Hàm lượng chất hữu cơ trước và sau thí nghiệm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu một số giải pháp cải tạo và duy trì độ phì nhiêu đất đỏ bazan trồng hồ tiêu (Piper nigrum L.) ở Tây Nguyên (Trang 50 - 52)

3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

3.1.2.Hàm lượng chất hữu cơ trước và sau thí nghiệm

Hàm lượng chất hữu cơ (OM%): là phần quý giá nhất của đất, là dấu hiệu cơ bản làm đất khác đá mẹ và tác động mạnh mẽ đến độ phì nhiêu của đất. Chất hữu cơ tham gia phần lớn vào tất cả các quá trình phản ứng sinh lý, sinh hóa của môi trường đất, do vậy nó có tác động cải thiện môi trường đất cả về mặt vật lý, hóa học và sinh học trong đất. Hàm lượng chất hữu cơ ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất ở các khía cạnh: xúc tiến phong hóa sinh học đối với khoáng, hình thành phẫu diện đất, điều hòa chế độ nước cũng như nhiệt và không khí của đất, phát triển độ phì đất (giữ ẩm, giữ màu cho đất, tăng dung tích hấp phụ, giữ cấu trúc đất…).

OM là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ phì nhiêu đất cũng như năng suất cây trồng. Hàm lượng OM trong đất là nguồn dinh dưỡng có tương quan chặt chẽ với độ phì nhiêu của đất. Do vậy, để duy trì năng suất hồ tiêu cũng như độ phì nhiêu đất trồng tiêu thì vấn đề cần quan tâm là hàm lượng chất hữu cơ trong đất.

Theo phân cấp hàm lượng OM trong đất của Hội khoa học đất Việt Nam, 2009 và FAO đối với đất đồi núi (OM < 2% rất nghèo; ≤ 4% trung bình; > 4% giàu). Nhìn chung, hàm lượng OM của mẫu đất ở các thí nghiệm dao động ở mức trung bình đến giàu và đang ở mức đạt yêu cầu để duy trì năng suất cây tiêu (OM > 2%).

Trong quá trình canh tác hồ tiêu hàm lượng OM ít nhiều đã bị giảm sút. Dưới tác động của các quá trình thổ nhưỡng chủ đạo cộng thêm chế độ canh tác cây công nghiệp dài ngày với mức độ thâm canh cao, nguồn dinh dưỡng trong đất bị cạn kiệt dần và hàm lượng OM bị biến đổi không ngừng. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất giảm sẽ làm cho khả năng sản xuất của đất bị giảm sút nghiêm trọng.

41

So với đất trước thí nghiệm thì hàm lượng OM sau thí nghiệm ở các công thức đa phần đều thấp hơn, trừ công thức bón phân hữu cơ chế biến ủ hoai và công thức bón than sinh học. Trên nền NPK canh tác, việc bón thêm 2 tấn than sinh học (công thức 6) và bón thêm 30 tấn phân hữu cơ chế biến ủ hoai (công thức 3) đã cải thiện hàm lượng OM trong đất.

0 1 2 3 4 5 6 CT1 Đối chứng CT2 Vôi CT3 Hữu cơ CT4 Phân vi sinh CT5 CPSH CT6 Than sinh học CT7 Rơm rạ CT8 Lạc dại Trước thí nghiệm 3,31 3,33 5,50 3,97 3,93 5,23 3,58 3,95 4,68 % OM (%)

Hình 3.2. Hàm lượng chất hữu cơ của đất trước và sau thí nghiệm

So với đối chứng thì các công thức sau thí nghiệm đều làm tăng hàm lượng OM trong đất, tăng dao động từ 0,02% đến 2,19%; cao nhất trên công thức bón phân hữu cơ chế biến tăng 1,7 lần so với đối chứng. Cụ thể:

Trên nền 360kg N – 150kg P2O5 – 360kg K2O bón 2000kg vôi làm tăng 0,02% so với công thức bón đối chứng.

Trên nền 360kg N – 150kg P2O5 – 360kg K2O bón 30 tấn phân hữu cơ chế biến ủ hoai làm tăng 2,19% so với công thức đối chứng.

Trên nền 360kg N – 150kg P2O5 – 360kg K2O bón 3,8 tấn phân vi sinh làm tăng 0,66% so với công thức đối chứng.

42

Trên nền 360kg N – 150kg P2O5 – 360kg K2O bón 3,8 tấn chế phẩm sinh học làm tăng 0,62% so với công thức đối chứng.

Trên nền 360kg N – 150kg P2O5 – 360kg K2O bón 2 tấn trấu hun làm tăng 1,92% so với công thức đối chứng.

Trên nền 360kg N – 150kg P2O5 – 360kg K2O kết hợp ủ rơm rạ quanh gốc cây làm tăng 0,27% so với công thức đối chứng.

Trên nền 360kg N – 150kg P2O5 – 360kg K2O kết hợp trồng thêm lạc dại che phủ làm tăng 0,64% so với công thức đối chứng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu một số giải pháp cải tạo và duy trì độ phì nhiêu đất đỏ bazan trồng hồ tiêu (Piper nigrum L.) ở Tây Nguyên (Trang 50 - 52)