Hiện tượng chiêm mộng và được dự báo trước (giấc mộng, giấc mơ, chiêm bao,

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tín ngưỡng dân gian trong Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm (Trang 37 - 48)

7. Đóng góp của luận văn

2.1.1. Hiện tượng chiêm mộng và được dự báo trước (giấc mộng, giấc mơ, chiêm bao,

bao, báo mộng, điềm, triệu…)

Ở mỗi một quốc gia, mỗi một dân tộc, mỗi nền văn hóa trong mỗi thời kì lịch sử nhất định, hoạt động của thế giới tâm linh diễn ra vô cùng phòng phú và có phần phức tạp. Con người chúng ta luôn tìm mọi phương tiện để có thể liên thông với thế giới “kỳ ảo” tồn tại bên ngoài (thần linh, các bậc hiền nhân, tiên, bụt…). Bởi lẽ đó, con đường kết nối thành công nhất chính là thông qua những giấc “chiêm mộng”. Những chuyện nằm mơ, chuyện chiêm bao, báo mộng thường xảy ra trong cuộc sống, thật khó lý giải nhưng nó lại gắn liền với niềm tin dân gian, với đời sống văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Trong văn học, giấc mộng là một biểu tượng mang tính huyền ảo. Giấc mộng cho thấy tiềm thức của con người.

Đối với văn hóa phương Tây, người Hy Lạp luôn tin vào khả năng tiên tri qua giấc chiêm mộng do vị thần Oneiro cai quản; người Ai Cập cổ đại thì tin rằng những giấc chiêm mộng có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống và những giấc chiêm mộng luô luôn mang đến những giá trị rất đặc biệt, rất thú vị trong đời sống tâm linh, đó có thể là các thông điệp mà các chư thần hiển linh muốn gửi đến: “Thượng đế đã sáng tạo ra những giấc mơ để chỉ đường cho loài người, một khi họ không có khả năng nhìn thấy tương lai” [9, tr.165].Chính vì vậy, hiện tượng chiêm mộng luôn được đoán giải một cách hết sức cẩn thận bởi các giáo sĩ, thầy tu diễn ra ở những nơi trang trọng nhất, linh thiêng nhất tại các ngôi đền. Họ tin rằng thông qua những giấc chiêm

33

mộng đó, chính là lúc linh hồn con người được tự do kết lối, được tiếp xúc và giao tiếp với thế giới bên ngoài, ở đó có sự hiện diện của các vị thần linh thiêng.

Trong văn hóa người phương Đông - người Trung Hoa thì dùng “giấc mộng Nam Kha” để hình dung về một cõi mộng không tưởng. Họ rất coi trọng những giấc chiêm mộng và coi đó là một phương tiện khám phá thế giới linh hồn, đời sống tâm linh. Thông qua những giấc chiêm mộng, đó là những dấu hiệu, dự báo về tương lai, số phận của con người, vận mệnh của đất nước: may - rủi, lành - dữ, tốt - xấu, hung - cát… Trên cơ sở coi trọng những giấc mơ đó, mà từ lâu trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của người Trung Hoa luôn tồn tại rất nhiều những hình thức tín ngưỡng: xem bói, dịch thuật, bói mộng, xem tướng. Triều đình phong kiến phương Đông chuyên có một vị chức quan đảm nhiệm trọng trách cầu mộng, giải mộng. Tiêu biểu trong văn hóa lễ nghi đời nhà Chu hay còn gọi là Chu Lễ vốn tồn tại một bộ sách kinh điển của Nho giáo được tuyển tập vào thời Chiến Quốc (475- 221 TCN), họ phân chia những giấc mơ thành 6 loại riêng biệt và cố gắng lí giải các giấc mơ đó một cách cụ thể. Cũng trong một tác phẩm khác được viết vào thời Đông Hán (25-220 SCN), danh sách về giấc mộng được mở rộng thêm thành 10 loại như: bệnh mộng, cảm mộng, tính mông…Vào thế kỉ XVI, tác phẩm“Mộng chiêm dật chỉ” (Những nguyên tắc đoán giải

