Giai đoạn đầu (07/1998-1990)
Theo QĐ số 53/HĐBT về việc đổi mới tổ chức và hoạt động ngân hàng theo mô hình ngân hàng 2 cấp và thành lập các ngân hàng chuyên doanh, tháng 7 năm 1998 Ngân hàng Công Thương Việt Nam (NHCTVN) – Incombank được thành lập và đi vào hoạt động trên cơ sở tách ra từ 1 bộ phận của NHNN.
Giai đoạn 2 (1991-1996)
Tháng 10/1990 pháp lệnh NHNN và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và Công ty Tài chính có hiệu lực thi hành đánh dấu bước phân định rõ chức năng của NHNN và Ngân hàng Kinh doanh, ngày 14/11/1990, chủ tịch HĐBT đã ký Quyết định số 402/QĐ thành lập tại NHCTVN, khẳng định NHCTVN là một Ngân hàng Thương mại có các thành viên và các Chi nhánh hạch toán phụ thuộc, một pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập.
Giai đoạn 3 (09/1996 – đến nay)
NHCTVN được tổ chức lại theo mô hình Tổng công ty Nhà nước theo QĐ số 285/QĐ-NH5 ngày 21/09/1996 của Thống đốc NHNN. Tháng 10/1998, Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành. Về cơ bản mô hình tổ chức và quản trị điều hành của NHCTVN không thay đổi.
Từ năm 2001, NHCTVN tiếp tục đổi mới toàn diện hoạt động kinh doanh, tổ chức quản lý, quy trình nghiệp vụ hiện đại hóa ngân hàng, phát triển sản phẩm dịch vụ theo đề án cơ cấu lại NHCTVN được chính phủ phê duyệt, nhằm chuẩn bị cho
tiến trình hội nhập trong khu vực quốc tế. Tiếp đó, ngày 27/02/2001, theo Quyết định số 018/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Hội đồng quản trị NHCTVN, thành lập Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Quận Cầu Giấy trên cơ sở tách ra từ Chi nhánh NHCT Ba Đình và Chi nhánh chính thức đi vào hoạt động ngày 28/03/2001. Ngày mới thành lập tổng vốn huy động là 128 tỷ đồng, trong đó dư nợ tín dụng là 250 tỷ đồng.
Năm 2008, NHCT Việt Nam thay đổi tên gọi thương mại từ Incombank thành Vietinbank, chính thức vào ngày 15/04/2008 (do trùng tên với 1 NHTM của Đức) để tiện cho việc giao dịch kinh doanh trên thị trường quốc tế. Theo đó, ngày 03/04/2008, căn cứ Quyết định số 120/HĐQT-NHCT1 của Hội đồng quản trị NHCT Việt Nam về thay đổi tên gọi của chi nhánh NHCT Quận Cầu Giấy thành Ngân hàng Công Thương VN – Chi nhánh Nam Thăng Long, chính thức được thi hành từ ngày 15/04/2008. Có sự thay đổi tên gọi của Chi nhánh là do nhận định của Ban Lãnh đạo, theo định hướng phát triền mới của Chi nhánh, do vị trí địa lý, xu hướng phát triển …. 2.1.2. Mô hình tổ chức G i á m Đ ố c G i á m Đ ố c P h ò n g T ổ c h ứ c h à n h c h í n h P h ò n g T ổ c h ứ c h à n h c h í n h
Hình 2.1: Mô hình tổ chức của Vietinbank Nam Thăng Long
(Nguồn: Phòng Tổng hợp Vietinbank Nam Thăng Long)
Ban Giám đốc: Gồm Giám đốc và 04 Phó Giám đốc. Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất và phụ trách chung về các hoạt động của Chi nhánh đồng thời phụ trách Phòng Tổng hợp, Phòng Tổ chức hành chính. Vietinbank Chi nhánh Nam Thăng Long có số lượng cán bộ là gần 200 cán bộ, tại Trụ sở chi nhánh có 7 Phòng ban chính gồm: Phòng Tổ chức hành chính và phòng Tổng hợp (thuộc phụ trách của Giám đốc), Phòng KHDN Lớn, Phòng KHDN Vừa và nhỏ, Phòng Bán lẻ, Phòng Hỗ trợ tín dụng, Phòng Kế toán. Ngoài ra còn 9 phòng giao dịch phân phối ở khu vực Hà nội.
