Thu nhập và tiêu dùng của dân cư

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Thúc đẩy thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong bối cảnh mới (Trang 47)

được trong một khung thời gian cụ thể. Với đối tượng là hộ gia đình và cá nhân, thì “thu nhập là tổng của tiền lương, tiền công, lợi nhuận, tiền lãi, địa tô, và những lợi tức khác mà họ có được trong một khoảng thời gian nhất định” [15]

Thu nhập còn được biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Trong các lý thuyết phân phối thu nhập, thu nhập có thể được xem xét theo cách tiếp cận vi mô hoặc vĩ mô. Đối với cách tiếp cận vi mô, thu nhập mang tính cá nhân, có thể được biểu hiện bởi 4 hình thái: tiền lương (thu nhập của lao động), địa tô ( thu nhập của đất đai), lợi tức (thu nhập của vốn), lợi nhuận (thu nhập của tư bản). Trong khi đó, cách tiếp cận vĩ mô coi thu nhập là tổng thu nhập quốc dân với hai thành phần cơ bản: tiêu dùng và tiết kiệm.

Tiêu dùng là hành vi rất quan trọng của con người. Nó chính là hành động nhằm thỏa mãn những nguyện vọng, trí tưởng tượng riêng về các nhu cầu về tình cảm, vật chất của một cá nhân hoặc hộ gia đình nào đó thông qua việc mua sắm các sản phẩm và việc sử dụng các sản phẩm đó. Hộ gia đình với tư cách người ra quyết định trong nền kinh tế, được hiểu là một nhóm người sống cùng với nhau như một đơn vị ra quyết định tiêu dùng.

Thu nhập và tiêu dùng là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức mua trên thị trường và sự phát triển của ngành TMDV. Do vậy đòi hỏi ngành TMDV phải có chính sách đảm bảo nguồn hàng cung cấp với cơ cấu hàng hóa thay đổi đáng kể theo xu hướng giảm dần tỷ lệ dành cho mua lương thực thực phẩm, tăng dần tỷ lệ tiêu dùng cho mặt vật chất và tinh thần.

Như vậy, giữa tiêu dùng và thu nhập có quan hệ nghịch với nhau, sự phụ thuộc của tiêu dùng vào thu nhập mang tính qui luật và cho phép đánh giá mức sống dân cư. Thu nhập tăng lên thì tỷ lệ chi tiêu cho mua sắm hàng hóa thiết yếu giảm, phần tiêu dùng cao cấp tăng lên và mức sống dân cư cũng tăng.

Sở dĩ như vậy là do thu nhập thấp, chi tiêu chủ yếu vào sinh hoạt hàng ngày. Khi thu nhập tăng, mặc dù tỷ lệ tiêu dùng giảm nhưng qui mô tiêu dùng tăng. Do đó, khi qui mô tiêu dùng tăng sẽ khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất cung ứng hàng hóa ra thị trường nhiều hơn. Các doanh nghiệp hoạt động trong TMDV cũng từ

đó mà phát triển nhiều hơn, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của ngành TMDV.

1.3.5. Quá trình đô thị hóa

Đô thị hóa là một quá trình phát triển về dân số đô thị, số lượng và quy mô đô thị cũng như về các điều kiện sống ở đô thị hoặc theo kiểu đô thị. Trong quá trình đô thị hóa đều có sự phát triển về lượng và chất ở các đô thị cũng như các điểm dân cư nông thôn (về cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân cư, cơ cấu tổ chức xã hội và không gian quy hoạch – kiến trúc, hình thái xây dựng,…)

Bản chất của quá trình đô thị hóa là quá trình chuyển dịch lao động từ hoạt động sơ khai nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên như nông, lâm nghiệp, khai khoáng trên diện tích rộng khắp toàn quốc sang những hoạt động tập trung hơn như công nghiệp chế biến, sản xuất, xây dựng cơ bản, vận tải, sửa chữa, TMDV, tài chính, văn hóa-xã hội, khoa học – kỹ thuật,…hay nói cách khác là chuyển dịch từ hoạt động nông nghiệp phân tán sang hoạt động phi nông nghiệp tập trung trên một địa bàn thích hợp gọi là đô thị [15, trang 1].

