Bài học kinh nghiệm về bảo lãnh tín dụng rút ra ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Khóa luận bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh yên bái thực trạng và giải pháp (Trang 33)

2. Mục tiêu

2.1.2. Bài học kinh nghiệm về bảo lãnh tín dụng rút ra ở Việt Nam

a. Bài học kinh nghiệm

Qua nghiên cứu hoạt động của Quỹ BLTD tại Hàn Quốc, Malaysia về việc BLTD cho ĐVSXKD có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm:

Thứ nhất, Chính phủ coi DNNVV là thành phần kinh tế quan trọng bậc nhất và có nhiều chính sách để hỗi trợ phát triển. Xuất phát từ chính sách của Chính phủ về việc BLTD cho các ĐVSXKD, ĐVSXKD là thành phần kinh tế quan trọng bậc nhất và có nhiều chính sách để hỗ trợ pháQuỹBLTD được xây dựng sớm và thống nhất với các chính sách khác, có tính thực thi cao.

Thứ hai, chính sách BLTD cho ĐVSXKD là một chính sách quan trọng trong hầu hết chính sách kinh tế quốc gia và được hình thành từ rất sớm do vậy sự phát triển của ÐVSXKD ở các nýớc này luôn ðạt ðýợc tốc ðộ cao và tạo tiền ðề cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.

Thứ ba, Chính sách bảo ðảm tín dụng phải ðảm bảo ðýợc lợi ích của các bên nhý ngýời bảo lãnh (quỹ BLTD), người thụ hưởng bảo lãnh (TCTD) và người được bảo lãnh (ĐVSXKD).

- Người bảo lãnh: an toàn tương đối về vốn, thu được phí, phục vụ được nhiều đối tượng cần bảo lãnh, bảo toàn và phát triển được vốn.

- Người nhận bảo lãnh: cho vay an toàn và thu hồi được đầy đủ nợ gốc và lãi đúng hạn.

- Người được bảo lãnh: nhận được vốn dễ dàng, thủ tục nhanh gọn và sử dụng vốn tạo giá trị thặng dư.

Thứ tư, hầu hết các nước đều thành lập các QuỹBLTD chuyên ngành, như Quỹ BLTD công nghệ chuyên BLTD cho các ĐVSXKD trong lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông; Quỹ BLTD nông nghiệp chuyên BLTD cho các ĐVSXKD trong lĩnh vực nông nghiệp; QuỹBLTD trong lĩnh vực xuất khẩu,...

Thứ năm, các mô hình Quỹ BLTD bao gồm mô hình 1 cấp và mô hình 2 cấp. Hầu hết các các nước trên thế giới đều có mô hình Quỹ BLTD đối với DNNV thống nhất từTrung ương đến địa phương, QuỹBLTD Trung ương được xem là “bà đỡ” để các QuỹBLTD địa phương ra đời và phát triển.

Thứ sáu, về mô hình QuỹBLTD có ba mô hình, đó là: một là do Chính phủ thành lập, hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận (như mô hình hiện nay ở Việt Nam); hai là do các tổ chức hiệp hội thành lập (vốn hoạt động của Quỹ BLTD do các thành viên trong tổ chức hiệp hội đóng góp) nhằm bảo lãnh, trợgiúp các ĐVSXKD thành viên, hoạt động phi lợi nhuận; ba là do các tổ chức, công ty thành lập, hoạt động kinh doanh chính là bảo lãnh, trợ giúp các doanh nghiệp, doanh thu là từ phí thu được từ hoạt động cấp BLTD và tư vấn, trợgiúp các khách hàng là các ĐVSXKD, hoạt động vì mục đích lợi nhuận; thực tế trên thế giới mô hình này chiếm một tỷ lệ cấp BLTD cao nhất trong ba mô hình kể trên.

