Kiến nghị với Ngân hàng TMCPCông ThươngViệt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam– Chi nhánh Nam Thăng Long (Trang 113 - 117)

- Tạo điều kiện để phát huy tính tự chủ của Chi nhánh trong việc đưa ra các mục tiêu và chiến lược tín dụng phù hợp với điều kiện và tình hình tại địa phương.

- Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm phát hiện những rủi ro tiềm ẩn, thiếu sót trong hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng để đưa ra biện pháp phù hợp.

- Nhanh chóng cấp vốn triển khai hoàn thành dự án xây dựng trường đào tạo nhân lực của VietinBank nhằm tạo điều kiện cho việc đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.

- Tiếp tục nghiên cứu và tìm ra các sản phẩm cho vay mới phù hợp với từng loại hình khách hàng, từng loại dự án để nhằm tránh rủi ro.

- Dựa trên quyết định của NHNN về cho vay với lãi suất thỏa thuận, Ngân hàng cần thực hiện cho vay theo lãi suất thỏa thuận ở mức vừa phải, đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn và kinh doanh hiệu quả, tránh trường hợp chạy theo lợi nhuận mà tăng lãi suất cho vay cao dẫn đến mất khách hàng và gia tăng rủi ro cho doanh nghiệp.

- Tiếp cận với các nhà cung cấp các dịch vụ công nghệ nhằm tìm kiếm các giải pháp phần mềm phù hợp cho hoạt động kinh doanh của VietinBank, sau đó tiến hành tập huấn và đào tạo lại cho các cán bộ và nhân viên chủ chốt tại các chi nhánh.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng kết hợp với việc phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại VietinBank Nam Thăng Long, căn cứ vào những yêu cầu chiến lược, mục tiêu và quan điểm phát triển tín dụng tại VietinBank Nam Thăng Longđến năm 2019, Chương 3 của Luận văn đã có một số đề xuất như sau:

- Luận văn đã đưa ra một số giải pháp cho VietinBank Nam Thăng Long trong việc lựa chọn các giải pháp quản trị rủi ro tín dụng để hoàn thiện quản trị rủi ro nhằm đạt được mục tiêu tín dụng dài hạn. Đồng thời, cũng xây dựng một số phương hướng cơ bản nhằm triển khai các quan điểm về quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM một cách đồng bộ, có hệ thống.

- Kiến nghị với Nhà nước về việc xây dựng các chính sách, chiến lược thích hợp với quy mô cũng như tính chất hoạt động và yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM.

- Kiến nghị với NHNN phải hỗ trợ và giúp đỡ các NHTM trong công tác quản trị rủi ro cũng như phòng ngừa và hạn chế rủi ro.

- Kiến nghị với NHTMCPCTVN nghiên cứu và hỗ trợ Chi nhánh tùy theo tình hình tại địa phương về sản phẩm cho vay, tích cực đẩy mạnh kiểm tra nội bộ và xây dựng nhiều chương trình nâng cao đào tạo đội ngũ cán bộ.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn rủi ro, việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại có thể xảy ra là nhiệm vụ hàng đầu của các NHTM. Thành công trong quản trị rủi ro tín dụng chính là kiểm soát được rủi ro ở một tỷ lệ tổn thất thấp hơn hoặc bằng tổn thất dự kiến.

Sau khi nghiên cứu đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long”, có thể rút ra một số kết luận cơ bản như sau:

- Qua việc nghiên cứu các khái niệm và quan điểm theo chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng, luận văn xây dựng khái niệm và quan điểm về quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM nói chung, tại Vietinbank Nam Thăng Long nói riêng.

- Rủi ro tín dụng là vấn đề luôn tồn tại trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên, nhà quản trị hoàn toàn có thể xây dựng những mô hình quản trị, chương trình, chính sách tiến hành hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nhằm giảm bớt sự tổn thất, mất mát do nó đem lại xuống mức tối thiểu.

- Lĩnh vực ngân hàng vẫn đang cạnh tranh gay gắt, với tốc độ tăng vốn ồ ạt của các NHTM hiện nay làm lĩnh vực này ngày càng trở nên phức tạp, các nguy cơ rủi ro và rủi ro tín dụng cũng gia tăng. Đòi hỏi các NHTM cần phải tích cực chủ động nghiên cứu và triển khai các chính sách quản trị rủi ro tín dụng một cách chặt chẽ và có hệ thống để đảm bảo theo đuổi các mục tiêu kinh doanh một cách có hiệu quả trong môi trường cạnh tranh này.

- Hiện nay vấn đề nổi bật mà hệ thống NHTM Việt Nam cũng như các nước đang phát triển phải đối mặt đó chính là tính ổn định của hệ thống Ngân hàng trước nguy cơ bùng phát nợ xấu, nợ dưới chuẩn. Đến nay, việc giải quyết hậu quả của rủi ro tín dụng đã và vẫn đang là bài toán khó cho các cơ quan chức năng và hệ thống Ngân hàng. Với kết quả nghiên cứu của luận văn, tác giả hy vọng sẽ góp phần hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh thông qua công tác tăng cường quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM.

1. A.Saunder và H.Lange (2002), Financial Institutions Management – A Modern Perpective.

2. Bùi Thanh Hải (2017), Luận văn thạc sĩ kinh tế đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Sở giao dịch 1”, Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội.

3. Bùi Thị Kim Ngân (2008), " Một số vấn đề nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của NHTM Việt Nam", Tạp chí Ngân hàng (số chuyên đề), Tr 29-33.

4. Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Tp Hồ Chí Minh.

5. Lương Thu Phương (2017), Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng đề tài”

Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB), Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2005), Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 20/04/2005.

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2007), Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/20007.

8. Ngân hàng Nhà Nước, (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN, quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

9. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long, Báo cáo tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017-2019.

10. Ngô Quang Huân (1998), Quản trị rủi ro, Nhà xuất bản Giáo dục, thành phố Hồ Chí Minh.

11. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chính tiền tệ, Số 20/2014.

13. Nguyễn Văn Nam, Hoàng Xuân Quyến (2002), Rủi ro tín dụng thực tiễn và phương phá đánh giá, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Tiến (2013), Giáo trình quản trị Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.

15. Peter Rose (2001). Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

16. Phạm Lê Long (2016), Luận văn thạc sĩ đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội ”, Đại học Thương mại.

17. Trịnh Thanh Huyền (2007), "Để Ngân hàng vươn ra biển lớn. Điều trị "căn bệnh" nợ xấu của NHTM, Tạp chí Tài chính (tháng 5), Tr 20 – 22, 28.

TÀI LIỆU TỪ NGUỒN INTERNET

18. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/tien-te-ngan-hang/Quyet-dinh-493-2005- QD-NHNN-phan-loai-no-trich-lap-su-dung-du-phong-de-xu-ly-rui-ro-tin-dung- trong-hoat-dong-ngan-hang-to-chuc-tin-dung-53338.aspx

19. Cổng thông tin điện tử Chính phủ:

http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban? class_id=1&mode=detail&document_id=174102

20. https://www.vietinbank.vn/vn/ca-nhan

21. https://www.vietinbank.vn/vn/doanh-nghiep/ 22. https://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang.chn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam– Chi nhánh Nam Thăng Long (Trang 113 - 117)