Tín ngưỡng thờ Mẫu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tín ngưỡng dân gian trong Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm (Trang 55 - 65)

7. Đóng góp của luận văn

2.2.1. Tín ngưỡng thờ Mẫu

Văn học luôn là tấm gương phản chiếu đời sống hiện thực phản chiếu tâm hồn con người. Với đặc điểm địa lí thuận lợi Việt Nam luôn tiếp nhận nhiều luồng văn hóa đến từ nhiều vùng miền khác nhau, điều đó đã tạo lên một quốc gia với tín ngưỡng đa thần. Một trong những tín ngưỡng tiêu biểu đã trở thành nét đẹp và chiếm được lòng tin từ nhân dân, đó chính là đạo Mẫu - với hy vọng và niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh của các vị thần che chở cho con người.

Theo quan điểm của nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh, đạo Mẫu ở nước ta vốn bắt nguồn từ những yếu tố sơ khai nhất thời nguyên thủy, gắn với hình tượng ban đầu thờ nữ thần (thần Lúa) và thờ mẫu thần (bà Ỷ Lan). Mãi sau này, khi đời sống - xã hội phát triển, phải đến thế kỷ thứ XV - XVI đạo thờ nữ thần, mẫu thần bản địa Việt Nam có điều kện giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hóa các nước, đặc biệt là văn hóa Đạo giáo Trung Hoa, chúng ta đã đón nhận một số đặc điểm nào đó và từ đó mới hình thành nên Đạo Mẫu tam phủ, tứ phủ. Bởi lẽ đó, mà Đạo Mẫu có ba lớp: Thờ Nữ thần; Thờ Mẫu thần; Thờ Mẫu Tam phủ - Tứ phủ. Đỉnh cao của thờ Mẫu, chính là sự hòa trộn giữa tín ngưỡng thờ Nữ thần và Mẫu thần bản địa với ảnh hưởng của đạo giáo Trung Hoa.

So với tín ngưỡng thờ động thực vật và thờ Tứ pháp thì tín ngưỡng thờ Mẫu hoàn thiện muộn hơn nhưng có hệ thống bài bản hơn. Ở góc độ nào đó, tín ngưỡng thờ Mẫu còn bao hàm cả hiện tượng thờ Tứ pháp, Tứ phủ và thờ động thực vật. Đối với dân gian, tục thờ Mẫu có nguồn gốc từ thời tiền sử khi người Việt thờ các thần linh thiên nhiên. Mẫu chủ yếu là những vị nữ thần (người mẹ) đại diện cho tự nhiên nhưng đôi khi Mẫu cũng có thể là hóa thân của những bậc liệt nữ. Nghĩa ban đầu Mẫu (mẹ) đều chỉ người phụ nữ sinh ra con, có ý nghĩa tôn vinh, tôn xưng như Mẫu nghi thiên hạ: Mẹ Âu Cơ, Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn. Trải qua lịch sử, tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta đã phát triển hình thành tín ngưỡng Tam phủ (Thiên phủ, Nhạc phủ, Thoải phủ), Tứ phủ (ba phủ trên có thêm Địa phủ), trong đó thờ Mẫu Liễu Hạnh được liệt vào hàng Tứ bất tử trong thần phả, là vị nữ thần duy nhất trong bộ tứ đó, có một lai lịch nửa thiên giới nửa trần tục, tượng trưng cho những khát vọng tình yêu lứa đôi nơi trần thế. Mặc dù tín ngưỡng thờ Mẫu tuy ra đời muộn hơn tín ngưỡng thờ Tứ Pháp

51

nhưng lại có hệ thống bài bản hơn, hoàn thiện hơn. Ở góc độ nào đó, tín ngưỡng thờ Mẫu còn cho chúng ta thấy, ở một khía cạnh nào đó nó còn bao hàm cả hiện tượng thờ Tứ Pháp, tứ Phủ.