b. Những chủtrương chính sách về quỹ bảo lãnh tín dụng

Đểđảm bảo hoạt động và phát triển, Quỹ bảo lãnh tín dụng Yên Bái cũng như các Quỹ bảo lãnh của các địa phương khác đều phải dựa trên những cơ sở pháp lý nhất định. Việc xây dựng hệ thống các văn bản pháp lý mang tính riêng biệt và phù hợp với điều kiện của đơn vị và thực tế của địa phương là yêu cầu cần thiết để các hoạt động nghiệp vụ được thực hiện đúng quy tắc, quy trình, phù hợp với chính sách, chếđộ của Nhà nước nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

a. Những chủtrương chính sách của chính phủ

- Quyết định 193/2001/QĐ-TTg ngày 20/12/2001 của Thủtướng Chính phủ V/v ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV.

- Quyết định số 115/2004/QĐ-TTg ngày 25/6/2004 Thủ tướng Chính phủ V/v sửa đổi, bổ sung Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV ban hành kèm theo Quyết định 193/2001/QĐ-TTg ngày 20/12/2001 của Thủtướng Chính phủ.

- Công văn số 7397 TC/TCNH ngày 05/7/2004 của Bộ Tài chính V/v sửa đổi Quyết định 193/2001/QĐ-TTg.

- Thông tư số 93/2004/TT-BTC ngày 29/9/2004 của BộTài chính Hướng dẫn một số nội dung Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVVQuy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV.

- Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng thương mại.

- Quyết định số60/2009/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 Thủtướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 của Thủtướng Chính phủ ban hành Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng thương mại.

Các quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc trợ giúp các DNNVV tiếp cận vốn tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong điều kiện nhiều địa phương chưa thành lập được lập Quỹ BLTD cho các DNNVV (Ngân hàng phát triển cho vay theo từng dự án trong đó không chỉ có DNNVV mà còn những doanh nghiệp lớn).

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng và giải pháp bảo lãnh tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ bảo lãnh tín dụng, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã của tỉnh Yên Bái năm 2017 - Quá trình hình thành Quỹ BLTD - Tổ chức bộ máy - Thực trạng các quy định bảo lãnh tín dụng của quỹ bảo lãnh tín dụng tỉnh Yên Bái - Quy trình bảo lãnh tín dụng của Quỹ - Hoạt động của quỹ

- Đánh giá kết quả bảo lãnh tín dụng tác dụng đến khách hàng của Quỹ bảo lãnh tín dụng tỉnh Yên Bái

- Thực trạng và kết quả hoạt động bảo lãnh tín dụng tại Quỹ bảo lãnh tín dụng tỉnh Yên Bái

- Một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động bảo lãnh tín dụng của quỹ bảo lãnh tín dụng tỉnh Yên Bái.

- Giải pháp phát triển bảo lãnh tín dụng tại quỹ bảo lãnh tín dụng tỉnh Yên Bái

3.4. Phương pháp thu thập thông tin

Bảng 3.1 Thu thập dữ liệu và thông tin thứ cấp

Thông tin Loại tài liệu Nguồn thu thập

Cơ sở lý luận của đề tài, các số liệu, dẫn chứng về hoạt động bảo lãnh tín dụng của Việt Nam và thế giới. Các công trình nghiên cứu về hoạt động bảo lãnh tín dụng đã được công bố. + Các bài báo từ các tạp chí, sách giáo trình, bài báo khoa học có liên quan tới đề tài

+ Các tài liệu từ các website

+ Các luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu. + Internet + Sách, báo và các tài liệu có liên quan Số liệu về tình hình hoạt động bảo lãnh tín dụng + Báo cáo kết quả hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng tỉnh Yên Bái qua các năm + Các quyết định, thông tư hướng dẫn thi hành luật bảo lãnh tín dụng + Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái

+ UBND tỉnh Yên Bái + Quỹ bảo lãnh tín dụng tỉnh Yên Bái

+ Sở tài chính tỉnh Yên Bái

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Các thông tin được lấy từ nhiểu nguồn khác nhau như: quỹ bảo lãnh tín dụng, ngân hàng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh, tài liệu thống kê, internet,…

