Giới thiệu chung về ViệtNam và Liên Bang Nga

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Thúc đẩy thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong bối cảnh mới (Trang 55)

2.1.1. Vị trí địa lý, khí hậu, điều kiện tự nhiên

Nga là một nhà nước cộng hòa bán tổng thống, gồm 83 thực thể liên bang với quốc danh hiện tại là Liên Bang Nga, là một quốc gia ở phía bắc lục địa Á-Âu (Châu Á và Châu Âu), trải rộng trên phần lớn phía bắc Âu Á, bao gồm phần lớn khu vực Đông Âu và Bắc Á. Với diện tích 17.075.400 km2, Nga là quốc gia lớn nhất thế giới về tổng diện tích, bao phủ hơn một phần chín diện tích lục địa Trái Đất. Phần Châu Âu của Nga chiếm một phần đáng kể của lục địa Châu Âu, là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động của Nga. Nga cũng bao gồm toàn bộ phần phía Bắc của Châu Á. Nước Nga giáp biên giới với những quốc gia sau (từ tây bắc đến đông nam): Na Uy, Phần Lan, Estonia, Latvia, Litva và Ba Lan, Belarus, Ukraina Gruzia, Azerbaijan, Kazakhstan, Trung Quốc, Mông Cổ, và Bắc Triều Tiên. Nước này cũng có biên giới biển với Nhật Bản và Hoa Kỳ. [17]

Khí hậu tại Nga thay đổi theo các cùng lãnh thổ. Khí hậu lục địa ẩm bao trùm vùng thảo nguyên nằm trên phần lãnh thổ Châu Âu của nước Nga, từ cận cực bắc của sa mạc Seberia ở phía Nam tới vùng lãnh nguyên ở cực Bắc. Vào mùa đông, khí hậu mát mẻ ở vùng biển Đen và giá lạnh ở vùng sa mạc Seberia. Mùa hè, khí hậu thay đổi từ ấm áp ở vùng thảo nguyên tới mát mẻ ở vùng ven biển Bắc Băng Dương. Nga là một trong những nước trên thế giới có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú bao gồm một lưu trữ lớn dầu khí, gas, than, gỗ, và nhiều loại khoáng sản quý khác.

Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, khu vực Đông Nam Á, ven biển Thái Bình Dương. Việt Nam có đường biên giới đất liền dài 4550 km tiếp

giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Campuchia ở phía Tây; phía Đông giáp với biển Đông. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm không thuần nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau rõ rệt. Khí hậu Việt Nam thay đổi theo mùa và theo vùng từ thấp lên cao, từ bắc vào nam và từ đông sang tây [18].

Là một nước ven biển với 1.000.000 km2 là diện tích biển, nước ta có những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác hải sản, khoáng sản, giao thông vận tải biển, du lịch…Thiên nhiên nước ta đa dạng, tươi đẹp, hấp dẫn, là tài nguyên để phát triển du lịch sinh thái. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng là một nguồn lực để phát triển kinh tế toàn diện.

2.1.2. Điều kiện kinh tê - xã hội

Nga đã trải qua những thay đổi đáng kể kể từ khi Liên bang Xô viết sụp đổ, dịch chuyển từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường. Cải cách kinh tế những năm 1990 đã tư nhân hóa hầu hết các ngành công nghiệp, với ngoại lệ đáng chú ý trong lĩnh vực năng lượng, vận tải, ngân hàng và liên quan đến quốc phòng. Nga là một trong những nhà sản xuất hàng đầu thế giới về khí tự nhiên và dầu mỏ, và cũng là nhà xuất khẩu hàng đầu về kim loại như thép và nhôm chính. Sự phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa của Nga khiến cho kinh tế Nga liên tục bị chịu ảnh hưởng sự biến động bất thường của giá cả toàn cầu.