Thờ Mẫu chính là sự tin tưởng, ngưỡng mộ và được xem là văn hóa tâm linh thông qua hình thức thờ phụng những vị nữ thần gắn với các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ; được người đời cho rằng có quyền năng sáng tạo, bảo trợ và che chở cho sự sống của con người, thờ người có công với dân khi mất hiển linh phù trợ cho người an, vật thịnh: thái hậu, hoàng hậu, công chúa. Con người tìm đến với Mẫu để tìm chỗ dựa về tinh thần, tìm được sự che chở của người mẹ. Tín ngưỡng thờ Mẫu được bảo tồn qua lễ hội, qua niềm tin và qua đời sống tâm linh để tồn tại lâu dài trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo và nhiều loại hình tín ngưỡng khác nhau. Tuy nhiên, ngay từ khi hình thành, văn hóa Việt Nam đã mang tính thống nhất, nhưng vẫn có những nét riêng về văn hóa của mỗi tộc người sống trên cộng đồng lãnh thổ Việt Nam, đánh dấu sự khác biệt giữa tộc người này với tộc người khác.

Với loại hình dấu ấn tín ngưỡng thờ Mẫu này chúng ta có thể thấy Nguyễn Dữ cũng như một số Nho sĩ đương thời đã có công rất lớn trong việc ghi chép tản mạn những câu chuyện trong dân gian. Sau đó tiếp thu, có sự chỉnh sửa, làm cho những nhân vật nữ thần qua hình ảnh của những người phụ nữ tiết hạnh, hiếu lễ trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục không những mang màu sắc tín ngưỡng văn hóa dân gian mà còn in đậm cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Ông đã góp thêm tiếng nói của lòng nhân đạo vào dòng chảy của văn học dân tộc. Dấu ấn trong tín ngưỡng thờ Mẫu cũng nhờ vậy mà tỏa sáng trong lòng dân: nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương càng trở nên linh thiêng hơn sau khi câu chuyện về nàng được Nguyễn Dữ phản ánh trong tập truyện truyền kỳ của mình…

Có thể nói, sự tồn tại những tác phẩm truyền kỳ trung đại Việt Nam rất gần gũi với những câu chuyện kể thần tích, thần phả về một nhân vật, một ngôi đền nơi thờ tự những người có công với đất nước, với lịch sử dân tộc được tôn vinh và ngợi ca. Việc các nhà văn: Lê Thánh Tông, Nguyễn Dữ, Nguyễn Công Trứ hay Đoàn Thị Điểm sưu tầm những câu chuyện kể dân gian xây dựng thành một tác phẩm hoàn chỉnh ít nhiều cũng đã điểm tô và mang những dáng dấp của tín ngưỡng dân gian. Thánh Mẫu Liễu

52

Hạnh có thể tìm thấy dấu vết ở nhiều tác phẩm. Tầng tầng lớp lớp các truyền thuyết xoay quanh nhân vật này đã làm nên diện mạo của một tiên nữ giáng hạ phàm trần, ngao du sơn thuỷ, đàm đạo thơ văn, âm phù các đấng quân vương. Để sưu tầm xây dựng lên một hình tượng thờ Mẫu, các nhà văn phải mất một quá trình dài trên con đường khám phá mọi vùng miền của đất nước. Nếu như Nguyễn Dữ với tác phẩm “Truyền kỳ mạn lục” phải lặn lội một thời gian dài địa lý đến tận Tây Hồ, Hà Nam để xây dựng hình tượng thờ Mẫu của mình trong truyện “Người con gái Nam Xương”,

“Từ Thức lấy vợ tiên”, “Truyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu”. Thì trong truyện