Quá trình đô thị hóa sẽ làm cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm, nông nghiệp trở thành ngành có thu nhập thấp, do đó sẽ có một lượng lớn lao động chuyển sang lĩnh vực TMDV. Mặt khác, đô thị hóa cũng đi kèm theo sự hình thành các khu đô thị mới, các khu công nghiệp mới. Điều này thu hút dân cư và lao động từ nông thôn và các vùng lân cận đến sinh sống và làm việc trong các khu công nghiệp, do vậy các TTTM sẽ hình thành và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Đồng thời quá trình đô thị hóa cũng sẽ làm thay đổi nếp sống của dân cư, thay đổi thói quen tiêu dùng,…

Như vậy, quá trình đô thị hóa một mặt sẽ làm gia tăng số lượng lao động và cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực TMDV đồng thời đời sống hiện đại của đô thị là nhân tố góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành TMDV cả về chất lượng và số lượng.

1.3.6. Vốn đầu tư kinh doanh ngành thương mại dịch vụ

cho nền kinh tế (giá trị của những tài sản mua đi bán lại giữa các thực thể kinh tế với nhau không được coi là đầu tư đối với nền kinh tế). Vì vậy, có những trường hợp đối với một cá nhân, hoặc của một tổ chức nào đó là đầu tư, nhưng xét trên phạm vi toàn nền kinh tế thì đó không phải là đầu tư nếu quá trình đầu tư đó không tạo thêm tài sản mới.

Vốn đầu tư là toàn bộ các chi phí bỏ ra để thực hiện mục đích đầu tư. Như vậy theo quan điểm kinh tế vĩ mô, vốn đầu tư trong kinh tế bao gồm ba nội dung chính là: Vốn đầu tư làm tăng tài sản cố định; Vốn đầu tư tài sản lưu động và Vốn đầu tư vào nhà ở.

Từ thực trạng và yêu cầu phát triển thị trường, ngành TMDV cần có chính sách, giải pháp phát triển vốn đầu tư thích hợp ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh TMDV nâng cao khả năng cạnh tranh, mặt khác đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật TMDV, tạo điều kiện mở rộng giao lưu hàng hóa và phát triển thị trường.

Đầu tư cho TMDV có thể từ nhiều nguồn vốn: nguồn vốn ngân sách, vốn đầu tư nước ngoài, vốn vay của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, vốn huy động của các doanh nghiệp và tư nhân. Vì vậy, cần có chính sách và giải pháp thu hút, sử dụng vốn thích hợp với từng nguồn vốn trong quá trình tổ chức thực hiện qui hoạch, kế hoạch phát triển TMDV. Tập trung đẩy nhanh quá trình phát triển thị trường vốn dài hạn, trung hạn, ngắn hạn và thị trường chứng khoán, hoàn thiện cơ chế tín dụng, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp TMDV thuộc mọi thành phần kinh tế đều tự do tham gia vào vòng luân chuyển vốn của xã hội và huy động mọi tiềm năng về vốn thị trường theo qui định của pháp luật.

Đối với các công trình và các dịch vụ hỗ trợ thương mại cần đầu tư vốn với qui mô lớn như các trung tâm đầu mối giao dịch thương mại, TTTM nhập khẩu và phân phối hàng nhập khẩu, hệ thống tổng kho ở các vùng sản xuất tập trung hoặc các bến cảng, các trung tâm giới thiệu và bán hàng Việt Nam; hoặc các công trình ở các vùng khó khăn như đầu tư xây dựng chợ đầu nguồn ở thị trường nông thôn, ở các trung tâm cụm xã miền núi, các cửa hàng TMDV nhà nước và hợp tác xã TMDV ở

vùng cao, hải đảo, vùng sâu, vùng xa,…cần được xem như các cơ sở hạ tầng cho hoạt động TMDV của xã hội.

