Tín ngưỡng thờ thần linh thờ cúng người chết thiêng, người có công với nước,

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tín ngưỡng dân gian trong Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm (Trang 65)

7. Đóng góp của luận văn

2.2.3. Tín ngưỡng thờ thần linh thờ cúng người chết thiêng, người có công với nước,

nước, liệt nữ

Tín ngưỡng sùng bái con người là một trong những tín ngưỡng điển hình nhất phản ánh cái nhìn, tư duy tiến bộ của con người. Một trong những dạng thức tiêu biểu nhất của tín ngưỡng sùng bái con người là sự tôn thờ các vị thần linh, đó là: các vị tổ tiên anh hùng dân tộc, những người liệt nữ, nữ thần, những người chết thiêng, người có công gây dựng cứu nước hay những kiếp người oan khuất chết oan nơi trần gian.

Trong tâm thức văn hóa dân gian, hình ảnh nữ thần được xem như những con người có phép lạ siêu nhiên mang lại sinh khí cho thế giới xung quanh diễn ra trong

61

giới tự nhiên, thông thường nữ thần được khắc họa với hình ảnh của những thiếu nữ trẻ trung, xinh đẹp và quyến rũ. Liệt nữ là hình mẫu lý tưởng mà các triều đại phong kiến luôn hướng đến làm chuẩn mực để giáo dục đạo đức cho người phụ nữ, họ là những người phụ nữ dám hy sinh tính mạng để bảo toàn trinh tiết, thể hiện lòng chung thủy với chồng, thậm chí là hi sinh tính mạng bảo vệ đất nước. Những người sớm bộc lộ tài năng của bản thân lúc nhỏ, họ là người có công với đất nước: dám xả thân vì nước, cứu nước thoát khỏi những nguy hiểm được người dân suy tôn thành những vị thần, thánh nhân - những con người bất tử. Trong toàn bộ đời sống văn hóa phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng: những người liệt nữ, liệt phụ, những người chết thiêng, có công với đất nước thường là những nhân vật có thật trong lịch sử, được nhân dân tôn sùng lập đến, miếu, quán để ngợi ca, ghi nhớ công ơn.

Văn xuôi trung đại Việt Nam, thế kỷ XVI, hình ảnh các vị thần linh: những liệt nữ, những người có công với đất nước, những kiếp người chết oan nơi trần gian được chắt lọc, xây dựng thành tượng đài bất tử đã được phản ánh rất nhiều trong văn học. Hình ảnh những người liệt nữ không nề hà hy sinh thân xác để bảo vệ danh tiết, được xem là một nét văn hóa đẹp và khá nổi bật ở Việt Nam. Mặc dù, những kiểu nhân vật: nữ thần, liệt nữ, tiên liệt, những kiếp người oan khuất nơi trần gian, người có công với đất nước được suy tôn, ngợi ca không phải là một kiểu nhân vật mới. Trước Đoàn Thị Điểm đã có rất nhiều tác giả viết về kiểu nhân vật này như: Hồ Nguyên Trừng, Nguyễn Dữ... nhưng mỗi tác phẩm khi đề cập đến những nhân vật đều ít nhiều mang dấu ấn văn hóa tín ngưỡng đặc sắc. Trong truyện Nam ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng kể về cuộc đời của Lê Thái Hậu theo chuẩn đạo đức xã hội Nho giáo đề ra - nhân vật liệt nữ người thật, việc thật điển hình trong xã hội. Tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ đã chú ý đến hình ảnh những người liệt nữ hay ít nhiều mang dáng dấp liệt nữ - người phụ nữ lý tưởng dám hi sinh bảo toàn danh tiết, họ sẵn sàng xem nhẹ thân xác, tính mạng chứng minh sự trong sạch của bản thân bằng cách tìm đến cái chết, họ tự vẫn, sẵn sàng quyên sinh thông qua hình tượng ba người phụ nữ tiêu biểu: Nhị Khanh trong truyện “Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu” bị gã chồng tệ bạc đem gán cho người đàn ông khác vì thua bạc nên tử tiết, nàngVũ Nương son sắt một lòng trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” sẵn sàng tìm đến cái chết để chứng minh cho sự trong sạch của bản thân khi chồng ghen tuông nghi ngờ sự thủy chung của nàng, Lệ Nương trong truyện “Chuyện Lệ Nương”. Trong sáng tác của

82

Trong truyện “Hải khẩu linh lục” từ có nhân vật trung tâm về nữ giới là nàng Bích Châu, cung phi của vua Trần Duê ̣Tông.

Truyện thứ hai “An Ấp liệt nữ lục”, ở đây nhân vật nữ là con gái nhà quan người họ Nguyễn, sau lấy Đinh Hoàn và người đời thường goị là Đinh phu nhân.

Truyện thứ ba “Vân Cát thần nữ lục” nhân vật nữ giới là nàng Giáng Tiên , con gái ông Lê Thái Công ở thôn An Thái, xã Vân Cát, huyêṇ Thiên Bản.