Truyền kỳ tân phả, Đoàn Thị Điểm cũng không thua kém gì với sự chắp bút của “áng văn bậc đại gia” Nguyễn Dữ trước đó, nữ sĩ “Hồng Hà” của chúng ta đã phải vượt mọi nẻo đường từ Thanh Hóa, Lạng Sơn, Tây Hồ… để xây dựng thành công công trình nghiên cứu của mình vớihệ thống nữ thần xuất hiện tập trung ở bốn nhân vật tiêu biểu: Bích Châu, Đinh phu nhân, Giáng Tiên, Giáng Kiều. Họ là những người phụ nữ tiết hạnh hội tụ đầy đủ những vẻ đẹp “công - dung - ngôn - hạnh”, họ mang trong mình những vẻ đẹp lý tưởng của thời đại, những vẻ đẹp lý tưởng đáng được trân trọng và ngưỡng mộ được hiển linh thành tiên, thành thánh.

Để nhấn mạnh vai trò và vị trí của tác phẩm Truyền kỳ tân phả trong kho tàng văn học Việt Nam. Trong công trình nghiên cứu Sách Tổng tập văn học Việt Nam, tập 7, của Bùi Duy Tân chủ biên, đã nói về tập truyện ký chữ Hán. Truyền kỳ tân phả: “Hải khẩu linh từ kể chuyện nàng Bích Châu, tài sắc là cung phi của vua Trần Duệ Tông đã vì đất nước dâng vua bản Kê minh thập sách, sau lại vì vua nhảy xuống biển sâu. Vân Cát thần nữ, kể về Bà chúa Liễu Hạnh vốn là tiên nữ, giáng trần với khát vọng sống và yêu rất mãnh liệt. Cuộc đời Liễu Hạnh với hai lần giáng trần, là sự khẳng định và thể hiện khát vọng tự do, tình yêu giữa chốn trần gian. Liễu Hạnh là một nhân vật diệu kỳ. Trong tín ngưỡng dân gian, bà là một Thánh mẫu, là một trong tứ bất tử nơi thế giới u linh được nhân dân thờ phụng suốt mấy trăm năm nay. Vân Cát thần nữ là một tư liệu quý, có niên đại sớm về Liễu Hạnh và tín ngưỡng thờ mẫu” [60, tr.453 - 454].

Với tài năng văn tài và khả năng “cố định các truyền thuyết, huyền thoại mới nổi đến thế kỉ XVIII”, Đoàn Thị Điểm kế thừa nền văn học trước đó bằng việc hóa thân của các nữ anh hùng, đó là những người có công với đất nước khi mất họ hiển

53

linh phù trợ cho người an vật thịnh qua hình tượng nàng Bích Châu nguyện thác sinh bảo toàn tính mạng nhà vua và quân thần trước biển sóng gào thét trong “Hải khẩu linh từ lục” mai sau được người đời ngợi ca và lập đền thờ hương khói nghi ngút. Đó là bậc liệt nữ trong “An Ấp liệt nữ lục”, có một tình yêu son sắt, thủy chung, mãnh liệt với chồng. Khi chồng mất, Đinh phu nhân quyết chết theo chồng, không phải bởi lễ giáo hà khắc mà là mong muốn tìm kiếm hạnh phúc thật sự cho mình cùng chồng ở thế giới bên kia và là biểu hiện của một hình mẫu lý tưởng thủy chung “xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” của thời đại được người đời suy tôn xây đền. Đó là người phụ nữ có nhu cầu hạnh phúc - một ước muốn, nhu cầu chính đáng của con người, khao khát tình yêu đôi lứa, hạ trần nhất quyết kết duyên. Trong “Bích Câu kỳ ngộ”. Điều đặc biệt hơn cả, Đoàn Thị Điểm đã xây dựng thành công đại tự sự mang dấu ấn tín ngưỡng tâm linh về Mẫu Liễu Hạnh trong một khoảng không gian, vũ trụ rộng lớn trên mọi vùng miền của đất nước để tìm ra một hình tượng Mẫu Liễu Hạnh hoàn chỉnh nhất. Đó là những dấu chân, dấu tích tiên chúa giáng trần, những câu chuyện huyền thoại lưu truyền trong dân gian thông qua những chuyến ngao du sơn thủy, đàm đạo thơ văn, ban phúc, giáng họa trên nhiều địa bàn, tỉnh địa phương khác nhau như: Thiên Bản, Lạng Sơn, Tây Hồ, Nghệ An, Thanh Hóa… và một thời gian mang tính vĩnh cửu: thiên đình, giáng sinh, trở về thiên đình, tái sinh, tiếp tục chu du giữa thiên đình và hạ giới để được khói hương nghi ngút ngàn thu trong “Vân Cát thần nữ lục”. Nàng dám từ bỏ cung tiên, dám yêu hết mình, bất chấp các lễ nghi phong kiến, chỉ cần “trông lên mặt trăng đính ước, hướng lên trời lạy tạ”. Đoàn Thị Điểm đã xây dựng một cách đầy đủ nhất về vị nữ thần Liễu Hạnh linh thiêng này, mà cơ sở của nó là tín ngưỡng thờ Mẫu của đạo Phật - một tín ngưỡng bản địa gắn với những yêu cầu thiết thực của đời sống tâm linh, đồng thời sau khi xuất hiện, góp phần nâng tục thờ Mẫu lên một trình độ cao hơn và toàn diện hơn, được người đời tôn sùng trở thành hiện thân của Thánh Mẫu cao cả.

