7. Đóng góp của luận văn
3.2.2. Không gian, thời gian nghệ thuật mang màu sắc tín ngưỡng
Không gian và thời gian là một phạm trù triết học chỉ sự tồn tại của thế giới vật chất. Không có gì tồn tại ngoài không gian và thời gian. Trong đó, mỗi tác phẩm văn
90
học là một thế giới nghệ thuật, trong khoảng thế giới bao la và rộng lớn đó, con người tồn tại trong một khoảng không gian và thời gian đặc biệt. Không gian và thời gian trong tác phẩm là không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật. Ở đó không chỉ là không gian và thời gian vật chất mà là một phương thức biểu hiện thế giới đời sống tinh thần, phản ánh hiện thực đời sống thông qua tác phẩm văn chương.
Bên cạnh những không gian thực về sinh hoạt trong đời sống thường ngày, thể loại truyền kỳ còn sử dụng rất nhiều tình tiết thể hiện không gian ảo. Nếu không gian thực là mặt đất - trần gian thì không gian ảo là không gian thiên đình trong Tang thương ngẫu lục, không gian âm phủ trong “Bài ký chơi núi Phật Tích, Thành Đạo Tử” của Tang thương ngẫu lục, hay Lan Trì kiến văn lục, không gian thủy phủ… cho thấy nhận thức của con người về một thế giới khác trần thế và trí tưởng tượng phong phú của con người chịu ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian và tư tưởng Nho giáo - Phật giáo - Đạo giáo.
Có thể khẳng định, thể loại truyền kỳ trung đại luôn luôn chú trọng việc miêu tả khá nhiều về không gian nghệ thuật. Trong sách Văn học trung đại Việt Nam, dưới góc nhìn văn hóa, nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn đề cập đến không gian, thời gian trong truyện truyền kỳ nói chung và trong Truyền kỳ tân phả nói riêng. Ông viết: “Không gian, thời gian của loại truyện truyền kỳ có yếu tố kỳ ảo. Truyện “Vân Cát thần nữ lục” (Truyền kỳ tân phả) là một dẫn chứng…” [65, tr.183].
Khảo sát không gian trong Truyền kì tân phả của Đoang Thị Điểm mang đậm hai yếu tố thực - ảo, mà ở đó không gian văn hóa tâm linh, văn hóa Việt Nam được hiện lên sinh động hấp dẫn. Trước hết có thể kể đến không gian trong Truyền kỳ tân phả là không gian phi hiện thực hay còn gọi là không gian ảo, được biểu hiện ở những nơi như: không gian cõi Trời nơi thiên đình, cõi tiên giới bồng lai, thủy cung, cõi mộng hoặc ở nơi chỉ có nhân vật chính xuất hiện. Trong khoảng không gian phi hiện thực này, đó chính là nơi mà thế giới con người trần gian và thần tiên, hắc đạo, ma quỷ… được gặp gỡ nhau, thông qua những giấc chiêm mộng, sự hiển linh hoặc biến mất kỳ lạ của các bậc thần linh, thánh nhân mang đậm màu sắc hoang đường và kì ảo. Cụ thể được tái hiện như sau:
Không gian nơi thủy phủ rộng lớn diễn ra cảnh Quảng Lợi Vương xét xử Hải khẩu Giao Đô đốc chịu trách nhiệm trông coi một phương trời nhưng lại lợi dụng
91
quyền hạn chuyên quyền phóng túng, tham sắc đẹp, ăn hối lộ trong “Hải khẩu linh từ lục”. Đó là không gian huyền ảo của cửa điện thần tiên, nơi gặp gỡ giáo huấn của Đinh Phu nhân dành cho Hà sinh buông lời khiếm nhã trong “An ấp liệt nữ lục”: “Đến một nơi lầu son cửa tía, cột vẽ hiên cao, Sinh sợ hãi khom lưng đi vào, trải ba, bốn lần cửa, thấy điện lưu ly, đặt giường thất bảo, trên giường có một vị phu nhân ngồi nghiêm chỉnh, đầu đội thoa kim phụng, mình mặc áo gấm rồng.”[10, tr.87].