Một số chỉ tiêu kinh tế của Nga:

- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): 3.862 nghìn tỉ USD (2016) - Tỷ lệ tăng trưởng GDP: -0,2% (2016)

- GDP bình quân đầu người (PPP): 26,900 USD (2016) - GDP – thành phần theo lĩnh vực:

Nông nghiệp: 4,7% Công nghiệp: 32,5% Dịch vụ: 62,1%

- Tỷ lệ thất nghiệp: 5,5%

- Tổng kim ngạch xuất khẩu: 281,9 tỷ USD (2016) - Kim ngạch nhập khẩu: 191,6 tỷ USD (2016)

Theo Ngân hàng Thế giới, sau suy thoái kéo dài, nền kinh tế Nga đã tiếp tục tăng trưởng từ năm 2017 nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, giá dầu tăng và nền tảng vĩ mô vững chắc. Nga là nước đông dân thứ 9 thế giới với 142 triệu người. Số liệu năm 2019 ghi nhận dân số của Nga khoảng 144,4 triệu người, GDP đạt 1689,5 tỷ đô la Mỹ, GNI bình quân đầu người đạt 12260 đô la Mỹ. Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế năm 2020 được dự đoán sẽ chậm lại do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và rớt giá dầu [20].

Theo Báo cáo Kinh tế Nga của Ngân hàng Thế giới, Nga sẽ đối mặt với suy thoái với sự tăng trưởng tiêu cực của hầu hết các ngành trong năm 2020. Đại dịch Covid-19 đã làm giảm doanh thu tài chính và làm suy yếu đồng rúp. Trong 5 tháng đầu năm 2020, ngân sách quốc gia thâm hụt 406,6 tỷ đồng rúp so với thặng dư 1283,3 tỷ đồng rúp cùng kỳ năm ngoái.

COVID-19 cũng ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ ở Nga, chủ yếu trong các ngành giao thông vận tải và du lịch.

Bảng 2: Tình hình xuất khẩu dịch vụ tại Liên Bang Nga từ tháng 12/2018 đến tháng 04/2020

vụ giao thông vận tải và du lịch, tác động tiêu cực của các biện pháp ngăn chặn mà Nga và các nước khác áp dụng từ tháng 1. Trong Quý 1, xuất khẩu dịch vụ giảm mạnh nhất đối với các ngành giao thông vận tải và dịch vụ, giảm tương ứng 18,4% và 7,6% so với Quý 1 năm 2019. Nhập khẩu dịch vụ giảm nhẹ hơn so với xuất khẩu dịch vụ.[21]

Cũng theo Ngân hàng Thế giới, sự phát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhận. Đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Năm 2019, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục cho thấy có nền tảng mạnh và khả năng chống chịu cao, nhờ nhu cầu trong nước và sản xuất định hướng xuất khẩu ở mức rất cao. GDP thực tăng ước khoảng 7% trong năm 2019, tương tự tỉ lệ tăng trưởng năm 2018, là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực.

Theo Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý 3 và 9 tháng đầu năm 2020 của Tổng Cục Thống kê, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2020 ước tính tăng 2,62% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của quý III các năm trong giai đoạn 2011-2020[1]. Dịch Covid-19 được kiểm soát chặt chẽ, nền kinh tế từng bước hoạt động trở lại trong điều kiện bình thường mới nên GDP quý III/2020 tăng trưởng khởi sắc so với quý II/2020, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,93%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,95%; khu vực dịch vụ tăng 2,75%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 0,70%. Về sử dụng GDP quý III năm nay, tiêu dùng cuối cùng tăng 1,19% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 5,79%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,86%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 1,88%.

GDP 9 tháng năm 2020 tăng 2,12% (Quý I tăng 3,68%; quý II tăng 0,39%; quý III tăng 2,62%), là mức tăng thấp nhất của 9 tháng các năm trong giai đoạn 2011-2020[2]. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội, nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì tăng trưởng cho

thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng chống dịch bệnh và sự quyết tâm cao của toàn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự nỗ lực, cố gắng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,84%, đóng góp 13,62% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,08%, đóng góp 58,35%; khu vực dịch vụ tăng 1,37%, đóng góp 28,03%.

