Thông tin và công nghệ thông tin đối với hoạt động thươngmại dịch vụ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Thúc đẩy thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong bối cảnh mới (Trang 52)

Khái niệm về thông tin đã được giải thích nhiều nhưng khó có một định nghĩa tổng quát. The Le Moigne (1978): “Thông tin là một đối tượng đã được chỉnh dạng, nó được tạo ra bởi con người đang là đại diện cho một kiểu sự kiện mà người đó có thể nhận thức và xác định được trong thực tế”. Còn theo từ điển Oxford English Dictionary, thông tin là “điều mà người ta đánh giá hoặc nói đến; là tri thức, tin tức” và “sự chuyển giao thông tin làm tăng thêm sức mạnh của con người”.

Ở Việt Nam, khái quốc tế. Hiện tại, đây là văn bản duy nhất đưa ra cách hiểu về TMDVQT thông qua bốn phương thức cung ứng dịch vụ niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993; “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại – chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”.

Thông tin và CNTT ngày nay đã trở thành một trong những công cụ rất quan trọng và hữu ích đối với sự phát triển của các ngành kinh tế nói chung và ngành TMDV nói riêng.

Sự hoạt động của ngành TMDV chịu sự tác động mạnh mẽ bởi hệ thống thông tin liên lạc, bao gồm nhiều ngành như: mạng lưới bưu chính viễn thông, truyền than, truyền hình, Internet,…Trong nền KTTT, sự phát triển của hệ thống thông tin liên lạc có tác dụng to lớn vừa tạo điều kiện cho các chủ thể kinh doanh nắm bắt nhanh chóng, chính xác về nhu cầu, thị hiếu, giá cả, mẫu mã, chất lượng, qui cách sản phẩm trên thị trường để có những ứng xử kịp thời, hiệu quả vừa có tác

dụng định hướng sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.

Trong hoạt động TMDV, các nhà quản lý đã nhận thấy rằng thông tin là nguồn sức mạnh, đảm bảo thắng lợi trong cạnh tranh. Thông tin giúp cho họ có khả năng vượt trước các đối thủ cạnh tranh của mình ở những thời điểm cạnh tranh quyết liệt, đặc biệt khi tham gia thị trường mới hoặc đưa ra những sản phẩm mới. Nếu không có thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời để phục vụ công việc xử lý, điều hành thì tình huống mất khả năng kiểm soát, mất khả năng điều khiển có thể xảy ra và sẽ đem lại những tổn thất.

Cùng với việc ứng dụng CNTT ngày càng rộng rãi trong các lĩnh vực kinh doanh, Internet đã và đang được áp dựng mạnh mẽ vào lĩnh vực TMDV. Một trong những ứng dụng CNTT phổ biến nhất trong kinh doanh thương mại là thương mại điện tử. Thương mại điện tử đã giúp cho hoạt động thương mại của các doanh nghiệp được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian gặp mặt giữa doanh nghiệp và khách hàng; các bên có thể tiến hành giao dịch khi ở cách xa nhau, hay nói cách khác là không bị giới hạn về không gian địa lý.

Việc sử dụng thông tin và CNTT nói chung và thương mại điện tử nói riêng đã trở thành một trong những giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp thương mại nâng cao năng lực cạnh tranh để hội nhập và phát triển. Điều đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế nói chung và ngành TMDV nói riêng.

1.3.8. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tê quốc tê với thương mại dịch vụ

Có nhiều quan điểm khác nhau về toàn cầu hóa nhưng quan điểm quan trọng mà ta nhận thấy là toàn cầu hóa không chỉ là quá trình phản ánh sự gia tăng của các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau mà nét quan trọng hơn là phản ánh qui mô của các hoạt động liên quốc gia. Từ đó, ta có thể ra một khái niệm mang tính chất khái quát về toàn cầu hóa: “Toàn cầu hóa là sự gia tăng mạnh mẽ các mối quan hệ gắn kết, tác động phụ thuộc lẫn nhau, là quá trình mở rộng qui mô và cường độ hoạt động giữa các khu vực, các quốc gia các dân tộc trên phạm vi toàn cầu trong sự vận động phát triển”.

văn hóa, xã hội,…Trong các mặt đó thì toàn cầu hóa kinh tế đang là xu thế nổi trội nhất, nó vừa là trung tâm vừa là cơ sở và cũng là động lực thúc đẩy các lĩnh vực khác của xu thế toàn cầu hóa nói chung.

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết các nền kinh tế của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hóa và mở cửa nền kinh tế theo những hình thức khác nhau, từ đơn phương đến song phương, tiểu khu vực/vùng, khu vực, liên khu vực và toàn cầu. Hội nhập kinh tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ. Theo một số nhà kinh tế, tiến trình hội nhập kinh tế được chia thành năm mô hình cơ bản từ thấp đến cao như sau: Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA); Khu vực mậu dịch tự do (FTA); Liên minh thuế quan (CU); Thị trường chung (hay thị trường duy nhất); Liên minh kinh tế - tiền tệ.