giấc mơ) đưa ra 9 loại. Có thể nói, tùy vào từng bối cảnh lịch sử, biến cố thời đại, giấc

chiêm mộng được lý giải theo những cách thức khác nhau. Vương Phù cuối thời Đông

Hán cho rằng mộng mị của con người có căn nguyên từ sinh lý, bệnh lý và tâm lý tinh thần. Trong đời sống văn học của người Trung Hoa từ lâu đã có những tác phẩm nói về mộng. Từ các loại chiêm mộng cho đến các hình thức xuất hiện với số lượng đông đảo các tác phẩm viết về mộng đã tạo nên một loại hình “Văn học mộng ảo” đặc sắc và trường tồn. Từ Kinh Thi, Tả truyện cho đến Mộng du thiên lão ngâm lưu biệt của Lý Bạch; Mộng Lý Bạch của Đỗ Phủ; Nam Kha mộng của Thang Hiển Tổ; Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh, đó là giấc mộng trong truyện “Giấc mộng lấy vợ hồ” kể về Tất Di Am một hôm nằm ngay trước nhà mà thiếp đi, mơ thấy một người phụ nữ trạc ngoài tứ tuần xưng là hồ ly đến để nâng khăn sửa túi cho Tất; Hồng Lâu Mộng củaTào Tuyết Cần và Cao Ngạc, đó là giấc mộng của Chân Sĩ Ẩn ngủ gục trong thư phòng, mơ màng thấy nhà sư và đạo sĩ, đó là giấc mộng của Phượng Thư mơ thấy Trần Khả Khanh đến từ biệt, chàng Giả Bảo Ngọc mơ thấy gặp hòa thượng và đạo sĩ…tất cả đều để lại những ấn tượng mạnh mẽ trong lòng độc giả.

34

Sang đến đầu đầu thế kỉ XX, nhà khoa học người Áo Sigmund Freud nổi tiếng đã phát triển các ý tưởng khác nhau về giấc mơ. Ông cũng xuất bản một cuốn sách có tên gọi: Bài viết về giấc mơ và con đường giải mã giấc mơ. Theo Freud định nghĩa: “Mộng là nguyện vọng bị áp chế thông qua sự thỏa mãn biến hình… Mộng chẳng qua là sự thỏa mãn bản năng vô thức mà thôi... Giấc mơ diễn tả cách tâm hồn phản ứng trong lúc ngủ, với các kích thích mà nó phải chịu”, [91, tr.75]. Freud xác định tính chất đầu tiên của mơ: những gì hiện ra trong mơ là những hình ảnh đôi khi đi kèm với chút tình cảm, ý tưởng, nhưng bao giờ hình ảnh cũng là chủ yếu. Vì vậy người mơ thường không kể lại được, vì không thể “kể” được một chuỗi hình ảnh, tức là những ảo giác. Có những giấc mơ rất ngắn, chỉ chứa một vài hình ảnh, một ý tưởng, cũng có những giấc mơ dài như cuốn tiểu thuyết. Nhưng phần lớn người ta quên ngay khi tỉnh dậy. Cũng có những giấc mơ sống lâu trong ký ức, như một số giấc mơ của tuổi thơ. Những giấc mơ thường vô nghĩa, lộn xộn, vô lý, nhưng đôi khi cũng có những giấc mơ có nghĩa. Freud phân biệt rõ sự khác biệt giữa những giấc mơ ngủ (rêves) và những giấc mơ tỉnh (rêves éveillés) mà ta gọi là mơ mộng. Theo ông, không có gì liên lạc giữa giấc mơ ngủ với giấc mơ tỉnh, bởi vì mơ tỉnh hay mơ mộng là sự thực hiện những ham muốn trong đầu và nó không có tính cách ảo giác. Giấc mơ là biểu hiện của tâm linh ở mức độ thấp nhất, nhưng cũng là biểu hiện chức năng phong phú nhất và có giá trị nhất của tâm linh. Bên cạnh đó dưới góc nhìn văn hóa học Frederic Gaussen chiêm mộng là: “Biểu tượng của cuộc phiêu lưu cá thể được cất sâu trong tâm khảm đến nỗi nó vượt khỏi vòng cương tỏa của nguồn sáng tạo ra nó, chiêm mộng hiện ra với chúng ta như là biểu hiện bí mật nhất và trơ trẽn nhất của chính chúng ta.” [9, tr.164]. Thông qua hàng loạt những giấc chiêm mộng có thể dự báo về số phận và tương lai của con người nói như C. Jung: “Giấc mơ có thể dự báo một vài tình trạng có thể mãi về sau mới xảy ra. Trong đời sống của chúng ta, rất nhiều sự khủng hoảng đã qua một lịch trình tiến triển rất dài nằm ở ngoài tầm ý thức của ta. Chúng ta tiến dần đến nó từng bước một mà không thấy những mối nguy hiểm chồng chất. Nhưng điều gì ý thức ta không lĩnh hội được, tiềm thức ta nhận thấy, nó có thể thông báo cho ta biết bằng giấc .” [8, tr.60]

