cho nền kinh tế (giá trị của những tài sản mua đi bán lại giữa các thực thể kinh tế với nhau không được coi là đầu tư đối với nền kinh tế). Vì vậy, có những trường hợp đối với một cá nhân, hoặc của một tổ chức nào đó là đầu tư, nhưng xét trên phạm vi toàn nền kinh tế thì đó không phải là đầu tư nếu quá trình đầu tư đó không tạo thêm tài sản mới.
Vốn đầu tư là toàn bộ các chi phí bỏ ra để thực hiện mục đích đầu tư. Như vậy theo quan điểm kinh tế vĩ mô, vốn đầu tư trong kinh tế bao gồm ba nội dung chính là: Vốn đầu tư làm tăng tài sản cố định; Vốn đầu tư tài sản lưu động và Vốn đầu tư vào nhà ở.
Từ thực trạng và yêu cầu phát triển thị trường, ngành TMDV cần có chính sách, giải pháp phát triển vốn đầu tư thích hợp ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh TMDV nâng cao khả năng cạnh tranh, mặt khác đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật TMDV, tạo điều kiện mở rộng giao lưu hàng hóa và phát triển thị trường.
Đầu tư cho TMDV có thể từ nhiều nguồn vốn: nguồn vốn ngân sách, vốn đầu tư nước ngoài, vốn vay của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, vốn huy động của các doanh nghiệp và tư nhân. Vì vậy, cần có chính sách và giải pháp thu hút, sử dụng vốn thích hợp với từng nguồn vốn trong quá trình tổ chức thực hiện qui hoạch, kế hoạch phát triển TMDV. Tập trung đẩy nhanh quá trình phát triển thị trường vốn dài hạn, trung hạn, ngắn hạn và thị trường chứng khoán, hoàn thiện cơ chế tín dụng, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp TMDV thuộc mọi thành phần kinh tế đều tự do tham gia vào vòng luân chuyển vốn của xã hội và huy động mọi tiềm năng về vốn thị trường theo qui định của pháp luật.
Đối với các công trình và các dịch vụ hỗ trợ thương mại cần đầu tư vốn với qui mô lớn như các trung tâm đầu mối giao dịch thương mại, TTTM nhập khẩu và phân phối hàng nhập khẩu, hệ thống tổng kho ở các vùng sản xuất tập trung hoặc các bến cảng, các trung tâm giới thiệu và bán hàng Việt Nam; hoặc các công trình ở các vùng khó khăn như đầu tư xây dựng chợ đầu nguồn ở thị trường nông thôn, ở các trung tâm cụm xã miền núi, các cửa hàng TMDV nhà nước và hợp tác xã TMDV ở
vùng cao, hải đảo, vùng sâu, vùng xa,…cần được xem như các cơ sở hạ tầng cho hoạt động TMDV của xã hội.
Trong thời gian qua, đầu tư cho TMDV thiếu sự tập trung, vốn của doanh nghiệp thương mại bình quân thấp. Do đó, đi đôi với tổ chức lại doanh nghiệp thương mại, nhà nước phải tập trung đầu tư vốn để hình thành các doanh nghiệp thương mại nhà nước có qui mô lớn, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và cả thị trường nước ngoài, tăng cường năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp.