ĐẶC ĐIỂM ĐẤT ĐAI VÀ KHÍ HẬU VÙNG TRỒNG HỒ TIÊU TÂY

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu một số giải pháp cải tạo và duy trì độ phì nhiêu đất đỏ bazan trồng hồ tiêu (Piper nigrum L.) ở Tây Nguyên (Trang 36 - 38)

3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

1.3. ĐẶC ĐIỂM ĐẤT ĐAI VÀ KHÍ HẬU VÙNG TRỒNG HỒ TIÊU TÂY

NGUYÊN

Hồ tiêu ở Tây Nguyên chủ yếu phân bố trồng trên 2 loại đất là: Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính (Đất nâu đỏ trên đá bazan); và Đất vàng đỏ trên đá macma axit (Đất vàng đỏ/ xám trên đá granite). Với các tính chất đất tầng mặt chủ yếu như sau (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 2002): - Đất nâu đỏ trên đá bazan: Đất có thành phần cơ giới sét (tỷ lệ sét 50 -55%, thịt 30 - 35%, cát mịn 10 - 15% và cát thô 3 - 5%); đất chua (pHH2O

từ 4,2 đến 5,2; pHKCl từ 3,7 đến 4,2); giầu mùn 1,8 - 3,5% OC; đạm tổng số khá 0,1 - 0,2% N; giầu lân tổng số 0,18% P2O5, nhưng nghèo lân dễ tiêu 5 - 6mg P2O5/100g đất; kali tổng số nghèo 0,08% K2O; đất có hàm lượng lưu huỳnh (S) thấp; hàm lượng Ca++, Mg++ trao đổi trong đất rất thấp, dao động

27

0,3 - 0,5me Ca++/100g đất và 0,09 - 0,11me Mg++/100g đất; dung tích hấp thu trong đất trung bình CEC 10 - 18meq/100g đất; độ no bazơ ở mức rất thấp 5 - 10%.

- Đất xám trên granite: Đất có thành phần cơ giới trung bình (tỷ lệ sét 20 - 25%, thịt 25 -30%, cát mịn 28 - 30% và cát thô 26 - 30%); đất chua với độ pHH2O từ 5,0 đến 6,0; pHKCl từ 4,2 đến 5,2; mùn trung bình 1,3 - 2,6% OC; đạm tổng số trung bình thấp khoảng từ 0,05 - 0,15% N; rất nghèo lân tổng số (0,05 - 0,07% P2O5) và lân dễ tiêu (0,5 - 1,0mg P2O5/100g đất); giầu kali tổng số 1,2 - 2,8% K2O; đất có hàm lượng Ca++, Mg++ trao đổi trong đất thấp, dao động 3 - 4me Ca++/100g đất và 2 - 3me Mg++/100g đất; dung tích hấp thu trong đất trung bình CEC 12 - 18meq/100g đất; độ no bazơ ở mức trung bình 40 - 50%.

Theo Bản đồ Phân vùng khí hậu Tây Nguyên, toàn vùng được chia thành 3 vùng khí hậu chính là: (i) vùng núi cao phía Bắc Tây Nguyên, bao gồm chuỗi cao nguyên núi cao phía Bắc và Tây Bắc Tây Nguyên với núi Ngọc Lĩnh, cao nguyên Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng và phần lớn diện tích cao nguyên Pleiku, với đặc trưng là nhiệt độ trung bình từ 18 - 22oC, mang tính chất khí hậu nhiệt đới núi cao (á đới), mát quanh năm; (ii) vùng khí hậu giữa Tây Nguyên, chiếm phần lớn diện tích Tây Nguyên bao gồm từ vùng trũng lòng hồ Yaly, toàn bộ chuỗi liên tiếp cao nguyên Gia Lai - Đắk Lắk - Đắk Nông và phía tây cao nguyên Đà Lạt, có nhiệt độ trung bình từ 22 - 24oC và mang đặc điểm vùng khí hậu nhiệt đới điển hình; và (iii) vùng núi cao phía Đông Nam Tây Nguyên, bao gồm khu vực khí hậu cao nguyên núi cao Bảo Lộc - Đà Lạt - Liên Khương.

28

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG, VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu một số giải pháp cải tạo và duy trì độ phì nhiêu đất đỏ bazan trồng hồ tiêu (Piper nigrum L.) ở Tây Nguyên (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)