Theo Truyền kỳ tân phả của Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm thì thánh Mẫu Liễu Hạnh vốn là con gái Ngọc Hoàng, tên hiệu là Quỳnh Hoa công chúa, nhưng vì sơ suất trong buổi tiệc mừng thọ đức vua cha làm vỡ chén ngọc nên bị đầy giáng trần làm con gái ông Lê Thái Công người thôn An Thái, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định lấy tên là Giáng Tiên, người thông minh xinh đẹp lại vừa có tài cầm - kỳ - thi - họa. Theo đúng như ghi chép vào thế kỷ XVIII thì mảnh đất Nam Định là nơi Mẫu Liễu Hạnh giáng

54

sinh. Năm mười tám tuổi được gả cho Đào Lang, sinh được hai người con một nam một nữ. Đến năm hai mươi mốt tuổi bà đột ngột qua đời, để lại nỗi tiếc thương cho gia đình và người chồng. Kỳ lạ thay, sau bao ngày rời xa trần gian bà quay trở về dương gian đoàn tụ gia đình sau những tháng năm xa cách. Lần giáng thế này bà xin vua cha được ở lại trần gian để giúp dân hộ quốc, giúp vua dẹp giặc xâm lăng bờ cõi, nhờ những công lao to lớn ấy của bà, nhân dân đã lập đền thờ và được vua sắc tặng phong. Từ đó sự tích về Mẫu Liễu Hạnh được hư cấu bởi những yếu tố ly kỳ, huyền ảo mang đậm tính chất dã sử, huyền thoại đặc biệt là cuộc kỳ ngộ với trạng Phùng Khắc Khoan và hai người bạn họ Lý, họ Ngô trong chuyến ngao du qua Tây Hồ đóng vai trò nhân vật chính (cô hàng nước) với đối đáp văn thơ sắc sảo. Tiên Chúa đi khắp nơi hiển linh, lúc vờn mưa cưỡi mây, lúc chơi trăng cợt gió. Tất cả sông lớn, chùa tháp danh thắng ở các nơi không chỗ nào là không có bút tích lưu đề dấu tích của Mẫu Liễu Hạnh. Cuộc đời của Thánh Mẫu Liễu Hạnh những dấu ấn tín ngưỡng được lưu lại thành những mô típ tượng đài bất tử: trong đó nổi bật là quần thể di tích và lễ hội phủ Dầy ở Nam Định, những ngôi đền thiêng đánh dấu sự xuất hiện, hạ trần của Mẫu: Thanh Hóa, Tây Hồ… mà tác giả Đoàn Thị Điểm đã đề cập đến trong tác phẩm của mình. Đặc biệt hơn cả, Mẫu Liễu Hạnh có nhiều duyên nợ với kinh thành Thăng Long, hình tượng về vị thánh Mẫu Liễu Hạnh linh thiêng, được nữ sĩ “Hồng Hà” kì công chấp bút, khắc họa và nhấn mạnh nhất được thể viện trọn vẹn nhất trong truyện “Vân Cát thần nữ lục”. Trong tác phẩm Đoàn Thị Điểm có viết như sau: “Thời gian sau, Tiên chúa trở về Đông Kinh, thường đi lại đất Tràng An, các nơi như Hoà Nhai, Báo Thiên, Hoàng đình Đình Ngang, Đông Tân… không ngày nào là không lui tới, người thường không biết đâu mà lường tung tích” [10, tr.110]. Thánh Mẫu Liễu Hạnh còn gặp gỡ và đề thơ xướng hoạ với danh sĩ Phùng Khắc Khoan và người bạn của ông trong một giai thoại được lưu truyền phổ biến. Sự tồn tại và truyền bá tín ngưỡng Mẫu Liễu ở Thăng Long lúc này là một dấu hiệu của sự phong phú, đa dạng và thông thoáng rộng mở của không gian tâm linh ở Thăng Long thời Mạc, bên cạnh đó những nơi thánh Mẫu đi qua đều có dấu ấn để lại, với những đền thờ được xây dựng.

