Quy trình quản trị rủi rotín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam– Chi nhánh Nam Thăng Long (Trang 33 - 38)

Hình 1.2: Quy trình quản trị rủi ro tín dụng

(Nguồn: Nguyễn Minh Kiều,2009)

a) Nhận diện rủi ro tín dụng

Nhận diện rủi ro tín dụng là quá trình xác định các mối đe dọa mà Ngân hàng phải đối mặt đối với việc cấp tín dụng hay nói cách khác đó chính là quá trình tìm kiếm thông tin để trả lời cho được câu hỏi khi nào, ở đâu, tại sao và làm thế nào mà những rủi ro có thể xảy ra đối với các khoản tín dụng đã cấp. Để trả lời được các câu hỏi này, đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải thu thập thông tin liên quan đến khách hàng và môi trường kinh doanh, cần đặt hoạt động kinh doanh của khách hàng và dự án trong mối quan hệ tương tác với cộng đồng và môi trường để có thể xác định được những mối đe dọa đối với doanh nghiệp hay dự án và gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng. Việc xác định rủi ro là tiền đề để phân tích và đánh giá rủi ro đối với việc cấp tín dụng của Ngân hàng và đồng thời cung cấp thông tin giúp cho cán bộ tín dụng có thể đưa ra cách lựa chọn xử lý rủi ro. Một hệ

thống quản trị rủi ro có hiệu lực, hiệu quả phải là hệ thống có khả năng nhận biết toàn diện và đầy đủ các rủi ro hiện hữu trong tín dụng. Để nắm được tình hình rủi ro tín dụng của danh mục tín dụng, Ngân hàng cần xác định rõ l do rủi ro tín dụng là gì? Do đánh giá tín dụng chưa tốt? Do sự thoái trào trong kinh doanh? Do gian lận?. Việc nhận diện rủi ro tín dụng là một hoạt động xuyên suốt trong quá trình thẩm định và đóng vai trò quan trọng bởi nó là tiền đề giúp cho Ngân hàng có thể đưa ra quyết định có nên cấp tín dụng cho doanh nghiệp hay không. Các phương pháp sử dụng để nhận diện rủi ro bao gồm:dựa vào khả năng bản thân cán bộ tín dụng, sử dụng bảng hỏi, sử dụng dữ kiện trong quá khứ, tham khảo kiến chuyên gia. Thông tin giúp cho Ngân hàng có thể nhận diện rủi ro tín dụng là các thông tin về môi trường vi mô, vĩ mô, các thông tin về hoạt động ngành. Nói tóm lại tất cả các thông tin có ảnh hưởng đến doanh nghiệp và dự án mà Ngân hàng có thể thực hiện cấp tín dụng sẽ được Ngân hàng thu thập để phục vụ cho việc nhận diện rủi ro này. Trong quá trình nhận diện đòi hỏi tư duy và kinh nghiệm của các cán bộ, nó cũng phụ thuộc rất nhiều vào độ tin cậy và chính xác của thông tin thu thập được.

Bảng 1.1: Dấu hiệu khoản cho vay có vấn đề và chính sách cho vay kém hiệu quả

Các dấu hiệu nhận biết một khoản cho vay có vấn đề

Các dấu hiệu nhận biết chính sách cho vay kém hiệu quả của ngân hàng

- Thanh toán các khoản tiền vay không đúng kì kế hoạch.

- Kỳ hạn của khoản cho vay bị thay đổi liên tục.

- Yêu cầu gia hạn nợ kém hiệu quả.

- Lãi suất cao bất thường (cố gắng bù đắp rủi ro cao)

- Sự tích tụ bất thường của các khoản phải thu và hàng tồn kho của khách hàng. - Tỷ lệ đòn bẩy nợ trên vốn cổ phần tăng

- Sự đánh giá không chính xác về rủi ro của khách hàng.

- Cho vay dựa trên các sự kiện bất thường có thể xảy ra trong tương lai. - Cho vay do khách hàng hứa duy trì một khoản tiền gửi lớn.