Phòng Khách hàng doanh nghiệp (KHDN VVN, KHDN Lớn): Đây là phòng mũi nhọn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nhiệm vụ:
+ Quan hệ khách hàng: tìm kiếm, tiếp thị khách hàng mới, thiết lập, chăm sóc, duy trì quan hệ thường xuyên với KHDN, chào bán toàn bộ sản phẩm dịch vụ và bán chéo sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, khai thác tối đa mọi lợi ích mang lại từ khách hàng.
+ Thẩm định tín dụng: thẩm định, tái thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản bảo đảm của khách hàng
+ Tài trợ thương mại: tiếp thị, tư vấn, bán các sản phẩm tài trợ thương mại đối với khách hàng (bảo lãnh, LC, chiết khấu, bao thanh toán…) và đề xuất các giải pháp tài trợ thương mại cho khách hàng.
+ Quản lý nợ: theo dõi đôn đốc thu hồi nợ, phối hợp với bộ phận có nhiệm vụ xử lý nợ để thực hiện các biện pháp xử lý nợ theo quy định.
Phòng Bán lẻ: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân để huy động vốn bằng VND và ngoại tệ đồng thời thực hiện các nghiệp vụ liên
quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHTMCPCTVN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và chào bán các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng là cá nhân. Nghiên cứu thị trường và triển khai các sản phẩm bán lẻ, marketing đến khách hàng.
Phòng Kế toán: Là phòng nghiệp vụ có chức năng thực hiện các nghiệp vụ về kế toán, cân đối vốn kinh doanh để xác định số vốn cần điều chuyển đi hay đến và thanh toán thông qua tiền gửi dân cư, tiền vay của các tổ chức kinh tế, thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán bù trừ luôn đảm bảo an toàn. Với thái độ ân cần, phong cách giao dịch văn minh, lịch sự, chu đáo nên thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến giao dịch. Hoạt động kế toán luôn đảm bảo thanh toán thuận lợi, an toàn, kịp thời, chính xác, khách hàng tin cậy. Đồng thời phòng kế toán còn kết hợp với các phòng ban chuyên môn trong việc quản lý tài sản, theo dõi chặt chẽ các kỳ hạn nợ, tính và thu lãi đúng, đủ và kịp thời. Tổ Thông tin Điện toán trực thuộc Phòng Kế toán: Là bộ phận chuyên môn thực hiện công tác quản lý, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống thông tin, máy tính, đường truyển đảm bảo hoạt động thông suốt. Sửa chữa kịp thời các hỏng hóc và các sự cố phát sinh.
Phòng Tổng hợp: Tham mưu cho Ban lãnh đạo Chi nhánh trong công tác lập, xây dựng, giao kế hoạch, tổng hợp báo cáo tại Ngân hàng, xử lý nợ có vấn đề; thực hiện công tác quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng.
Phòng Tổ chức hành chính: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, đào tạo, thi đua của Chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHTMCPCTVN. Thực hiện công tác quản trị văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh, các công tác về xây dựng cơ bản, đảm bảo an ninh, an toàn tài sản trong toàn Chi nhánh.
Phòng Hỗ trợ tín dụng: Kiểm soát các hồ sơ giải ngân, cảnh báo những rủi ro tiềm ẩn trong quá trình cho vay và thực hiện các nhiệm vụ rà soát, kiểm tra tính đầy đủ về pháp lý và nội dung các khoản vay. Trực tiếp báo cáo ban giám đốc để có xu hướng điều chỉnh cho phù hợp.
Các Phòng giao dịch: Với mạng lưới hoạt động rộng khắp trên địa bàn thành phố Hà Nội, các phòng giao dịch là các điểm thu hút và mở rộng tìm kiếm nguồn dân cư và tín dụng khu vực. Trong đó, các phòng giao dịch thực hiện đầy đủ chức năng như 1 chi nhánh thu nhỏ.
2.1.3.Phạm vi kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long.
- Hoạt động cấp tín dụng: là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
- Hoạt động nhận tiền: là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.
- Hoạt động cho vay: là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
- Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản: là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.
- Kinh doanh tiền tệ: Bao gồm các hoạt động kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vốn.