Nguồn thông tin đã công bố phục vụ cho nghiên cứu cơ sở lý luận về bảo lãnh, bảo lãnh tín dụng; thực tiễn về hoạt động bảo lãnh tín dụng của các nước trên thế giới và Việt Nam, tôi lấy trong sách báo, các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố và các Website liên quan đến đề tài nghiên cứu. Thu thập từ các cơ quan Nhà nước những văn bản Luật, Pháp lệnh, Nghịđịnh, Chỉ thị, Thông tư, những sổ sách báo cáo, tổng hợp, hướng dẫn có liên quan đến hoạt động bảo lãnh tín dụng

Liệt kê các thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung và địa điểm dự kiến thu thập.

- Liên hệ với cơ quan cung cấp thông tin. - Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp.

- Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua quan sát trực tiếp.

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

Thu thập số liệu sơ cấp: tiến hành 5 cuộc phỏng vấn các bên liên quan như sau:

+ Phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo quỹ:

Mục đích phỏng vấn nhằm tìm hiểu thực trạng bảo lãnh, chính sách bảo lãnh và những rào cản trong bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

+ Phỏng vấn đại diện một số ngân hàng tham gia cung ứng tín dụng và có ký thỏa thuận tín chấp đối với quỹ

Mục đích nhằm tìm hiểu thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, có sự bảo lãnh của quỹ; những khó khăn của ngân hàng khi cho vay theo cơ chếnày, đồng thời thời tìm hiểu đề xuất của ngân hàng

+ Phỏng vấn doanh nghiệp vừa và nhỏ, tập trung doanh nghiệp nông nghiệp Mục đích nhằm tìm hiểu lượng vốn, nhu cầu vốn nhận được qua kênh bảo lãnh, những rào cản khi tiếp nhận vốn và kiến nghị của doanh nghiệp.

- Phương pháp quan sát:

+ Quan sát tác phong làm việc, cách làm việc và xử lý công việc của các cán bộ.

+ Tiếp cận: chủđộng tiếp cận, sẵn sàng làm tốt công việc được giao: - Phương pháp xử lý, phân tích và tổng hợp số liệu:

+ Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu:

Số liệu điều tra sau khi thu thập đầy đủ, rà soát và chuẩn hóa lại thông tin, loại bỏ thông tin không chính xác, sai lệch trong điều tra và chuẩn hóa lại các thông tin. Những thông tin, số liệu thu thập được tổng hợp, phân tổ. Việc xử lý thông tin là cơ sở cho việc phân tích.

+ Phương pháp phân tích số liệu:

- Phương pháp thống kê so sánh

Các số liệu phân tích được so sánh qua các năm, các chỉtiêu để thấy được những thực trạng liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Khái quát về cơ sở thực tập:

4.1.1. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã của tỉnh Yên Bái năm 2017

Kinh tế - xã hội nước ta năm 2017 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục đã phục hồi. Hoạt động đầu tư, thương mại toàn cầu có xu hướng cải thiện rõ rệt là yếu tốtác động tích cực đến sản xuất trong nước. Kết quả nổi bật là tăng trưởng GDP đạt 6,7%, mức cao nhất trong gần 10 năm qua. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát; xuất khẩu tăng mạnh và xuất siêu, khu vực công nghiệp phục hồi rõ nét, trởthành động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế.