- Không xác định rõ kế hoạch hoàn trả đối với từng khoản vay.

- Hồ sơ tín dụng không đầy đủ.

- Thất lạc các tài liệu (đặc biệt là các BCTC)

- Tài sản thế chấp không đủ tiêu chuẩn - Trông chờ việc đánh giá lại tài sản sản phẩm để tăng VCSH

- Không có báo cáo dự báo về dòng tiền - Nguồn trả nợ của khách hàng phụ thuộc vào nguồn vốn bất thường

thành viên trong nội bộ ngân hàng (nhân viên, giám đốc hay các cổ đông)

- Cung cấp tín dụng lớn cho các khách hàng không thuộc thị trường của ngân hàng.

- Cho vay để tài trợ các hoạt động đầu cơ

- Thiếu nhạy cảm với môi trường kinh tế đang có thay đổi

(Nguồn: Peter S.Rose, Quản trị NHTM)

Các ngân hàng luôn có đủ nguồn lực và khả năng để nhận diện các khoản cho vay có vấn đề, nhiệm vụ tiếp theo của ngân hàng là làm thế nào để đo lườngđược rủi ro để có biện pháp trích lập dự phòng hợp lý vừa đảm bảo được nguồn bù đắp rủi ro, vừa không lãng phí nguồn vốn để thực hiện đầu tư.

b) Phân tích rủi ro tín dụng

Phân tích rủi ro tín dụng liên quan đến việc xem xét các nguồn gốc rủi ro, hậu quả của rủi ro đối với hoạt động của doanh nghiệp và qua đó ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Các yếu tố rủi ro trong bước nhận diện sẽ được xác định về hậu quả và khả năng có thể xảy ra trong bước phân tích rủi ro. Mục đích của bước này là giúp cho toàn bộ bộ máy quản trị rủi ro hiểu chính xác và nhất quán nguy cơ rủi ro đã xác định, phân tích nguyên nhân và lượng hóa mức độ rủi ro có thể xảy ra đối với Ngân hàng.

Như vậy, dựa trên quá trình phân tích rủi ro Ngân hàng sẽ phải tính toán đến khả năng xảy ra những nguy cơ đối với Ngân hàng và đánh giá tác động hay hiệu quả của nó. Tác động của rủi ro được lượng hóa bằng cách lấy chi phí phát sinh xảy ra sự kiện nhân với xác suất sự kiện đó. Quy trình chung của việc phân tích rủi ro là:

- Nhận dạng các hiểm họa và tổn thất tiềm năng có thể xảy ra đối với các khoản cấp tín dụng.

- Nhận dạng rủi ro và xếp hạng mức độ nghiêm trọng của các rủi ro. - Nhận dạng nguyên nhân và xếp hạng khả năng xảy ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi hoàn thành các việc này, có thể lập ma trận rủi ro như sau để xác định mức độ rủi ro của khoản vay.

Mức độ rủi ro = Khả năng xảy ra rủi ro * Mức độ nghiêm trọng

Mức độ nghiêm trọng Khả năng xảy ra Rất kho xảy ra Hiếm khi Thỉnh thoảng Có thẻ xảy ra Thường xuyên Không đáng kể 1 2 3 4 5 Ít 2 4 6 8 10 Nhiều 3 6 9 12 15 Nghiêm trọng 4 8 12 16 20 Thảm khốc 5 10 15 20 25 1-3: Rủi ro rất thấp 4-6: Rủi ro thấp

8-10: Rủi ro trung bình 12-25: Rủi ro cao

(Nguồn: Nguyễn Minh Kiều,2009)

c) Đánh giá rủi ro tín dụng

Đánh giá rủi ro là sử dụng những hiểu biết về nguy cơ rủi ro tín dụng có thể xảy ra trên cơ sở phân tích và ra các quyết định về các hành động trong tương lai. Việc đưa ra các quyết định phụ thuộc vào khả năng chịu đựng rủi ro của Ngân hàng trước những tổn thất có thể xảy ra. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ phân tích và nhận định của cán bộ tín dụng về sự không chắc chắn của những rủi ro mà có thể quyết định thực hiện phân tích thêm để hỗ trợ cho việc ra quyết định. Mục đích của khâu này là giúp bộ máy quản trị rủi ro nắm được tình trạng rủi ro của Ngân hàng diễn biến theo thời gian như thế nào?