2.1.4.Tình hình kinh doanh chung của Ngân hàng TMCPCông Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long
Để thực hiện nhiệm vụ cho vay Ngân hàng luôn tìm phương hướng thích hợp cho công tác huy động của mình nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong các thành phần kinh tế để có thể sử dụng nguồn vốn huy động này có hiệu quả nhất. Với những nỗ lực đó, kết quả huy động vốn tương đối ổn định qua các năm.
Nguồn vốn huy động tăng mạnh do trong thời gian qua CN đã thực sự coi trọng công tác huy động vốn xem đây là điều kiện đầu tiên trong mọi hoạt động với phương châm tranh thủ tối đa vốn trung ương, đặc biệt chú trọng vốn huy động tại địa phương, áp dụng nhiều giải pháp đồng bộ liên quan đến việc cải tiến chất lượng phục vụ cả trong thanh toán nội địa và quốc tế, đáp ứng các dịch vụ hỗ trợ theo yêu cầu của KH như: dịch vụ ngân quỹ, chi trả lương hàng tháng, thông báo kịp thời tỷ giá mua bán ngoại tệ, duy trì chính sách ưu đãi về lãi suất đối với những KH có số dư tiền gửi lớn và ổn định. Mở rộng nhiều hình thức huy động vốn như tiết kiệm có kỳ hạn, kỳ hạn linh hoạt, không kỳ hạn. Thể hiện theo bảng biểu sau:
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động huy động vốn
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh
Số tiền % Số tiền % Số tiền % 2018/2017 2019/2018 +/- % +/- % Tổng nguồn vốn 11.516.8 36 100 12.125.630 100 12.769.328 100 608.794 5,29 643.698 5,31 Doanh nghiệp và các TCKT 8.295.57 7 72,0 3 8.534.01 8 70,3 8 8.884.89 8 69,5 8 238.4 41 2,8 7 350.8 80 4,1 1 Dân cư 3.221.259 27,97 3.591.612 29,62 3.884.430 30,42 370.353 11,5 292.818 8,15
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 0 2000000 4000000 6000000 8000000 10000000 12000000 14000000 Nguồn vốn 2017-2019
Tiền gửi Doanh nghiệp và các TCKT Tiền gửi dân cư
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu huy động vốn
(Nguồn: Phòng Tổng hợp Vietinbank Nam Thăng Long)
Số liệu trên thể hiện vốn huy động biến động qua các năm. Tính đến 31/12/2019 tổng huy động vốn đạt 12.769.328 triệu đồng, tăng 643.698 triệu đồng tương đương tăng 5.31% so với năm 2018. Qua biểu đồ có thể thấy, nguồn vốn của vietinbank Nam Thăng Long tăng đều qua các năm, thể hiện được nguồn tiền khỏe mạnh. Việc loại bỏ nguồn vốn đi vay từ các định chế tài chính do các nguồn vốn này không ổn định cũng là động thái an toàn và thể hiện sự tăng trưởng thật của Ngân hàng.
Nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế trong khoảng 2 năm trở lại đây có phần tăng do chính sách bán chéo sản phẩm đi kèm. Việc cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp Xây dựng kèm theo đó là lượng tiền gửi CASA (không kỳ hạn) phải chuyển qua Ngân hàng theo điều khoản quy định làm tăng doanh số tiền gửi 1 lượng đáng kể góp phần tăng nguồn vốn. Đối với tình hình kinh tế 3 năm qua thì việc thị trường biến động, các kênh đầu tư tài chính và kinh tế có sự thu hẹp, thúc đẩy các nhà đầu tư và dân cư lựa chọn xu hướng an toàn hơn, nên việc tiền gửi dân cư tăng dần, đây chính là nguồn ổn định và Ban lãnh đạo Chi nhánh cũng luôn chú trọng đến từng phòng/ban, cán bộ tiếp cận để thu hút nguồn này.
Qua đó cho thấy Chi nhánh đã tích cực và đạt hiệu quả cao với nguồn vốn huy động tại chỗ, chú trọng vào làm tốt hoạt động chăm sóc KH, mở rộng thị
trường. Nhìn chung, với việc áp dụng nhiều chính sách, nhiều sản phẩm, công tác huy động vốn đã đạt được kết quả tốt, đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho vay trên địa bàn, ngày càng chứng tỏ được sự nỗ lực vượt bậc của cán bộ nhân viên, cũng như năng lực quản l của ban lãnh đạo, tạo cơ sở cho việc chủ động kinh doanh có hiệu quả.
