Kinh nghiệm trong nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch cát bà, thành phố hải phòng (Trang 38 - 41)

1.5.2.1. Xây dựng chính sách phát triển du lịch bền vững theo hướng dựa vào cộng đồng ở Hội An, Quảng Nam

Đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững và chất lượng dựa trên các giá trị văn hóa và sinh thái hiện có… là hướng phát triển ngành kinh tế du lịch ở Hội An trong những năm qua..

Theo hướng phát triển, chính quyền thành phố chủ trương đẩy mạnh du lịch cộng đồng, tạo điều kiện để người dân được hưởng lợi ngay trên chính di sản của mình. Những năm gần đây, thành phố đã cho phát triển nhiều loại hình dịch vụ lưu trú trong dân. Loại hình homestay hiện nay rất phát triển, kể cả các biệt thự du lịch ở các vùng ven. Sắp tới, thành phố sẽ mở rộng hơn nữa những quy định để tạo điều kiện tối đa cho các chủ hộ kinh doanh cũng như các doanh nghiệp có điều kiện đầu tư phát triển mạnh hơn nữa loại hình này nhằm đem lại lợi ích cho nhiều người dân”. Trong năm, đã có 217 cơ sở với gần 890 phòng lưu trú được đưa vào hoạt động, nâng tổng số cơ sở hiện có lên hơn 430 cơ sở với gần 7.600 phòng. Công tác

39

quản lý trên lĩnh vực này luôn được chỉ đạo thường xuyên, kịp thời điều chỉnh hướng không gian phát triển phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.

Năm 2017, Hội An tiếp tục mở rộng không gian du lịch cộng đồng tại các vùng quê, làng nghề các khu vực nông thôn, hải đảo cùng với sự đa dạng và làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch văn hóa, sinh thái. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng cao, du lịch Hội An sẽ gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững, chất lượng.

1.5.2.2. Phát triển du lịch bền vững ở thành phố Hồ Chí Minh

Với mục tiêu tăng cường xúc tiến đầu tư, quảng bá đầu tư, thương mại, du lịch để giới thiệu hình ảnh Thành phố Hồ Chí Minh với các nước trên thế giới, nhằm thu hút khách du lịch và tìm kiếm cơ hội đầu tư, chính quyền thành phố đã chú trọng phát triển du lịch bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội...

Với vị trí nằm ở trung tâm có mạng lưới giao thông đường bộ, hàng không và đường thủy, Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những cầu nối giữa Việt Nam và quốc tế. Với lịch sử hơn 300 năm tuổi, có nhiều tài nguyên du lịch hấp dẫn, đặc biệt là tài nguyên du lịch nhân văn như: di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, Dinh Thống Nhất, bảo tàng Chứng tích chiến tranh, di tích lịch sử văn hoá Nhà thờ Đức Bà, Nhà hát Thành phố và các trung tâm giải trí như Công viên văn hoá Đầm Sen, khu du lịch Suối Tiên, hệ du lịch sinh thái biển Cần Giờ… Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương dẫn đầu về việc thu hút khách du lịch. Những năm 2006 – 2010, lượng khách du lịch quốc tế đến Thành phố tăng bình quân 15% năm, năm 2000 - năm đầu tiên của chương trình hành động quốc gia về du lịch - khách quốc tế đến thành phố là 1.100.000 lượt đến năm 2006 đã đạt 2.350.000 lượt và năm 2010 đạt 3,1 triệu lượt khách quốc tế, chiếm hơn 60% tổng lượt khách quốc tế đến Việt Nam. Khách du lịch nội địa tăng đều đặn hàng năm, ngay cả trong thời kỳ chịu tác động của suy thoái kinh tế với tỷ lệ từ 20 đến 30%/năm. Doanh thu ngành du lịch Thành phố tăng bình quân 30%/ năm: năm 2006 đạt 16.200 tỷ đồng, đến năm

40

2010 đã là 41.000 tỷ đồng, chiếm 45% tổng doanh thu du lịch cả nước và đóng góp 5,5% GDP của Thành phố.

Lượng du khách đến Thành phố ngày càng tăng càng đặt ra cho ngành du lịch những cơ hội và thách thức để duy trì và phát triển bền vững. Từ điều kiện cụ thể của địa phương, những năm qua, theo hướng phát triển du lịch bền vững, Đảng bộ Thành phố đã chủ trương: “Đưa ngành du lịch thành phố thực sự là một ngành công nghiệp với sản phẩm chất lượng cao, có sức cạnh tranh với các trung tâm du lịch của các nước trong khu vực”, coi du lịch là thế mạnh và là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Chương trình số 05-CTr/TU, về “Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế (giai đoạn 2006 - 2010)” đã lập kế hoạch một cách cẩn thận, nhằm thực hiện mục tiêu: “Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu du lịch của Thành phố; liên kết với các tỉnh, thành xây dựng và phát triển các khu du lịch đạt chuẩn quốc tế. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng và hệ thống khách sạn của Thành phố, xây dựng sản phẩm du lịch có lợi thế cạnh tranh, tăng cường công tác quảng bá xúc tiến vào các thị trường trọng điểm, gắn với mở rộng hợp tác liên kết và kêu gọi đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực”.

Theo đó, việc tăng cường xúc tiến đầu tư, quảng bá đầu tư, thương mại, du lịch để giới thiệu hình ảnh Thành phố với các nước trên thế giới, nhằm thu hút khách du lịch tới Thành phố và tìm kiếm cơ hội đầu tư, từ đó tranh thủ vốn của các nhà đầu tư nước ngoài phát triển kinh tế Thành phố nói chung cũng như đầu tư thương mại du lịch nói riêng được quan tâm. Đặc biệt là việc chú trọng phát triển du lịch bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; đảm bảo hài hòa tương tác giữa khai thác phát triển du lịch với bảo vệ giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn để vừa làm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch, vừa tạo cơ sở động lực cho sự phát triển kinh tế của Thành phố được thực hiện đồng bộ.

Trong đó, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được quan tâm đặc biệt. Bằng nguồn vốn đầu tư của Trung ương cũng như nguồn vốn địa phương,

41

Thành phố đã ưu tiên đầu tư và hoàn thiện các công trình hỗ trợ cho tuyến du lịch đường Rừng Sác, tuyến đường vành đai Tân Sơn Nhất, xây dựng cầu Phú Mỹ, đường hầm Thủ Thiêm, xây dựng Công viên Lịch sử Văn hoá các dân tộc... Ngành du lịch đã đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng cường, củng cố và cải thiện chất lượng các sản phẩm du lịch đã có; tiếp tục nâng cao chất lượng các điểm tham quan có sức thu hút cao như: Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, hội trường Thống Nhất, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Bưu điện thành phố, Nhà thờ Đức Bà, hệ thống các chùa… Đồng thời xây dựng các sản phẩm mới và mang tính đặc thù như: Triển khai đề án khu phố đi bộ ở quận 1 tại đường Đồng Khởi - Nguyễn Huệ; xây dựng tuyến du lịch tham quan khu phố Đông y quận 5 kết hợp với nhà hàng thực dưỡng. Chú trọng các sản phẩm du lịch liên tuyến, liên vùng, với khu vực phụ cận và ra các nước như Campuchia, Thái Lan, Xingapo… Chủ trương phát triển du lịch bền vững đúng hướng của Đảng bộ Thành phố cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn ngành đã mang lại kết quả đáng khích lệ cho sự phát triển du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch cát bà, thành phố hải phòng (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)