Đáng chú ý khi nhắc về Tiên Chúa, Đoàn Thị Điểm ghi chép, sưu tầm rất kỳ công, Đoàn Thị Điểm có viết Tiên Chúa gặp họ Phùng và hai người bạn họ Lý, họ Ngô. Họ gặp nhau ngày đầu hè, sắc trời sáng sủa, ba người đi qua một dải vườn thượng lâm gió mát thoảng đưa hương sen thơm nức, không bao lâu đã đến bờ Hồ

55

Tây. Rồi nàng làm thơ với Phùng Khắc Khoan. Người ấy nghe xong, vội vàng vái chào, ngẩng đầu lên thì chẳng thấy ai nữa, tìm lùng khắp cả trong chùa, không thấy tung tích gì. Tiên chúa đi khắp nơi trong chốn trần gian, mang trong mình một năng lực siêu nhiên phi thường khi dời Hồ Tây, đến làng Sóc ở Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nam… có một dải rừng đào, núi vòng phía nam, khe bọc hòn đá trắng. Khi ở phố Cát thuộc Thanh Hóa: Địa phương ấy núi non xinh đẹp, cây cỏ xanh tươi, có suối thường nước chảy suốt ngày đêm, có đường lớn đi qua nam bắc. Tiên chúa thường hiển linh, người lành được phúc, kẻ ác bị tai vạ. Dân trong vùng cùng nhau lập đền thờ, Tiên chúa còn giúp vua tiêu trừ giặc, được ghi vào từ điển và được thờ phụng tôn nghiêm kính cẩn, khói hương nghi ngút ngàn thu. Thánh Mẫu Liễu Hạnh luôn chiếm vị trí quan trọng trong tâm thức của người Việt nam nói chung và đặc biệt với người Thanh hoá nói riêng:

“Chẳng thiêng cũng bụt chùa nhà, gái Thanh Hóa nữ thần có một Đẹp nhất là tiên hạ giới, cõi nam thiên bất tử hòa tư”.

Từ cơ sở tìm hiểu tín ngưỡng Tam phủ, Tứ phủ, với sự ra đời của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, một tôn giáo bản địa sơ khai được hình thành. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, không phải bỗng dưng hình ảnh về người phụ nữ được đề cao. Theo văn hóa của người Việt thì từ lâu Mẫu chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống của mỗi gia đình. Vì vậy, dân gian luôn có tục thờ các nữ thần đại diện cho thiên nhiên: mẹ đất, mẹ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tín ngưỡng dân gian trong Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm (Trang 55 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)