Hội nhập kinh tế là điều kiện thuận lợi để mở rộng xuất khẩu và cung ứng các loại dịch vụ trên thị trường các nước thành viên WTO với tư cách là một đối tác bình đẳng, không bị phân biệt đối xử; Thể chế KTTT ở nước ta ngày càng hoàn thiện, môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng thuận lợi, thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước; Chính sách kinh tế, cơ chế quản lý ngày càng minh bạch hơn, môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, khơi dậy những tiềm năng to lớn của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, việc phân bổ nguồn lực sẽ hiệu quả hơn; Tăng trưởng kinh tế sẽ nhanh và bền vững hơn; Nước ta có địa vị bình đẳng với các thành viên khác khi tham gia vào việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu; Phát huy vai trò của nước ta trong các tổ chức khu vực và quốc tế, xây dựng quan hệ đối tác bình đẳng với các nước trên thế giới.

Ngoài ra khi ta mở cửa thị trường rộng hơn, người tiêu dùng trong nước sẽ có thêm sự lựa chọn về hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao, giá cả cạnh tranh; các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào với giá cạnh tranh hơn, dịch vụ hỗ trợ tiện lợi hơn, có chất lượng hơn, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh.

Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập tạo điều kiện mở rộng thị trường hàng hóa và dịch vụ với thuế suất thấp và đỡ bị các hàng rào phi thuế quan ngăn cản nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và các rào cản thương mại và

phi thương mại ngày càng tinh vi. Xu thế này có ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế nói chung và sự phát triển của ngành TMDV nói riêng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN BANG NGA

2.1. Giới thiệu chung về Việt Nam và Liên Bang Nga

2.1.1. Vị trí địa lý, khí hậu, điều kiện tự nhiên

Nga là một nhà nước cộng hòa bán tổng thống, gồm 83 thực thể liên bang với quốc danh hiện tại là Liên Bang Nga, là một quốc gia ở phía bắc lục địa Á-Âu (Châu Á và Châu Âu), trải rộng trên phần lớn phía bắc Âu Á, bao gồm phần lớn khu vực Đông Âu và Bắc Á. Với diện tích 17.075.400 km2, Nga là quốc gia lớn nhất thế giới về tổng diện tích, bao phủ hơn một phần chín diện tích lục địa Trái Đất. Phần Châu Âu của Nga chiếm một phần đáng kể của lục địa Châu Âu, là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động của Nga. Nga cũng bao gồm toàn bộ phần phía Bắc của Châu Á. Nước Nga giáp biên giới với những quốc gia sau (từ tây bắc đến đông nam): Na Uy, Phần Lan, Estonia, Latvia, Litva và Ba Lan, Belarus, Ukraina Gruzia, Azerbaijan, Kazakhstan, Trung Quốc, Mông Cổ, và Bắc Triều Tiên. Nước này cũng có biên giới biển với Nhật Bản và Hoa Kỳ. [17]

Khí hậu tại Nga thay đổi theo các cùng lãnh thổ. Khí hậu lục địa ẩm bao trùm vùng thảo nguyên nằm trên phần lãnh thổ Châu Âu của nước Nga, từ cận cực bắc của sa mạc Seberia ở phía Nam tới vùng lãnh nguyên ở cực Bắc. Vào mùa đông, khí hậu mát mẻ ở vùng biển Đen và giá lạnh ở vùng sa mạc Seberia. Mùa hè, khí hậu thay đổi từ ấm áp ở vùng thảo nguyên tới mát mẻ ở vùng ven biển Bắc Băng Dương. Nga là một trong những nước trên thế giới có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú bao gồm một lưu trữ lớn dầu khí, gas, than, gỗ, và nhiều loại khoáng sản quý khác.

Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, khu vực Đông Nam Á, ven biển Thái Bình Dương. Việt Nam có đường biên giới đất liền dài 4550 km tiếp

giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Campuchia ở phía Tây; phía Đông giáp với biển Đông. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm không thuần nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau rõ rệt. Khí hậu Việt Nam thay đổi theo mùa và theo vùng từ thấp lên cao, từ bắc vào nam và từ đông sang tây [18].

Là một nước ven biển với 1.000.000 km2 là diện tích biển, nước ta có những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác hải sản, khoáng sản, giao thông vận tải biển, du lịch…Thiên nhiên nước ta đa dạng, tươi đẹp, hấp dẫn, là tài nguyên để phát triển du lịch sinh thái. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng là một nguồn lực để phát triển kinh tế toàn diện.

2.1.2. Điều kiện kinh tê - xã hội

Nga đã trải qua những thay đổi đáng kể kể từ khi Liên bang Xô viết sụp đổ, dịch chuyển từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường. Cải cách kinh tế những năm 1990 đã tư nhân hóa hầu hết các ngành công nghiệp, với ngoại lệ đáng chú ý trong lĩnh vực năng lượng, vận tải, ngân hàng và liên quan đến quốc phòng. Nga là một trong những nhà sản xuất hàng đầu thế giới về khí tự nhiên và dầu mỏ, và cũng là nhà xuất khẩu hàng đầu về kim loại như thép và nhôm chính. Sự phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa của Nga khiến cho kinh tế Nga liên tục bị chịu ảnh hưởng sự biến động bất thường của giá cả toàn cầu.