Cho đến ngày nay trong lịch sử nghiên cứu văn minh của loài người, quan điểm về hiện tượng chiêm mộng, được các nhà khoa học lần lượt khai sáng, thế giới tâm linh lý giải qua các giấc chiêm mộng đôi phần đã được giới hạn lại và có phần bị co

35

hẹp lại. Tuy nhiên những dấu ấn văn hóa tín ngưỡng thông qua những giấc chiêm mộng không hẳn vì thế mà mất đi.

Là một quốc gia chịu ảnh hưởng nền văn hóa Trung Hoa và sự tiếp thu có chọn lọc, từ lâu chiêm mộng vốn tồn tại trong đời sống tâm linh người Việt như một hình thức tâm linh tín ngưỡng. Hiện tượng chiêm mộng được hiểu ở nét nghĩa là giấc mộng, tức hiện tượng thấy người hay sự việc hiện ra như thật trong giấc mơ. Mộng có trong các từ như: mộng du, mộng mị, mộng triệu và có thể gọi bằng nhiều cách khác nhau: giấc chiêm bao, giấc mơ, cơn mê, điềm triệu. Người xưa cho rằng: giấc mơ và hiện thực có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, giấc mơ chính là cầu nối giữa con người với thế giới thần linh, là điềm báo lành - dữ, phúc - họa. Cùng với đó thuyết

“Vạn vật hữu linh”, cũng như quan niệm của dân gian xưa về “hồn” và “mộng”. Người ta coi giấc chiêm mộng chính là linh hồn, con người sinh ra đã có linh hồn cư trú trong thân thể và khống chế hoạt động của thân thể. Khi ta ngủ rơi vào trạng thái chiêm bao, mộng mị chính là lúc linh hồn được tự do ngao du, khi linh hồn trở về thể xác là lúc ta tỉnh dậy. Chính vì thế, cái chết chưa hẳn đã hết nó là sự khởi đầu mới, là sự kết tinh phức tạp giúp sinh hoạt xã hội với sinh hoạt tâm lí của người thượng cổ bao gồm các kiểu tín ngưỡng điển hình: sùng bái tự nhiên, sùng bái động - thực vật và sùng bái quỷ thần, mê tín điều báo trước, các loại hình phù phép nghi thức. Trong thế giới kỳ ảo chiêm bao, hiện tượng báo mộng đó là sự gặp gỡ giữa hai thế giới cõi trần và cõi âm, giữa người còn sống và người đã khuất, từ đó tạo nên con đường kết nối, gặp gỡ và trò chuyện tương thông giữa con người với thế giới các bậc thánh thần, ma quỷ.

