Phương pháp xử lý phân tích các chỉ tiêu của các mẫu đất đã thu thập

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu một số giải pháp cải tạo và duy trì độ phì nhiêu đất đỏ bazan trồng hồ tiêu (Piper nigrum L.) ở Tây Nguyên (Trang 45 - 47)

3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

2.5.3.Phương pháp xử lý phân tích các chỉ tiêu của các mẫu đất đã thu thập

đã thu thập

Mẫu đất thu thập về được xử lý theo TCVN6647:2007: Mẫu đất mang về phòng thí nghiệm phơi khô không khí ở nơi sạch, thoáng mát không để ánh sáng trực tiếp chiếu vào.

Sau khi đất đã khô, tiến hành loại bỏ rác và rễ cây thật kỹ, dùng cối sứ nghiền nhỏ rồi rây qua rây 2mm và sau đó rây qua rây 1- 0,2mm.

➢ Xác định hữu cơ tổng số trong đất bằng phương pháp Walkley Black: Oxy hóa chất hữu cơ trong đất bằng dung dịch K2Cr2O7 1N trong H2SO4

đậm đặc. Chuẩn độ bằng dung dịch FeSO4 0,5N đến khi dung dịch có màu xanh lá cây.

➢ Xác định đạm tổng số trong đất bằng phương pháp Kjeldhal: Phá mẫu bằng H2SO4 đậm đặc (có K2SO4 tăng nhiệt độ sôi và Se xúc tác); định lượng NH4+ bằng bộ cất Kjeldhal khi cho muối amoni tác dụng với kiềm; thu khí amoni (NH3) bằng dung dịch axit boric và chuẩn độ amoni borax bằng HCl 0,01 M.

➢ Xác định lân tổng số trong đất theo TCVN 8940: 2011: Sử dụng axit sunfuric và axit pecloric để phá mẫu và hòa tan các hợp chất photpho trong đất. Xác định hàm lượng photpho trong dung dịch bằng phương pháp đo màu.

➢ Xác định kali tổng số trong đất theo TCVN 8660: 2011: Phá hủy và hòa tan các hợp chất kali trong đất bằng hỗn hợp HF và HClO4, xác định K trên máy AAS tại bước sóng 766,5 nm.

➢ Xác định pHKCl trong đất theo TCVN 5979: 2007 (ISO 10390: 2005): Đo pH bằng điện cực thủy tinh trong huyền phù đất và dung dịch KCl 1M (pHKCl); tỉ lệ đất : dung dịch = 1 : 5.

36

➢ Xác định lân dễ tiêu trong đất bằng phương pháp Bray (II): Chiết rút P trong đất bằng dịch NH4F 0,03 N trong dịch HCl 0,1N; tỉ lệ đất : dung môi là 1 : 7, lắc 40 giây và lọc nhanh. Xác định lượng P bằng phương pháp so màu (xanh molipden).

➢ Xác định khả năng trao đổi cation trong đất bằng phương pháp amon acetate (pH = 7,0): Dùng dung dịch amon acetate (pH = 7,0) làm chất trao đổi và bão hòa cation. Rửa cation hòa tan bằng ethanol 80%. Dùng dịch KCl 10% để trao đổi NH4+. Xác định NH4+ trong dung dịch theo phương pháp Kjeldhal và suy ra CEC của đất.

➢ Xác định nhôm trao đổi trong đất bằng phương pháp Xôcôlôp: Cân 40g đất lắc với 100ml KCl 1N trong 1h, sau đó xác định H+ và Al3+ bằng chuẩn độ với NaOH 0,02N.

➢ Xác định sắt di động trong đất bằng phương pháp: Trích Fe3+ bằng dung dịch KCl 1N (pH=5.6-6), sau đó xác định hàm lượng Fe3+ bằng phương pháp so màu Fe3+ với octophenontrolin trên máy ASS.

2.5.4. Phương pháp xử lý thống kê số liệu nghiên cứu

- Tính các thông số thống kê: số trung bình, biên độ biến động, độ lệch tiêu chuẩn, các giá trị cực đại và cực tiểu. Nhập số liệu, tính các đặc trưng mẫu và vẽ biểu đồ bằng chương trình Microsoft Excel 2010, IRISTAS 5.0, từ đó quan sát và phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu bằng phần mền XLSTAT 2012.

37

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu một số giải pháp cải tạo và duy trì độ phì nhiêu đất đỏ bazan trồng hồ tiêu (Piper nigrum L.) ở Tây Nguyên (Trang 45 - 47)