Chua của đất trước và sau thí nghiệm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu một số giải pháp cải tạo và duy trì độ phì nhiêu đất đỏ bazan trồng hồ tiêu (Piper nigrum L.) ở Tây Nguyên (Trang 47 - 50)

3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

3.1.1. chua của đất trước và sau thí nghiệm

Độ chua của đất: độ chua của đất là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá đất. Độ chua hoạt động của đất ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng. Độ pH ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát triển của bộ rễ cây trồng và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cây. Sự ảnh hưởng này chủ yếu thông qua việc trao đổi dinh dưỡng của thực vật đối với đất, khả năng trao đổi và hấp phụ các chất của đất phụ thuộc rất nhiều vào độ pH của đất.

38

Trong môi trường đất pH ảnh hưởng đến khả năng di động hay cố định của các nguyên tố hóa học đất (kể cả các độc tố và các chất dinh dưỡng của đất). Mặt khác khi đất có pH gần trung tính hay trung tính sẽ tăng hiệu quả sử dụng phân bón và tăng hoạt động của hệ sinh vật đất đặc biệt là vi sinh vật có ích trong đất, đồng thời hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật có hại mà chủ yếu là vi nấm. Do vậy đây là yếu tố đầu tiên được quan tâm trong nghiên cứu và đánh giá chất lượng của đất trồng trọt. Đối với đất đỏ bazan thường có pH thấp, đây là mặt hạn chế của đất trong canh tác cây hồ tiêu (vì hồ tiêu thích hợp với pH từ 5,5 đến 6,5).

3,6 3,8 4 4,2 4,4 4,6 4,8 CT 1- Đối chứng CT 2 - Vôi CT 3 - Hữu cơ CT 4 - Phân vi sinh CT 5 - CPSH CT 6 - Than sinh học CT 7 - Rơm rạ CT 8 - Lạc dại Trước thí nghiệm 4,01 4,69 4,30 4,74 4,03 4,45 4,03 4,09 4,68 pHKCl pHKCl

Hình 3.1. pHKCl của đất trước và sau thí nghiệm

Theo đánh giá của Hội khoa học đất Việt Nam 2009 và FAO (đất có pHKCl < 4 rất chua; ≤ 5 chua vừa; ≤ 6 ít chua; ≤ 7 trung tính; > 7 kiềm yếu và kiềm). Kết quả nghiên cứu cho thấy pHKCl tại các công thức trước và sau

39

thí nghiệm vẫn giữ trong cùng một thang đánh giá chua, dao động từ 4,01 đến 4,74. Khi đất chua, pHKCl < 4,5 thì lân dễ tiêu trong đất bị cố định bởi các ion sắt, nhôm di động, cây không hút được do vậy độ hữu hiệu của lân sẽ bị kém đi. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và hấp thu dinh dưỡng của bộ rễ cây trồng.

So với trước thí nghiệm, trừ công thức bón phân vi sinh tăng 0,07 và công thức bón vôi tăng 0,01 thì các công thức còn lại có xu hướng giảm độ pH. So với công thức đối chứng, việc áp dụng các biên pháp kỹ thuật canh tác đã nâng độ pH sau thí nghiệm lên. Trong đó, bón vôi và sử dụng phân vi sinh nâng pH lên 0,68 – 0,73 đơn vị (so với đối chứng). Cụ thể:

Trên nền 360kg N – 150kg P2O5 – 360kg K2O bón 2000kg vôi đã nâng pH lên 0,68 đơn vị so với công thức bón đối chứng. Việc bón vôi để trung hoà độ chua ở đất bazan là không hiện thực. Tuy nhiên, bón vôi là cần thiết để giảm độ chua cục bộ trong đất, cung cấp dinh dưỡng canxi và magiê nhằm tăng cường hoạt động của vi sinh vật trong đất.

Trên nền 360kg N – 150kg P2O5 – 360kg K2O bón 30 tấn phân hữu cơ chế biến ủ hoai nâng pH lên 0,29 đơn vị so với công thức đối chứng.

Trên nền 360kg N – 150kg P2O5 – 360kg K2O bón 3,8 tấn phân vi sinh nâng pH lên 0,73 đơn vị so với công thức đối chứng.

Trên nền 360kg N – 150kg P2O5 – 360kg K2O bón 3,8 tấn chế phẩm sinh học nâng pH lên 0,02 đơn vị so với công thức đối chứng.

Trên nền 360kg N – 150kg P2O5 – 360kg K2O bón 2 tấn than sinh học nâng pH lên 0,44 đơn vị so với công thức đối chứng.

Trên nền 360kg N – 150kg P2O5 – 360kg K2O ủ rơm rạ nâng pH lên 0,02 đơn vị so với công thức đối chứng.

40

Trên nền 360kg N – 150kg P2O5 – 360kg K2O trồng thêm lạc dại che phủ nâng pH lên 0,08 đơn vị so với công thức đối chứng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu một số giải pháp cải tạo và duy trì độ phì nhiêu đất đỏ bazan trồng hồ tiêu (Piper nigrum L.) ở Tây Nguyên (Trang 47 - 50)