Chúng ta thấy rằng nguồn lực Ngân hàng thì có hạn trong khi số lượng các rủi ro tiềm ẩn là rất lớn. Do đó sau khi đã lập được danh sách các rủi ro tín dụng tiềm ẩn và khả năng xảy ra các rủi ro, Ngân hàng sẽ xếp hạng rủi ro theo mức độ ưu

tiên ứng phó. Để thực hiện việc xếp hạng rủi ro, Ngân hàng thông thường sẽ cho điểm đối với từng rủi ro cả về xác suất và mức độ ảnh hưởng của rủi ro. Việc đánh giá rủi ro phụ thuộc vào các rủi ro tương tự đã xảy ra trong quá khứ hoặc kinh nghiệm về quản trị rủi ro của Ngân hàng trong quá trình tồn tại và hoạt động tín dụng của mình để đưa ra hướng giải quyết.

Khả năng xảy ra

Thường xuyên

Rất khó xảy ra

Hành động nếu hiệu

quả về chi phí Hành động ngay

Không cần hành động Yêu cầu hành động

Không đáng kể Thảm khốc

Mức độ nghiêm trọng

Hình 1.3: Thứ tự ưu tiên giải quyết rủi ro

(Nguồn: Nguyễn Minh Kiều,2009)

d) Xử lý rủi ro tín dụng

Sau khi xác định được tất cả những tổn thất nếu như rủi ro xảy ra, tùy vào khả năng chịu đựng mà mỗi Ngân hàng sẽ đưa ra cách xử lý cho phù hợp. Có những cách xử lý sau: có thể là tránh né rủi ro, chuyển giao, san sẻ rủi ro cho bên thứ ba hoặc chấp nhận rủi ro trong điều kiện cho phép.

Chấp nhận rủi ro: tức Ngân hàng đồng ý thực hiện cấp tín dụng và sẽ đưa ra những biện pháp quản lý để hạn chế rủi ro tín dụng như:

- Xác định các mục tiêu và thiết lập chính sách tín dụng. - Phân tích và thẩm định tín dụng.

- Xếp hạng tín dụng. - Chấm điểm tín dụng.

- Bảo đảm tín dụng.

- Lập quỹ dự phòng tín dụng

San sẻ rủi ro cho bên thứ 3: Tức là Ngân hàng với khả năng chịu đựng rủi ro có hạn sẽ liên kết với Ngân hàng khác thực hiện đồng tài trợ cho khoản vay. Hoặc trong trường hợp Ngân hàng thực hiện cho vay nhưng e ngại trong trường hợp rủi ro xảy ra sẽ dẫn đến thiệt hại lớn cho Ngân hàng thì lúc đó Ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp thực hiện mua bảo hiểm đối với tài sản hình thành từ vốn vay. Điều này đặc biệt phổ biến ở cho vay các dự án mà tài sản đảm bảo là tài sản hình thành từ vốn vay, chẳng hạn như mua bảo hiểm cho tuabin đối với các dự án nhà máy thủy điện…

Chuyển giao rủi ro: trong trường hợp khoản vay có rủi ro quá cao vượt khả năng chịu đựng của Ngân hàng thì Ngân hàng sẽ chuyển rủi ro cho các chủ thể khác bằng cách bán khoản cho vay này cho các Ngân hàng lớn khác hoặc một trung gian tài chính khác để hưởng hoa hồng phí.

Né tránh rủi ro: tức là Ngân hàng từ chối cấp tín dụng cho khách hàng nếu xét thấy rủi ro tín dụng có thể quá lớn và vượt khả năng chịu đựng của Ngân hàng.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam– Chi nhánh Nam Thăng Long (Trang 33 - 38)