Trong những tháng đầu năm 2020, dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại, dịch vụ và xuất nhập khẩu. Khu vực dịch vụ trong 9 tháng đạt mức tăng thấp nhất của cùng kỳ các năm 2011-2020[8]. Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của 9 tháng như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 4,98% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,54 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,68%, đóng góp 0,4 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi giảm 4%, làm giảm 0,14 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 17,03%, làm giảm 0,76 điểm phần trăm.

Về cơ cấu nền kinh tế 9 tháng năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,05%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,16%; khu vực dịch vụ chiếm 42,73%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,06% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2019 là: 13,21%; 33,97%; 42,75%; 10,07%).

Về sử dụng GDP 9 tháng năm 2020, tiêu dùng cuối cùng tăng 0,86% so với cùng kỳ năm 2019; tích lũy tài sản tăng 3,39%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 0,9%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 1,25%.

Tiến trình Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của Việt Nam bắt đầu từ năm 1995 với ba mốc quan trọng nhất: gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và tham gia hiệp định mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và ASEAN+, ký kết và thực hiện Hiệp định thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ năm 2000, trở thành thành viên WTO tháng 1/2007.

Bảng 3: Tổng hợp các FTA của Việt Nam tính đến tháng 09/2020

ST T

FTA Hiện trạng Đối tác

FTA đã có hiệu lực

1 AFTA Có hiệu lực từ năm

1993

10 nước ASEAN

2 ACFTA Có hiệu lực từ năm

2003

ASEAN, Trung Quốc

3 AKFTA Có hiệu lực từ năm

2007

ASEAN, Hàn Quốc

4 AJCEP Có hiệu lực từ năm

2008

ASEAN, Nhật Bản

5 VJEPA Có hiệu lực từ năm

2009

Việt Nam, Nhật Bản

6 AIFTA Có hiệu lực từ năm

2010

ASEAN, Ấn Độ

7 AANZFTA Có hiệu lực từ năm

2010

ASEAN, Úc, New Zealand

8 VCFTA Có hiệu lực từ năm

2014

Việt Nam, Chi Lê

9 VKFTA Có hiệu lực từ năm

2014

Việt Nam, Hàn Quốc VN – EAEU

FTA

Có hiệu lực từ năm 2016

Việt Nam, Nga, Belarus, Amenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan 10 CPTPP (tiền thân là TPP) Có hiệu lực từ 30/12/2018, có hiệu lực tại Việt Nam từ 14/1/2019

Việt Nam, Canada, Mexico, Peru, Chi Lê, New Zealand, Úc, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia

11 AHKFTA Có hiệu lực tại

Hồng Kong, (Trung

Quốc), Lào,

Myanmar, Thái

ASEAN, Hồng Kong (Trung Quốc)

Lan, Singapore và Việt nam từ 11/06/2019 12 EVFTA Có hiệu lực từ 01/08/2020 Việt Nam, EU (27 thành viên) FTA đang đàm phán 13 Hiệp định khu vực về hợp tác kinh tế toàn diện (RCEP ASEAN+6) Khởi động đàm phán tháng 03/2013, hoàn tất đàm phán văn kiện

10 nước ASEAN, Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Ấn Độ

14 Việt Nam – EFTA FTA

Khởi động đàm phán tháng 05/2012

Việt Nam, EFTA (Thụy Sĩ,

Na Uy, Iceland,

Liechtenstein) 15 Việt Nam – Israel Khởi động đàm

phán tháng 12/2015

Việt Nam, Israel

Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập

Với các hiệp định nêu trên, chúng ta đã tạo ra những cơ hội to lớn cho việc thu hút FDI và hoạt động xuất khẩu; qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo thêm việc làm. Mặt khác, các hiệp định này cũng gây ra những thách thức gay gắt cho doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Nếu như đối với việc gia nhập WTO, sức ép lớn nhất về mặt thể chế và dịch vụ thì các hiệp định khu vực mậu dịch tự do (FTA) song phương và khu vực lại gây nhiều sức ép nhất đến thương mại hàng hóa do mức độ cắt giảm thuế sâu rộng trong hiệp định trong ASEAN và một số hiệp định ASEAN+. Minh chứng rõ nhất cho thực tế này là để thực hiện các cam kết WTO ta đã phải sửa đổi, ban hành nhiều luật, pháp lệnh, nghị định liên quan tới các quy định trong nước (thể chế). Thực tế cho thấy thành công của việc tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức phụ thuộc vào thể chế và chính sách cũng như nỗ lực của doanh nghiệp.

Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể. Tác động y tế

ban đầu của dịch bệnh không nghiêm trọng như nhiều quốc gia khác, nhờ có các biện pháp đối phó chủ động ở cả cấp trung ương và địa phương. Kinh tế vĩ mô và tài khóa ổn định với mức tăng trưởng GDP ước đạt 1,8% trong nửa đầu năm 2020, dự kiến đạt 2,8% trong cả năm. Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới không dự báo suy thoái kinh tế, nhưng tốc độ tăng trưởng dự kiến năm nay thấp hơn nhiều so với dự báo trước khủng hoảng là 6-7%. Tuy nhiên, tác động của cuộc khủng hoảng COVID-19 đang diễn ra là khó dự đoán, tùy thuộc vào quy mô và thời gian kéo dài của dịch bệnh. Sức ép lên tài chính công sẽ gia tăng do thu ngân sách giảm xuống trong khi chi ngân sách tăng lên do gói kích cầu được kích hoạt để giảm thiểu tác động của đại dịch đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp.

Nhờ có nền tảng cơ bản tốt và nếu tình hình dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát ở Việt Nam cũng như trên thế giới, kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục vào năm 2021. COVID-19 cũng cho thấy cần phải cải cách mạnh mẽ hơn để giúp kinh tế phục hồi trong trung hạn, như cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy kinh tế số, nâng cao hiệu quả đầu tư công, đây là các nội dung chính mà Việt Nam cần cân nhắc để cải cách nhanh và mạnh hơn [19]

Tại Hội thảo Giao thương trực tuyến: Đẩy mạnh hợp tác thương mại Việt Nam – Liên Bang Nga, theo Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương), Nga có tiềm lực kinh tế, tài chính và công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, năng lượng mới, khai khoáng, tự động hóa, sản xuất công nghiệp, công nghiệp môi trường, công nghiệp hỗ trợ. Còn Việt Nam có những lợi thế lớn về nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, vị trí địa lý thuận lợi. Những thế mạnh của hai nước nếu được kết hợp chặt chẽ sẽ tạo ra những lợi ích to lớn góp phần củng cố hơn nữa quan hệ.

2.1.3. Quan hệ ngoại giao – chính trị giữa Việt Nam và Liên Bang Nga

Ngày Nga thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam là 30/1/1950. Từ năm 1997, hai bên thường xuyên trao đổi các đoàn cấp cao, thể hiện rõ mối quan hệ truyền thống và hợp tác nhiều mặt vốn có.

– Việt đã vượt qua bao thử thách, qua những sự kiện lịch sử của thế kỷ XX và những chuyển biến nhanh chóng trên thế giới và trong quan hệ hai nước. Tuy nhiên, có một điều không thay đổi trong quan hệ hai nước, đó là thái độ tôn trọng, sự chân thành và sự tương trợ lẫn nhau đã trở thành truyền thống. Đây chính là điểm tích cực để Liên bang Nga và Việt Nam có được sự hợp tác không vụ lợi giữa hai đối tác không bao giờ phản bội lẫn nhau”

Cơ sở điều ước pháp lý mới cho quan hệ hợp tác song phương đã được tạo dựng khá đầy đủ. Từ năm 1991 đến 2007 đã có khoảng 50 văn kiện song phương được ký kết. Đặc biệt, hai nước đã thúc đẩy giải quyết dứt điểm thỏa đáng một số vấn đề tồn đọng trong quan hệ từ thời Liên Xô để lại như xử lý nợ của Việt Nam, vấn đề Nga chấm dứt trước thời hạn việc sử dụng quân cảng Cam Ranh. Trên cơ sở quan hệ hữu nghị truyển thống, tin cậy, xuất phát từ quan điểm gần gũi trong nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, Việt Nam và Liên Bang Nga đã và đang phối hợp chặt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Thúc đẩy thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong bối cảnh mới (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w