2.1.4.2. Tình hình hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay là hoạt động chiếm chủ yếu và là lĩnh vực tạo ra nhiều lợi nhuận nhất nhưng cũng là lĩnh vực xảy ra rủi ro cao nhất trong hoạt động Ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của VietinBank Nam Thăng Long không nằm ngoài quy luật đó, nhiệm vụ kinh doanh của CN là làm sao có thể đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho sự phát triển kinh tế một cách hiệu quả và mang lại lợi nhuận, nhưng đồng thời phải có biện pháp hạn chế tối đa rủi ro xảy ra.
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh
Số tiền Số tiền Số tiền 2018/2017 2019/2018
+/- % +/- %
Tổng dư nợ 6.531.369 5.785.433 6.882.630 (745.936) (11,42) 1.097.197 18,96
Ngắn hạn 3.997.851 3.651.765 4.081.400 (346.086) (8,66) 429.634 11,77
Trung dài hạn 2.533.518 2.133.668 2.801.230 (399.850) (15,78
) 667.563 31,29
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 - 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000 4,000,000 4,500,000 Dư nợ 2017-2019
Dư nợ ngắn hạn Dư nợ trung dài hạn
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tín dụng
(Nguồn: Phòng Tổng hợp Vietinbank Nam Thăng Long)
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được biến động dư nợ qua các năm. Năm 2018, tổng dư nợ của Chi nhánh đạt 5.785.433 triệu đồng, giảm 11.42% so với năm 2017, là do tại thời điểm năm 2018, một số doanh nghiệp gặp khó khăn về kinh tế nhưng không thống nhất được quan điểm với Chi nhánh nên Chi nhánh chủ động cắt giảm dư nợ theo lộ trình. Tại thời điểm năm 2019, dư nợ tại Chi nhánh có bước tăng trưởng đột biến đạt 6.882.630 triệu đồng, tăng 18.96% so với năm 2018. Có thể thấy rằng mặc dù tình hình kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn nhưng Chi nhánh đã nỗ lực trong công tác tìm kiếm, chăm sóc khách hàng để phát triển, mở rộng thị phần tín dụng trên địa bàn.
Xét về kỳ hạn cho vay, trong 3 năm liên tiếp, nhìn chung tỷ lệ dư nợ ngắn hạn so với trung dài hạn không biến động quá lớn. Cụ thể, tỷ trong ngắn hạn trên tổng dư nợ năm 2017 là 61.21%, năm 2018 là 63.12% và năm 2019 là 59.3%. Điều này cho thấy trong 3 năm qua, dư nợ cho vay của Chi nhánh có tăng trưởng khác tốt mặc dù trong điều kiện nền kinh tế còn gặp nhiều khó khan, Chi nhánh luônđảm bảo được tăng trưởng nguồn vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên việc điều giảm dần tỷ trọng cho vay trung dài hạn để có thể
giảm thiếu bớt rủi ro theo đúng định hướng của hệ thống VietinBank vẫn đang là vấn đề khó khăn.
2.1.4.3. Tình hình các hoạt động khác
Ngoài các hoạt động cơ bản nói trên, VietinBank Nam Thăng Long còn không ngừng phát triển các hoạt động trung gian khác như: hoạt động kinh doanh ngoại tệ, hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại, hoạt động tác nghiệp và dịch vụ Ngân hàng, hoạt động kinh doanh thẻ, hoạt động tiền tệ kho quỹ… nhằm phát VietinBank Nam Thăng Longthành một Ngân hàng năng động, đa dạng các hoạt động trung gian nhằm cung cấp cho KH nhiều tiện ích nhất.
2.1.4.4.Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.3: Cơ cấu lợi nhuận
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh
Số tiền Số tiền Số tiền 2018/2017 2019/2018
+/- % +/- %
Lợi nhuận 293.000 250.364 251.329 (45.636) (14,55) 965 0,39
(Nguồn: Phòng Tổng hợp Vietinbank Nam Thăng Long)
Những năm qua dù tình hình nền kinh tế và hoạt động kinh doanh của ngành Ngân hàng gặp nhiều khó khăn tuy nhiên các chỉ tiêu kinh doanh đề ra gần như