Không gian cõi Trời (cõi tiên, thiên đinh), là một khoảng thế giới lộng lẫy, được xây dựng bằng vàng, bằng bạc, ngọc ngà châu báu, hương hoa thơm ngát. Khoảng không gian đó thường gắn với các vị thần tiên, người đức hạnh sau khi mất được đăng tiên, nhằm thỏa mãn khát vọng của giân gian, là cái đích mà con người trần thế muốn hướng tới. Trong “Vân Cát thần nữ lục” thông qua giấc chiêm mộng của Thái Công lạc vào giới thiên đình cửa Trời, chứng kiến tiên chủ Quỳnh Nương (Giáng Tiên) bị trách phạt, đày xuống trần gian do đánh rơi làm mẻ mất chén ngọc dâng thọ và khi tỉnh lại vợ đã hạ sinh một cách kỳ lạ. Đó là nơi có những con người kì lạ và những cảnh vật vô cùng kỳ lạ: người cưỡi mây, nhiều tiên nữ ca hát, quả đào tiên, vua Diêm La cống báu vật: “Trong mộng, Thái Công thấy mấy người lực sĩ dẫn ông đi, đi lên được một tầng, lại thấy cao thêm một tầng, sắc trời lờ mờ như bóng trăng nhạt. Bỗng đến một nơi, thành vàng đứng sững, cửa ngọc mở toang… Trên bàn lưu ly để quả đào Vương Mẫu trong bầu mã não đựng thuốc tiên Lão Quân, Vua Diêm La cống cây báu; chúa Động Đình dâng ly châu, các thức ăn vật lạ trong nhân gian chưa từng có bao giờ”
[10, tr.95].
Không gian sinh hoạt mang màu sắc huyền ảo, không gian của trí tưởng tượng thông qua sự hiển linh của các tiên nữa giáng trần đêm hội bàn tiệc. Đó là không gian nơi chàng Tú Uyên kết duyên với Giáng Kiều, mở tiệc mừng từ tạ các bạn tiên trong
“Bích Câu kỳ ngộ”: “Chợt trông vào vách, chàng thấy lâu đài nhà cửa đều như gấm, như ngọc, hạnh đỏ đào tươi, cảnh giới khác trần thế; mai vàng mận tía, phong quang như cõi trời. Một lát sau thấy Tiên Dung Công chúa và Ngụy Giáng Hương từ trên mây xuống, các tiên khác tiếp tục đến sau, có đến hơn trăm vị, đều có vẻ đẹp chim sa cá lặn, trăng náu hoa đưa.” [10, tr.165] hay đó là không gian Tú Uyên cùng nàng Giáng Kiều và con trai cưỡi hạc trắng bay lên trời.
92
Bên cạnh đó Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm tạo nên một không gian tâm trạng. Đó là không gian đầy lo âu, sợ hãi khi nàng Bích Châu nhìn lên bầu trời đêm và xem Kinh Dịch báo hiệu chuyến đi của vua sẽ không thuận lợi trong truyện “Hải khẩu linh từ lục”. Đó là không gian buồn bã khi Đinh phu nhân chờ đợi chồng hết mùa này qua mùa khác trong truyện “An Ấp liệt nữ lục”. Đó là không gian u buồn, vắng vẻ khi mẹ Giáng Tiên vào nhìn lại căn phòng của con gái, mọi vật còn đó nhưng người đã xa trong truyện “Vân Cát thần nữ lục”.
Điều đặc biệt hơn, bằng văn tài của mình Đoàn Thị Đểm còn miêu tả không gian qua những vần thơ linh hoạt, hiện lên bức tranh không gian đa màu sắc của thiên nhiên huyền bí nơi xuất hiện các nhân vật chính với thế giới thần linh.