Trong thời gian qua, đầu tư cho TMDV thiếu sự tập trung, vốn của doanh nghiệp thương mại bình quân thấp. Do đó, đi đôi với tổ chức lại doanh nghiệp thương mại, nhà nước phải tập trung đầu tư vốn để hình thành các doanh nghiệp thương mại nhà nước có qui mô lớn, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và cả thị trường nước ngoài, tăng cường năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

1.3.7. Thông tin và công nghệ thông tin đối với hoạt động thương mại dịch vụ

Khái niệm về thông tin đã được giải thích nhiều nhưng khó có một định nghĩa tổng quát. The Le Moigne (1978): “Thông tin là một đối tượng đã được chỉnh dạng, nó được tạo ra bởi con người đang là đại diện cho một kiểu sự kiện mà người đó có thể nhận thức và xác định được trong thực tế”. Còn theo từ điển Oxford English Dictionary, thông tin là “điều mà người ta đánh giá hoặc nói đến; là tri thức, tin tức” và “sự chuyển giao thông tin làm tăng thêm sức mạnh của con người”.

Ở Việt Nam, khái quốc tế. Hiện tại, đây là văn bản duy nhất đưa ra cách hiểu về TMDVQT thông qua bốn phương thức cung ứng dịch vụ niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993; “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại – chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”.

Thông tin và CNTT ngày nay đã trở thành một trong những công cụ rất quan trọng và hữu ích đối với sự phát triển của các ngành kinh tế nói chung và ngành TMDV nói riêng.

Sự hoạt động của ngành TMDV chịu sự tác động mạnh mẽ bởi hệ thống thông tin liên lạc, bao gồm nhiều ngành như: mạng lưới bưu chính viễn thông, truyền than, truyền hình, Internet,…Trong nền KTTT, sự phát triển của hệ thống thông tin liên lạc có tác dụng to lớn vừa tạo điều kiện cho các chủ thể kinh doanh nắm bắt nhanh chóng, chính xác về nhu cầu, thị hiếu, giá cả, mẫu mã, chất lượng, qui cách sản phẩm trên thị trường để có những ứng xử kịp thời, hiệu quả vừa có tác

dụng định hướng sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.

Trong hoạt động TMDV, các nhà quản lý đã nhận thấy rằng thông tin là nguồn sức mạnh, đảm bảo thắng lợi trong cạnh tranh. Thông tin giúp cho họ có khả năng vượt trước các đối thủ cạnh tranh của mình ở những thời điểm cạnh tranh quyết liệt, đặc biệt khi tham gia thị trường mới hoặc đưa ra những sản phẩm mới. Nếu không có thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời để phục vụ công việc xử lý, điều hành thì tình huống mất khả năng kiểm soát, mất khả năng điều khiển có thể xảy ra và sẽ đem lại những tổn thất.

Cùng với việc ứng dụng CNTT ngày càng rộng rãi trong các lĩnh vực kinh doanh, Internet đã và đang được áp dựng mạnh mẽ vào lĩnh vực TMDV. Một trong những ứng dụng CNTT phổ biến nhất trong kinh doanh thương mại là thương mại điện tử. Thương mại điện tử đã giúp cho hoạt động thương mại của các doanh nghiệp được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian gặp mặt giữa doanh nghiệp và khách hàng; các bên có thể tiến hành giao dịch khi ở cách xa nhau, hay nói cách khác là không bị giới hạn về không gian địa lý.

Việc sử dụng thông tin và CNTT nói chung và thương mại điện tử nói riêng đã trở thành một trong những giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp thương mại nâng cao năng lực cạnh tranh để hội nhập và phát triển. Điều đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế nói chung và ngành TMDV nói riêng.