Trong thế giới nghệ thuật của văn xuôi tự sự trung đại nói chung và truyện truyền kỳ trung đại nói riêng. Những hành động, diễn biến việc làm của nhân vật khiến cho người đọc tin giấc mộng là có thật, vì thế cũng tin linh hồn hay thần thánh là có thật.Hiện tượng chiêm mộng là có thực và chi phối tiến trình phát triển của cốt truyện thông qua bút pháp nghệ thuật “hoang đường - kỳ ảo” được các nhà văn chắt lọc, những giấc chiêm mộng (giấc mơ) xuất hiện với tần số khá dày trong tác phẩm Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên. Chương thứ 27 “Truyện thần Ứng Thiên hóa Dục Hậu Thổ” có kể xưa vua Lý Thái Tông đem quân đánh Chiêm Thành, mộng thấy một người con gái bước lên ngự thuyền tỏ ý muốn theo quân Vương lập vũ công. Hôm sau

36

vua cho triệu bá quan và quân thần đến kể chuyện cho nghe. Mọi người đi tìm khắp các núi trên bờ thì thấy một khúc gỗ giống người, y hệt nhà vua thấy trong mộng. Bèn mang về hương khói cầu đảo, gọi là Hậu Thổ Thị Phu Nhân. Tác phẩm Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh - Kiều Phú là giấc mộng trong “Truyện hai bà Trinh Linh họ Trưng”, truyện kể:“Thời vua Lý Anh Tông mộng thấy hai thần nhân áo mão tề chỉnh, cưỡi đoàn ngựa sắt, đi trong mưa. Vua hỏi thì thần nhân đáp rằng: “Thiếp là hai chị em họ Trưng, vâng lệnh thượng đế đến làm mưa”. Vua muốn hỏi tiếp thì thần nhân đến cản lại. Vua tỉnh dậy cho sắc phong, lập miếu thờ chu đáo. Sau hai bà báo mộng, muốn lập đền thờ ở làng Cổ Lai, vua nghe lời và sắc phong hai bà là: “Trinh Linh nhị phu nhân”. Đời Trần sắc phong thêm làm: “Trinh Liệt Chế Thắng Thuần Trinh Bảo Thuận”. Đến nay, hương khói vẫn không dứt” [95] hay truyện “Truyện thần Minh Ứng Yên Sở Lý Phục Man” có ghi chép thời vua Lý Thái Tổ đi tuần tới bến đò Cổ Sở, vua nằm mộng thấy một người cao lớn, vạm vỡ, đến lạy tạ nói rằng: “Thần là người làng này, tên là Lý Phục Man, làm tướng thờ vua Lý Nam Đế. Trung thành với vua, được coi giữ một vùng giang sơn của đất Đường Lâm và Đỗ Động, để dân sống yên ổn, man mọi không dám cướp phá. Sau khi thần mất, Thiên đế khen thần trung thành, cho thần giữ chức vụ như cũ. Thần thường dẫn quỉ binh đánh giặc. Thần sống ở đây đã được nhiều năm rồi. Nay, may được bệ hạ tiếp đãi. Xin biết cho thần giữ chức ở đây cũng đã lâu lắm rồi”. Lại than rằng: “Dân tình nay mê muội, Trung thần thì giấu mặt. Giữa trời trăng sáng tỏ. Ai thấy được hình chân”. Nói xong bay lên trời mà đi. Vua giật mình tỉnh dậy, đem việc ấy nói với quan Ngự sử đại phu Lương Nhậm Văn. Lương Nhậm Văn nói rằng: “Thế là thần có ý muốn được dựng đền thờ, tạc tượng”. Vua liền sai người bói quẻ, dựng đền thờ, tạc tượng hình giống y như đã thấy trong mộng, lại phong cho thần làm phúc thần nơi đó”, [96]. Tác phẩm Thiền uyển tập anh ngữ lục (khuyết danh), Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là giấc mộng của chàng Ngô Tử Văn sau khi châm lửa đốt đền, về nhà thấy trong người khó chịu, mộng thấy một người cao to, khôi ngô đến từ phương Bắc, tự xưng là cư sĩ đòi làm trả lại ngôi đền như cũ trong truyện “Chuyện chức Phán Sự đền Tản Viên”, truyện “ Đào thị nghiệp oan ký” có kể giấc mộng kỳ lạ của vợ quan Hành khiển Ngụy Nhược Chân chiêm bao thấy hai con rắn cắn vào mạng sườn ở dưới nách bên tả. Sau đó rồi bà có mang sinh ra được hai người con trai, đặt tên người con lớn là Long Thúc, người con bé là Long Quý. Kế tiếp đến là những tác phẩm truyện truyền kỳ sau này, yếu tố chiêm