Một số chỉ tiêu kinh tế của Nga:

- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): 3.862 nghìn tỉ USD (2016) - Tỷ lệ tăng trưởng GDP: -0,2% (2016)

- GDP bình quân đầu người (PPP): 26,900 USD (2016) - GDP – thành phần theo lĩnh vực:

Nông nghiệp: 4,7% Công nghiệp: 32,5% Dịch vụ: 62,1%

- Tỷ lệ thất nghiệp: 5,5%

- Tổng kim ngạch xuất khẩu: 281,9 tỷ USD (2016) - Kim ngạch nhập khẩu: 191,6 tỷ USD (2016)

Theo Ngân hàng Thế giới, sau suy thoái kéo dài, nền kinh tế Nga đã tiếp tục tăng trưởng từ năm 2017 nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, giá dầu tăng và nền tảng vĩ mô vững chắc. Nga là nước đông dân thứ 9 thế giới với 142 triệu người. Số liệu năm 2019 ghi nhận dân số của Nga khoảng 144,4 triệu người, GDP đạt 1689,5 tỷ đô la Mỹ, GNI bình quân đầu người đạt 12260 đô la Mỹ. Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế năm 2020 được dự đoán sẽ chậm lại do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và rớt giá dầu [20].

Theo Báo cáo Kinh tế Nga của Ngân hàng Thế giới, Nga sẽ đối mặt với suy thoái với sự tăng trưởng tiêu cực của hầu hết các ngành trong năm 2020. Đại dịch Covid-19 đã làm giảm doanh thu tài chính và làm suy yếu đồng rúp. Trong 5 tháng đầu năm 2020, ngân sách quốc gia thâm hụt 406,6 tỷ đồng rúp so với thặng dư 1283,3 tỷ đồng rúp cùng kỳ năm ngoái.

COVID-19 cũng ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ ở Nga, chủ yếu trong các ngành giao thông vận tải và du lịch.

Bảng 2: Tình hình xuất khẩu dịch vụ tại Liên Bang Nga từ tháng 12/2018 đến tháng 04/2020

vụ giao thông vận tải và du lịch, tác động tiêu cực của các biện pháp ngăn chặn mà Nga và các nước khác áp dụng từ tháng 1. Trong Quý 1, xuất khẩu dịch vụ giảm mạnh nhất đối với các ngành giao thông vận tải và dịch vụ, giảm tương ứng 18,4% và 7,6% so với Quý 1 năm 2019. Nhập khẩu dịch vụ giảm nhẹ hơn so với xuất khẩu dịch vụ.[21]

Cũng theo Ngân hàng Thế giới, sự phát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhận. Đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Năm 2019, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục cho thấy có nền tảng mạnh và khả năng chống chịu cao, nhờ nhu cầu trong nước và sản xuất định hướng xuất khẩu ở mức rất cao. GDP thực tăng ước khoảng 7% trong năm 2019, tương tự tỉ lệ tăng trưởng năm 2018, là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực.

Theo Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý 3 và 9 tháng đầu năm 2020 của Tổng Cục Thống kê, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2020 ước tính tăng 2,62% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của quý III các năm trong giai đoạn 2011-2020[1]. Dịch Covid-19 được kiểm soát chặt chẽ, nền kinh tế từng bước hoạt động trở lại trong điều kiện bình thường mới nên GDP quý III/2020 tăng trưởng khởi sắc so với quý II/2020, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,93%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,95%; khu vực dịch vụ tăng 2,75%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 0,70%. Về sử dụng GDP quý III năm nay, tiêu dùng cuối cùng tăng 1,19% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 5,79%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,86%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 1,88%.

GDP 9 tháng năm 2020 tăng 2,12% (Quý I tăng 3,68%; quý II tăng 0,39%; quý III tăng 2,62%), là mức tăng thấp nhất của 9 tháng các năm trong giai đoạn 2011-2020[2]. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội, nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì tăng trưởng cho

thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng chống dịch bệnh và sự quyết tâm cao của toàn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự nỗ lực, cố gắng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,84%, đóng góp 13,62% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,08%, đóng góp 58,35%; khu vực dịch vụ tăng 1,37%, đóng góp 28,03%.

Trong những tháng đầu năm 2020, dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại, dịch vụ và xuất nhập khẩu. Khu vực dịch vụ trong 9 tháng đạt mức tăng thấp nhất của cùng kỳ các năm 2011-2020[8]. Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của 9 tháng như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 4,98% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,54 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,68%, đóng góp 0,4 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi giảm 4%, làm giảm 0,14 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 17,03%, làm giảm 0,76 điểm phần trăm.

Về cơ cấu nền kinh tế 9 tháng năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Thúc đẩy thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong bối cảnh mới (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w