1.3.8. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tê quốc tê với thương mại dịch vụ

Có nhiều quan điểm khác nhau về toàn cầu hóa nhưng quan điểm quan trọng mà ta nhận thấy là toàn cầu hóa không chỉ là quá trình phản ánh sự gia tăng của các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau mà nét quan trọng hơn là phản ánh qui mô của các hoạt động liên quốc gia. Từ đó, ta có thể ra một khái niệm mang tính chất khái quát về toàn cầu hóa: “Toàn cầu hóa là sự gia tăng mạnh mẽ các mối quan hệ gắn kết, tác động phụ thuộc lẫn nhau, là quá trình mở rộng qui mô và cường độ hoạt động giữa các khu vực, các quốc gia các dân tộc trên phạm vi toàn cầu trong sự vận động phát triển”.

văn hóa, xã hội,…Trong các mặt đó thì toàn cầu hóa kinh tế đang là xu thế nổi trội nhất, nó vừa là trung tâm vừa là cơ sở và cũng là động lực thúc đẩy các lĩnh vực khác của xu thế toàn cầu hóa nói chung.

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết các nền kinh tế của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hóa và mở cửa nền kinh tế theo những hình thức khác nhau, từ đơn phương đến song phương, tiểu khu vực/vùng, khu vực, liên khu vực và toàn cầu. Hội nhập kinh tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ. Theo một số nhà kinh tế, tiến trình hội nhập kinh tế được chia thành năm mô hình cơ bản từ thấp đến cao như sau: Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA); Khu vực mậu dịch tự do (FTA); Liên minh thuế quan (CU); Thị trường chung (hay thị trường duy nhất); Liên minh kinh tế - tiền tệ.

Hội nhập kinh tế là điều kiện thuận lợi để mở rộng xuất khẩu và cung ứng các loại dịch vụ trên thị trường các nước thành viên WTO với tư cách là một đối tác bình đẳng, không bị phân biệt đối xử; Thể chế KTTT ở nước ta ngày càng hoàn thiện, môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng thuận lợi, thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước; Chính sách kinh tế, cơ chế quản lý ngày càng minh bạch hơn, môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, khơi dậy những tiềm năng to lớn của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, việc phân bổ nguồn lực sẽ hiệu quả hơn; Tăng trưởng kinh tế sẽ nhanh và bền vững hơn; Nước ta có địa vị bình đẳng với các thành viên khác khi tham gia vào việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu; Phát huy vai trò của nước ta trong các tổ chức khu vực và quốc tế, xây dựng quan hệ đối tác bình đẳng với các nước trên thế giới.

Ngoài ra khi ta mở cửa thị trường rộng hơn, người tiêu dùng trong nước sẽ có thêm sự lựa chọn về hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao, giá cả cạnh tranh; các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào với giá cạnh tranh hơn, dịch vụ hỗ trợ tiện lợi hơn, có chất lượng hơn, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh.

Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập tạo điều kiện mở rộng thị trường hàng hóa và dịch vụ với thuế suất thấp và đỡ bị các hàng rào phi thuế quan ngăn cản nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và các rào cản thương mại và

phi thương mại ngày càng tinh vi. Xu thế này có ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế nói chung và sự phát triển của ngành TMDV nói riêng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN BANG NGA

2.1. Giới thiệu chung về Việt Nam và Liên Bang Nga

2.1.1. Vị trí địa lý, khí hậu, điều kiện tự nhiên

Nga là một nhà nước cộng hòa bán tổng thống, gồm 83 thực thể liên bang với quốc danh hiện tại là Liên Bang Nga, là một quốc gia ở phía bắc lục địa Á-Âu (Châu Á và Châu Âu), trải rộng trên phần lớn phía bắc Âu Á, bao gồm phần lớn khu vực Đông Âu và Bắc Á. Với diện tích 17.075.400 km2, Nga là quốc gia lớn nhất thế giới về tổng diện tích, bao phủ hơn một phần chín diện tích lục địa Trái Đất. Phần Châu Âu của Nga chiếm một phần đáng kể của lục địa Châu Âu, là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động của Nga. Nga cũng bao gồm toàn bộ phần phía Bắc của Châu Á. Nước Nga giáp biên giới với những quốc gia sau (từ tây bắc đến đông nam): Na Uy, Phần Lan, Estonia, Latvia, Litva và Ba Lan, Belarus, Ukraina Gruzia, Azerbaijan, Kazakhstan, Trung Quốc, Mông Cổ, và Bắc Triều Tiên. Nước này cũng có biên giới

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Thúc đẩy thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong bối cảnh mới (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w