“Phong tiên mở tiệc hoa vui vẻ Hội quần tiên làm lễ hợp hoan,
Bật Phi, Vương Mẫu quây màn,
Hằng Nga thổi sáo dạo đàn góp vui Thực phẩm đủ mọi mùi quý báu,
Bếp thiên trù đã nấu sẵn sàng,
Ngọc ngà gấm vóc điểm trang
San hô mã não bạc vàng trân châu” [10, tr.175].
Bên cạnh không gian phi hiện thực, không gian thực trong Truyền kỳ tân phả
còn có không gian vũ trụ, không gian cảnh trời bể thiên nhiên (không gian thuyền bè, sông nước, không gian thần miếu, đền, chùa, không gian sinh hoạt gia đình) hay còn gọi là không gian thực diễn ra trong cuộc sống hằng ngày giữa con người với con người trần gian. Trong truyện “Hải khẩu linh từ lục” mang màu sắc không gian rộng lớn của sinh hoạt yến hội các phi tần đời chốn cung đình của nhà vua, không gian triều chính bàn việc quân thần đối phó giặc Chiêm Thành thời vua Trần Duệ Tông. Không gian thuyền bè, sông nước, không gian thần miếu, không gian cảnh sắc thiên nhiên thời vua Trần Thái Tông dẫn quân dẹp giặc “Khi ấy gặp mùa xuân, khí trời ấm áp, buồm gấm gió đưa, thuyền rồng êm sóng, hai bờ sông chim oanh học nói, ngang mặt nước cò diệc lặn bơi” [10, tr.52]. Không gian trong truyện “An Ấp liệt nữ lục” và
93
“Vân Cát thần nữ” là không gian sinh hoạt gia đình quý tộc. Không gian nhớ thương của Đinh Phu nhân khi chồng đi nhận chức “Ta ở một minh, với buồng không buồn đứt ruột. Buồn thay! Với chiếc áo cô đơn làm bạn cùng ánh trăng suông” [10, tr.74]. Không gian vũ trụ nơi tiên chúa Liễu Hạnh ngao du sơn thủy đi mây về gió “Đến đất Lạng Sơn, thấy bên núi có một ngôi chùa phong cảnh hữu tình, hàng ngàn ngọn thông cao vút, nhiều khóm lan tươi tốt um tùm, hạc ngậm hoa, vượn cúng quả, bia xanh rêu lấp, tượng Phật bụi mờ…” [10, tr.107]. Không gian giữa cảnh sắc thiên nhiên đi vào thơ ca.
- “Đám mây bay đi bay lại chừ, núi cao ngất,
Chim đàn lượn ra lượn vào chừ,
rừng un tùm.
Hoa nở đầy bờ chừ, hương thoang thoảng
Thông reo muôn hàng chừ, tiếng rào rào” [10, tr. 108].
- “Hồ Tây chiếm một bầu trời, Phong cảnh xa nhìn tự thảnh thơi
Cây cỏ quanh nhà lá xanh biếc
Trâu vàng đầm vụng nước trắng ngời Vài gian nhà lá đủ nương náu,
Một chiếc thuyền con đủ sinh nhai
Nấu trà vách nát khói nghi ngút,
Cách giậu phên thưa chó sủa hoài” [10, tr.120].
