Hàm lượng kali dễ tiêu trước và sau thí nghiệm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu một số giải pháp cải tạo và duy trì độ phì nhiêu đất đỏ bazan trồng hồ tiêu (Piper nigrum L.) ở Tây Nguyên (Trang 60 - 63)

3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

3.1.8 Hàm lượng kali dễ tiêu trước và sau thí nghiệm

Kali dễ tiêu: kết quả nghiên cứu cho thấy kali dễ tiêu trước và sau thí nghiệm dao động từ 12,52 đến 45,79 mg/100g. Theo phân cấp hàm lượng Kdt trong đất của Hội khoa học đất Việt Nam, 2009 và FAO (< 10 mg/100g nghèo; ≤ 20 mg/100g trung bình; > 20 mg/100g giàu).

So với trước thí nghiệm (13,70 mg/100g), trừ CT1 - Đối chứng (giảm 1,18 mg/100g), thì các công thức sau thí nghiệm đều làm tăng hàm lượng kali dễ tiêu lên mức giàu.

51

Hình 3.8. Hàm lượng kali dễ tiêucủa đất trước và sau thí nghiệm

Trên nền 360kg N – 150kg P2O5 – 360kg K2O bón 2000kg vôi làm hàm lượng kali dễ tiêu tăng 17,71mg/100g so với công thức bón đối chứng. Trên nền 360kg N – 150kg P2O5 – 360kg K2O bón 30 tấn phân hữu cơ chế biến ủ hoai làm hàm lượng kali dễ tiêu tăng 33,27mg/100g so với công thức đối chứng.

Trên nền 360kg N – 150kg P2O5 – 360kg K2O bón 3,8 tấn phân vi sinh làm hàm lượng kali dễ tiêu tăng 21,22mg/100g so với công thức đối chứng. Trên nền 360kg N – 150kg P2O5 – 360kg K2O bón 3,8 tấn chế phẩm sinh học làm hàm lượng kali dễ tiêu tăng 9,17mg/100g so với công thức đối chứng.

Trên nền 360kg N – 150kg P2O5 – 360kg K2O bón 2 tấn trấu hun làm hàm lượng kali dễ tiêu tăng 18,15mg/100g so với công thức đối chứng.

Trên nền 360kg N – 150kg P2O5 – 360kg K2O kết hợp ủ rơm rạ quanh gốc cây làm hàm lượng kali dễ tiêu tăng 9,19mg/100g so với công thức đối chứng.

52

Trên nền 360kg N – 150kg P2O5 – 360kg K2O kết hợp trồng thêm lạc dại che phủ làm tăng 18,81mg/100g so với công thức đối chứng.

Kết quả cho thấy có sự tương đồng theo nghiên cứu của Trình Công Tư trước đó. Theo Trình Công Tư (2008) [33], vỏ cà phê được tái sử dụng làm nguyên liệu chế biến phân hữu cơ có chứa hàm lượng kali tổng số cao (3,33% K2O). Do vậy khi bón phân hữu cơ chế biến từ phân bò và vỏ cà phê đã góp phần làm tăng kali trong đất (cả tổng số và dễ tiêu).

Bảng 3.1d: Tính chất đất tại các điểm trước và sau thí nghiệm

Công thức

Cation trao đổi (meq/100g)

Ca2+ Mg2+ Al3+ Fe3+ CT 1 - Đối chứng 2,60 1,90 1,05 14,37 CT 2 - Vôi 3,72 2,21 0,25 12,21 CT 3 - Hữu cơ 4,69 2,77 0,31 8,47 CT 4 - Phân vi sinh 2,98 1,95 0,2 13,01 CT 5 - CPSH 3,01 1,99 1,71 12,43 CT 6 - Than sinh học 4,35 2,81 0,28 10,53 CT 7 - Rơm rạ 2,64 1,90 1,71 13,22 CT 8 - Lạc dại 3,66 2,12 1,69 14,01 CV (%) 3,46 2,21 0,90 12,28 LSD0,05 10,00 15,46 45,79 212,21 Trước thí nghiệm 2,40 1,90 0,22 14,2

53

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu một số giải pháp cải tạo và duy trì độ phì nhiêu đất đỏ bazan trồng hồ tiêu (Piper nigrum L.) ở Tây Nguyên (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)