Cùng với đà phát triển của cả nước, năm 2017 tỉnh Yên Bái bước vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện thời cơ, thuận lợi là cơ bản nhưng cũng còn nhiều khó khăn đan xen. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục giữ được sự phát triển ổn định. Kinh tế duy trì được đà tăng trưởng, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực. Sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản tiếp tục phát triển, các đề án hỗ trợ sản xuất nông nghiệp được triển khai đạt và vượt kế hoạch đề ra. Hoạt động thương mai, dịch vụ, du lịch trên địa bàn phát triển khá. Các giải pháp tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương phát huy được hiệu quả, thu ngân sách tiếp tục tăng so với năm 2016 và vượt cao so với chỉ tiêu được Trung ương và Hội đồng nhân dân tỉnh giao.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, nền kinh tế nước ta vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Thâm hụt ngân sách và nợ công vẫn ở mức cao. Nợ xấu ngân hàng còn lớn; xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém và nợ xấu chưa căn bản và triệt để. Phân bổ và giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhất là vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA còn chậm. Nhiều dự án, doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, thất thoát… Ở địa phương, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội như tổng sản phẩm bình quân đầu người; tổng đàn gia súc chính chưa đạt kế hoạch theo

Nghị quyết 44/2016/NQ-HĐND ngày 23/12/2016 của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2107 và Nghị quyết số 31/2017/NQ-HĐND ngày 25/7/2017 về tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2017, tốc độtăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp còn ở mức thấp, thiếu tính đột phá; tiến độ thực hiện, kết quả giải ngân của một số dự án đầu tư công chậm so với kế hoạch.

Việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh còn hạn chế, ảnh hưởng đến thu hút đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xử lý tháo gỡkhó khăn cho các doanh nghiệp chưa đạt kết quả cao, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dựán đầu tư. Việc hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế, tình trạng nhiều doanh nghiệp phải dừng hoạt động hoặc giải thể do khó khăn về vốn còn tồn tại.

Tình hình trên đã ảnh hưởng lớn đến công tác bảo lãnh tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng, trong năm 2017 cả về sốlượng khách hàng và giá trị bảo lãnh tín dụng vẫn ở mức thấp.

4.1.2. Quá trình hình thành Quỹ BLTD

Quỹ BLTD tỉnh Yên Bái được thành UBND tỉnh thành lập theo Quyết định số78/QĐ-UBND ngày 04/03/2005, hoạt động theo mô hình đọc lập đầu tiên trên phạm vi toàn quốc, chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2005, với chức năng, nhiệm vụđược ghi trong điều lệ hoạt động là cấp bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quỹ bảo lãnh tín dụng Yên Bái ra đời với phương châm hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà đặt nhiệm vụ hỗ trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng để phát triển sản xuất, kinh doanh trong khi không đáp ứng đủđiều kiện về tài sản đảm bảo theo quy định; làm tăng khảnăng cạnh tranh, tăng việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Từ khi thành lập đến nay quỹBLTD đã bám sát các cơ sở pháp lý về bảo lãnh tín dụng của Nhà nước, Quỹ đã tích cực triển khai hoạt động theo Quyết định số193/2001/QĐ-TTg ngày 20/12/2001 và Quyết định số58/2013/QĐ-TTg

ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ.

4.1.3. Tổ chức bộ máy

Tổng biên chế gồm 14 người, trong đó 12 cán bộ chuyên trách, 02 cán bộ kiêm nhiệm được cơ cấu bốtrí như sau:

- Hội đồng quản lý Quỹ: gồm 05 thành viên trong đó có 3 thành viên chuyên trách gồm: Chủ tịch HĐQL, 01 Phó Chủ tịch HĐQL kiêm Giám đốc Quỹ và 01 Trưởng ban kiểm soát

- Ban kiểm soát: 01 Trưởng ban chuyên trách là thành viên HĐQL Quỹ; - Ban điều hành: gồm 10 là cán bộ chuyên trách gồm Giám đốc (Phó Chủ tịch Qũy kiêm), 01 Phó Giám đốc và 8 cán bộđược bố trí thành 3 phòng chuyên môn nghiệp vụ gồm: Phòng nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng, Phòng nghiệp vụ ủy

Một phần của tài liệu Khóa luận bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh yên bái thực trạng và giải pháp (Trang 33)