37

mộng lần lượt được kế thừa từ giai đoạn trước được lần lượt đưa vào trong tác phẩm như: Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm, Công dư tiệp của Vũ Phương Đề, tâm huyền kính lục của Trần Tân Gia, Đào hoa mộng ký của Nguyễn Đăng Tuyển... Giấc chiêm mộng xuất hiện với mục đích là sự cầu mộng hay báo mộng, luôn có một ý nghĩa rất đặc biệt thể hiện quan điểm triết lý nhân sinh quan “nhân - quả” cũng như thái độ sống của con người, mang kết quả của sự ứng mộng hay phản mộng. Mô típ chiêm mộng xuất hiện với tần số khá dày đặc, liên quan các sự kiện: chống giặc ngoại xâm, mở rộng đất đai, sự thay đổi triều đại, van xin cứu mạng, báo đường quan hoạn, chữa bệnh, trách phạt, trừng phạt, điềm báo sinh con, điềm báo sắp chết, đền ơn, báo oán…

Khảo sát tác phẩm Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm, qua 4 truyện cụ thể:

“Hải khẩu linh từ lục”, “An Ấp liệt nữ lục”, “Vân Cát thần nữ lục”, “Bích Câu kỳ ngộ”. Yếu tố chiêm mộng được thể hiện rõ nét với hai nội dung cơ bản như sau:

- Nội dung thứ nhất: Hiện tượng chiêm mộng thông qua sự gặp gỡ giữa người còn sống với người đã khất, hiền nhân, thần linh (trời, Phật, Thượng đế, tiên nữ, giao thủy...), thông qua bút pháp nghệ thuật “hoang đường - kì ảo”. Nhằm mục đích:

+ Thứ nhất: Chiêm mộng đe dọa, trách phạt trong “Hải khẩu linh từ lục” giữa Đô đốc vùng Nam Hải cai quản cõi thủy phủ với vua Trần Duệ Tông.

“Cuối canh ba, bỗng thấy một người nanh to râu xồm, diện mạo hung tợn, đầu đội mũ lưu tinh, mình mặc áo gấm vây, cúi đầu, nghiêng mình, lắc lư bước thẳng đến trước mặt nhà vua thi lễ. Vua hỏi:

- Ngươi là ai? Đêm khuya tới đây tất có điều gi muốn hỏi? Người ấy thưa:

- Tôi là Đô đốc vùng Nam Hải, đi làm quan ở nơi giang hồ, hiện còn thiếu người nội trợ, nghe nói bệ hạ cung tần rất nhiều, nay bỗng gặp nhau, cho nên nổi cơn sóng mạnh đề thay câu thơ “Hoa đường”. Vậy xin ban cho nàng Tử Vân, tôi sẽ kết cỏ ngậm vành, mong có ngày báo đáp. Nếu bệ hạ chỉ để làm thú vui riêng thì tôi không thể bỏ qua được vậy.

38

+ Thứ hai: Chiêm mộng giáo huấn, răn dạy trong “An Ấp liệt nữ lục” giữa Đinh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tín ngưỡng dân gian trong Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm (Trang 37 - 48)