham gia đầu tư kinh doanh du lịch tại Cát Bà.

- Xây dựng cơ chế khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (vốn FDI) vào du lịch Cát Bà, nhất là mời gọi các tập đoàn kinh doanh du lịch có uy tín trong khu vực và thế giới để học tập kinh nghiệm quản lý, nghiệm vụ và kết hợp đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ.

- Tiếp tục tranh thủ nguồn vốn Trung ương theo Quyết định 439/QĐ-TTg ngày 03/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ để đầu tư và đưa vào sử dụng các hồ chứa nước ngọt Phù Long, Trân Châu, Xuân Đám và Việt Hải ...phục vụ sinh hoạt của nhân dân và du lịch

- Đầu tư và đưa vào vận hành hệ thống đường dây tải điện 110 kv Chợ rộc Cát Bà.

- Đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác, lò đốt rác và hệ thống các công trình xử lý nước thải trên đảo Cát Bà.

- Xây dựng hệ thống xe buýt thân thiện với môi trường hoạt động vận tải hành khách trong phạm vi đảo. Nghiên cứu xây dựng tuyến đường mono rail xuyên đảo Phù Long - Vườn Quốc gia Cát Bà - Trung tâm du lịch Cát Bà. Tiến tới loại bỏ hoàn toàn phương tiện giao thông tư nhân vào đảo Cát Bà. Xây dựng Cát Bà trở

89

thành trung tâm du lịch có hệ thống giao thông công cộng hiện đại, tạo cho Cát Bà một không gian giao thông khác biệt, một hòn đảo du lịch sinh thái không có tiếng còi xe ô tô, không sử dụng phương tiện giao thông tư nhân trên các tuyến du lịch.

Mọi phương tiện tư nhân đến Cát Bà sẽ được để lại bãi xe đầu mối khu vực Bến Gót, đảo Cát Hải và bãi xe đảo Tuần Châu; khách du lịch sau khi lên đảo Cát Bà sẽ sử dụng hệ thống se buýt công cộng thân thiện với môi trường trên đảo Cát Bà.

- Tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp, nhà đầu tư xây dựng các khách sạn, các khu nghỉ dưỡng cao cấp, các khu vui chơi giải trí. Phấn đấu đến năm 2015 có 420 buồng nghỉ đạt tiêu chuẩn từ 4 đến 5 sao. Đến năm 2020, du lịch Cát Bà có có 750 buồng nghỉ đạt tiêu chuẩn từ 4 đến 5 sao. Ưu tiên xây dựng các trung tâm nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe kết hợp du lịch, trung tâm thương mại... Phát triển đội tàu du lịch theo hướng nâng cao chất lượng, dịch vụ.

- Đầu tư tôn tạo các điểm di tích lịch sử văn hóa, các khu di chỉ khảo cổ học thành một điểm đến du lịch. Xây dựng Nhà văn hóa và Thông tin huyện Cát Hải để trưng bày, giới thiệu về lịch sử phát triển, văn hóa bản địa và tài nguyên thiên nhiên, điểm đến du lịch huyện Cát Hải. Đầu tư xây dựng nhà văn hóa các xã phát triển du lịch công đồng theo hướng kết hợp giữa công năng sử dụng hoạt động văn hóa địa phương và bảo tàng giới thiệu lịch sử, phong tục, tập quán, văn hoa bản địa của cư dân và tài nguyên du lịch. Xây dựng Nhà văn hóa và Trung tâm thông tin huyện Cát Hải và Nhà văn hóa các xã trở thành một điểm tham quan trong các tour du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Việc xây dựng và sắp đặt, giới thiệu trong các nhà văn hóa cần nghiên cứu thấu đáo, thực hiện nghiêm túc và thuê đơn vị tư vấn, các họa sỹ để thực hiện.

- Khi cấp phép các dự án đầu tư trên địa bàn khu vực Cát Bà, chính quyền thành phố và của huyện Cát Hải cần tính tới việc giành diện tích đất cho đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi và sinh hoạt cộng đồng, công viên, sân vận động, quảng trường, nơi sinh hoạt tập thể của cộng đồng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch cát bà, thành phố hải phòng (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)