Bên cạnh đó là không gian nơi cửa chùa trong truyện “Bích cầu kì ngộ” là nơi mà chàng Tú Uyên du xuân, chơi đánh đu và gặp gỡ của các đôi nam thanh nữ tú hẹn hò “từ thành thị đến thôn quê, người thiện tín khách thanh cao, từ bốn phương đến xem hội” [10, tr.142], không gian sinh hoạt của Tú Uyên: đọc sách, lúc ngồi trong vườn, khi ra đình sở, khi chơi chùa, khi dạo quán… Cụ thể đó là không gian sinh hoạt của Tú Uyên, sau khi uống rượu chàng trong cơn nóng giận đã đuổi Giáng Tiên đi, khi tỉnh dậy hối hận, chàng nước mắt như mưa, mấy lần tưởng chết đi sống lại, bỏ ăn bỏ
94
ngủ đến một tháng. Sau người bạn Hà Lang bảo chàng rằng: “Đền Bạch Mã là chỗ linh ứng, sao không đến đó mà cầu xem sao?” Chàng liền nghe lời thân hành đến đền, soạn bài sớ văn, đốt hương khấn cầu. Không gian Tú Uyên và Tiên nữ gặp lại nhau, đó là việc Tú Uyên lấy dải khăn lụa của nàng để lại từ trước, vắt ở xà nhà xuống, định tự tử. Chợt thấy một trận gió thoảng đưa hương thơm đến. Ngang trước cửa sổ thấy rơi xuống một chuỗi hoa. Chàng vội vàng ra xem, thấy hai thị nữ dìu nàng đến. Chàng vừa thương vừa mừng ôm lấy nàng.
Tóm lại, tác phẩm Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm, đã sử dụng nhiều yếu tố không gian mang đặc trưng thể loại truyện truyền kỳ. Đó là đặc trưng cơ bản của truyện truyền kỳ Việt Nam bao gồm: không gian phi hiện thực (không gian ảo) xen kẽ, kết hợp với không gian hiện thực. Mặt khác, trong Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm, tác giả đã sử dụng linh hoạt những không gian đó để cho nhân vật ở trong tác phẩm được bộc lộ những phẩm chất của mình, trong những khoảng không gian khác nhau.
- Thời gian nghệ thuật mang đậm hai yếu tố: Thời gian mang dạng thức của những giấc chiêm mộng và thời gian biên niên sử kéo dài vô tận: nó có thể là có thời gian của cả một triều đại, thời gian sinh mệnh của một đời người, thời gian lịch sử, thời gian tiên cảnh, thời gian sinh hoạt hằng ngày, thời gian tuần hoàn kéo dài.
Đầu tiên có thể kể đến thời gian hiện hữu thông qua những giấc chiêm mộng một dạng thức khá đặc biệt đối với thể loại truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam. Đó là nơi gặp gỡ kỳ lạ giữa hai thế giới: con người trần gian với ma quỷ, thần tiên thường được xảy ra trong giấc mơ: Vua Trần Duệ Tông gặp tên Giao Thần, Vua Lê Thánh Tông gặp Bích Châu, thời gian siêu nhiên thông qua những giấc chiêm mộng sau khi chết Bích Châu vẫn hiện lên báo ứng cho nhà vua tìm lại xác của nàng ở bến Đỗ Phụ và nàng đã hiện lên linh ứng cho vua Lê Thánh Tông, giúp quân nhà vua diệt trừ giặc. Thời gian siêu nhiên còn là việc sau khi mất, Bích Châu được vua hạ chiếu cho lập đền thờ, sắc phong thần có hai chữ “Chế thắng phu nhân” trong “Hải khẩu linh từ lục”; thời gian Đinh phu nhân gặp chồng, thời gian chiêm mộng của Hà sinh trước sự giáo huấn của Đinh phu nhân trong “An ấp liệt nữ lục”.
Tất cả những hiện tượng chiêm mộng kể trên trong Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm, được phản ánh nhằm giải thích những hiện tượng kỳ lạ, ly kỳ khó giải thích
95
trong dân gian, khiến cho câu chuyện nửa hư, nửa thực tạo sức hấp dẫn. Đây được xem như đã mở ra yếu tố dự báo trước thúc đẩy tiến trình phát triển của cốt truyện.
Bên cạnh đó, Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm là thời gian lịch sử kéo dài vô tận: nó có thể là thời gian của cả một triều đại, thời gian sinh mệnh của một đời người, thời gian lịch sử gắn với sự kiện có thật, thời gian tiên cảnh, thời gian sinh hoạt hằng ngày, thời gian tuần hoàn kéo dài.
