Trước hết, hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cần được xem là một nhân tố then chốt để phát triển hoạt động tín dụng của Ngân hàng một cách bền vững.
Trong những năm qua, hoạt động tín dụng của nhiều NHTM Việt Nam cũng như VietinBank Nam Thăng Long có mức tăng trưởng khá cao. Sự tăng trưởng tín dụng luôn kéo theo sự gia tăng tương ứng của rủi ro tín dụng. Nếu không được kiểm soát tốt, rủi ro tín dụng chắc chắn sẽ tác động xấu đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng và hạn chế việc mở rộng hoạt động tín dụng. Chính vì thế, Ngân hàng cần phải xác định hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro là một nhân tố quyết định để đảm bảo sự cân bằng giữa tăng trưởng về mặt lượng với mặt chất của hoạt động tín dụng, góp phần duy trì và phát triển hoạt động tín dụng một cách bền vững, đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Hiện tại, Chi nhánh đang thắt chặt quá trình quản trị rủi ro tín dụng bao gồm từ khâu thẩm định đến khâu giám sát, thu hồi nợ đối với khách hàng. Bên cạnh việc tăng trường tín dụng phải đi đôi với việc đảm bảo chất lượng tín dụng tốt và hiệu quả.
Ban giám đốc VietinBank Nam Thăng Long dựa trên các chỉ tiêu kế hoạch giao của NHTMCPCTVN để phân bổ kế hoạch chi tiết đến từng phòng/tổ/cán bộ nghiệp vụ đảm bảo việc triển khai thực hiện và định hướng một số nhiệm vụ cơ bản trong quản lý rủi ro tín dụng đối với KHDN như sau:
- Tận dụng cơ hội về uy tín, thương hiệu VietinBank, ưu thế về nguồn vốn và lãi suất, đẩy mạnh cho vay, mở rộng mạng lưới khách hàng một cách có chọn lọc, gia tăng thị phần hoạt động đảm bảo đạt kế hoạch Trụ sở chính giao. Đối với khối các đơn vị xuất nhập khẩu dựa trên danh sách các đơn vị mới trên địa bàn để tiếp cận. Ngoài ra, Chi nhánh cũng dựa vào danh sách khai thác được từ các nguồn khác nhau như Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội, của bảo hiểm xã hội và các chi cục hải quan để có thể tiếp cận với các đơn vị và doanh nghiệp vừa và nhỏ để cấp tín dụng. Tuy nhiên chú trọng đến việc sàng lọc và phân tích doanh nghiệp để đi đến quyết định cấp tín dụng đảm bảo an toàn và hiệu quả.
- Hoàn thiện quy trình tín dụng và tăng cường sự giám sát của lãnh đạo phòng đối với cán bộ quan hệ khách hàng từ khâu tiếp xúc, thu thập thông tin đến khâu thẩm định và giám sát vốn vay khách hàng.
- Nâng cao chất lượng công tác phân tích, đánh giá, dự báo thông qua nắm bắt kịp thời các thông tin kinh tế, thị trường để có định hướng tín dụng cụ thể đối với từng nhóm hàng, ngành hàng, mở rộng tín dụng, dịch vụ Ngân hàng ở từng khối khách hàng..
- Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng, thẩm định dự án, phương án vay vốn, tăng cường công tác quản lý khách hàng, thường xuyên giám sát, phân loại, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng để kịp thời tái cấu trúc và rút giảm dư nợ đối với khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
- Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ theo hướng nâng cao cả về chất lượng và số lượng. Nâng cao vai trò gương mẫu của đội ngũ lãnh đạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn và tư tưởng đạo đức cho từng cán bộ, phát huy vai trò của từng cá nhân trong việc đóng góp cho sự phát triển chung của VietinBank Nam Thăng Long.
- Tập trung đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng ngắn hạn, tăng trưởng tín dụng với khách hàng tốt, khách hàng truyền thống có quan hệ tín dụng uy tín, khách hàng tiềm năng, tăng trưởng tín dụng an toàn hiệu quả và bền vững.
- Tăng tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm trên tổng dư nợ cho vay KHDN. Tăng cường sự giám sát tín dụng đối với các nhóm khách hàng liên quan, khách hàng vay tín chấp.
- Củng cố và duy trì công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ để kịp thời phát hiện và sửa chữa những sai sót trong nghiệp vụ và ngăn chặn các hành vi, vi phạm quy
định và vi phạm pháp Luật. Ngoài việc phối hợp chặt chẽ với bộ phận kiểm tra nội bộ tại Chi nhánh, các phòng nghiệp vụ phải chủ động tự kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động theo nội dung công việc của phòng, tuân thủ các quy trình nghiệp vụ theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015.
3.2.Giải pháp hoàn thiệnquản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long