Thời gian lịch sử, triều đại trong bốn truyện được chúng tôi thống kê trong bảng biểu sau:
STT Tên truyện Thời gian lịch sử, triểu đại
11 “Hải khẩu linh từ lục”
Lịch sử, triều đại nhà Trần, niên hiệu Long Khánh năm thứ tư (1376). Vua Trần Duệ Tông đem mấy chục quân đi đánh Chiêm Thành.
22 “An Ấp liệt nữ lục”
Lịch sử Hoàng triều khoảng niên hiệu Vĩnh Thịnh, thời vua Lê Dụ Tông, ở làng An Ấp, Nghệ An, có một vị tiến sĩ trẻ tuổi chết năm Ất Mùi (1715).
33 “Vân Cát thần nữ lục”
Lịch sử bắt đầu từ thời Vua Lê Anh Tông, ở An Thái, có xã Vân Cát là một làng nổi tiếng ở huyện Thiên Bản, gắn với Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong truyền thuyết dân gian.
44 “Bích Câu kỳ ngộ” Thời gian lịch sử bắt đầu từ niên hiệu Vĩnh Hựu
năm thứ nhất (1735)
Thời gian sinh mệnh: Trong “Hải khẩu linh từ lục” là thời gian sinh mệnh của nàng Bích Châu đã tự nguyện trẫm mình, hy sinh vì nhà vua và giải thoát cho nhà vua khỏi kiếp sóng biển. Thời gian sinh mệnh của cả một đời người Giáng Tiên trong
“Vân cát thần nữ lục” từ khi sinh ra đến khi lớn lên và kết duyên và trở thành một Thánh Mẫu hiển linh.
Thời gian siêu nhiên: nơi Tú Uyên trong “Bích Câu kỳ ngộ” học đạo tu luyện thành tiên “Một hôm mây móc bện quấn ngay giữa sân nhà, trong đám mây ấy có một con hạc trắng ngậm thư bay xuống, chàng cùng con là Trân và Giáng Kiều đến cưỡi hạc bay đi, không biết đi đâu” [10, tr.194].
96
Có thể nói, những phương diện thi pháp quan trọng góp phần xây dựng một thế giới nghệ thuật ly kỳ, mang đậm sắc màu tín ngưỡng thì thời gian chính là điểm tựa còn không gian chính là bối cảnh. Thông qua trí tưởng tượng phong phú Đoàn Thị Điểm chấp bút, xây dựng thành công đại tự sự tác phẩm Truyền kỳ tân phả gần gũi với đời sống dân gian, cũng phản ánh rõ nhiều quan niệm tín ngưỡng trong đời sống cộng đồng người Việt. Trong hai yếu tố không gian và thời gian tác giả chú ý không gian nghệ thuật nhiều hơn: không gian trần thế, không gian thiên đình, không gian lễ hội, không gian nhà chùa, không gian cung đình, không gian tự nhiên và không gian siêu tự nhiên. Còn trong tác phẩm Truyền kỳ tân phả khi nói về thời gian nghệ thuật, tác giả thường nói về thời gian lịch sử, thời gian đời người, thời gian siêu nhiên và thời gian tự nhiên.
Thể loại truyện truyền kỳ đã đem lại sự hồi sinh cho những quan điểm Nho giáo, Đạo giáo về sự chuẩn mực của đạo đức “trung – hiếu – tiết – nghĩa”. Truyện truyền kỳ đã mượn những yếu tố hoang đường- kỳ ảo mượn truyện xưa để phản ánh xã hội đương thời, hiện thực xã hội phong kiến, sự ý thức của con người đối với hiện thực. Cảm hứng sáng tác của Đoàn Thị Điểm khi sáng tác Truyền kỳ tân phả là lấy cái “ kì” để nói cái “ thực”. Tác phẩm có sự kết hợp của yếu tố kỳ ảo và hiện thực trong bút pháp nghệ thuật. Chuyện” Hải khẩu linh từ lục”, “ An ấp liệt nữ lục” dường như