Truyện thứ tư “Bích Câu kỳ ngộ” có nhân vâṭ nữ là nàng tiên nữ Giáng Kiều ở núi Nam Nhạc

Đến với truyện “Hải khẩu linh từ lục” - nàng Bích Châu, xuất thân trong gia đình quan lại có phẩm chất tốt đẹp. Ngoài tính đứng đắn, tư dung xinh đẹp, Bích Châu còn là người luôn lo nghĩ cho đất nước, có tài năng thiên mệnh quân sư: thông hiểu về âm luật, thảo Kê minh thập sách dâng vua: “Một là năng giữ cõi gốc của nước, trừ hà bạo thì lòng mới yên vui. Hai là giữ nếp cũ, bỏ phiền nhiễu thì kỉ cương không rối. Ba là nén kẻ quyền thần để ngăn ngừa chính sự mọt nát. Bốn là thải bớt kẻ nhũng lạm để trừ tệ khoét đục của dân. Năm là xin cổ động Nho phong, khiến nửa bó đuốc cùng ánh mặt trời cùng soi sáng. Sáu là mở đường cho người nói thẳng để cho cửa thành cùng với đường can gián đều mở toang. Bảy là cách kén quân nên chú trọng dũng lực hơn là cao lớn. Tám là chọn tướng trước cần người thao lược, sau mới căn cứ vào thế gia. Chín là khí giới quý ở bền sắc không chuộng hình thức. Mười là trận pháp cốt cho chỉnh tề cần chi điệu múa” [10,tr.44 – 45], lời bàn trên không chỉ chứng tỏ tư chất phi phàm, trí tuệ hơn người của nàng mà còn cho chúng ta thấy một tấm lòng trung quân ái quốc, hết mực vì dân và đã được nhà vua ghi nhận rằng: “Không ngờ một nữ nhi lại thông tuệ đến thế! Thật là một Từ phi ở trong cung của Trẫm vậy” [10, tr.42]. Lúc vua tôi nhà Trần sắp sửa binh nhung để đi đánh Chiêm Thành, vua đã quyết nhưng nàng hết sức khuyên ngăn, bày tỏ quan điểm dùng đức để chinh phục nhân tâm “Nhưng thánh nhân rộng lượng bao dung, không thèm dùng với chó dê để so sánh và trị đạo trước gốc sau ngọn, xin nghi binh cho dân chúng yên hàn, trị cái rắn dùng mềm, phục người xa lấy đức” [10, tr.44]. Dường như lời nói của nàng trùng khớp với tư tưởng vì dân vì nước trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Khi nhà vua nhất mực không nghe nàng cảm thấy hổ thẹn “Nghĩa vua tôi, ơn vợ chồng, đã không hay can ngăn để giữ nền bình trị, lại

83

không biết khéo lời để ngăn lòng hiếu chiến, thật là sống thừa trong cõi trời đất vậy”

[10, tr.44]. Hành động cao đep ̣ hơn cả của Bích Châu thấm đẫm tính nhân đạo sâu sắc, nguyện hi sinh vì đại nghĩa, gieo mình cho tên Giao thần hung ác “Thiếp tuy phận gái nhưng cũng được theo ngòi bút nghiên, có tin mê những việc ma quỷ đâu. Nhưng khốn việc đã đến nơi, thế không dừng được. Ví bằng nấn ná, e rằng xảy ra tai biến to, có khi hải thuyền bị vỡ tan vậy. Vả lại trong khi hành quân, tướng sĩ là trọng, ân ái là nhẹ, đời xưa có người giết vợ vứt con cũng là do vạn bất đắc dĩ.” [10, tr.49] và không quên lấy cái chết của mình để làm thức tỉnh nhà vua sau này “Sau khi thiếp chết, xin bệ hạ sửa văn nghỉ võ, sẻn dùng người hiền, làm điều nhân nghĩa như đế vương. Dựng nước lâu dài cho nhà nước, được như thế u hồn của thiếp có thể ngậm cười nơi chín suối”

[10, tr.44]. Truyền kỳ tân phả - Đoàn Thị Điểm nhắc nhở vua: “trừ hà bạo”, “bỏ phiền nhiễu”, “nén quyền thần, “thải bớt kẻ nhũng lạm” đã chứng tỏ đội ngũ quan lại của bộ máy triều chính đương thời, với dân lành thì tàn bạo, tham ô, nhưng trước Giao thần thì tất cả đều bất lực, chỉ biết trông chờ vào sự hiến thân của một thiếu phụ, mà người này lại là ái phi của nhà vua. Sau khi chết nàng trở thành phúc thần luôn giúp đỡ đất nước, báo ứng rất thiêng và được nhân dân thờ phụng. Đến đời vua Lê Thánh Tông đi qua, sau khi giúp Bích Câu viết tờ hịch để trừng trị Giao Thần phục tội, đã đề tại miếu của Chế Thắng phu nhân thơ sau:

Hu ta bách vạn hùng bi lữ, Bất cập thư sinh nhất hịch văn.

Nghĩa là: Than ôi

trăm vạn quân hùng mạnh,

Lại kém thư sinh một hịch văn. [10, tr.61].

Ở truyện “An ấp liệt nữ lục” nhân vật nữ giới ở đây là Đinh phu nhân, nàng là con gái nhà quan, về tư dung thanh nhã, cử chỉ đoan trang, thêu thùa rất khéo, lại giỏi văn thơ, khi về nhà chồng thì tu sửa mình theo khuôn phép. Một hôm, chồng ngủ dậy muộn, bà đã làm bài thơ “Thoát Trâm” khuyên bảo khi thấy Đinh Nho Hoàn lơ việc nước.

Nhật xuất đoan phi nguyệt xuất quang, Lương quân độc tự ý tiên sàng

84

Chu công vị ngộ quan tâm thiết, Tương thủy hà phương khứ lộ trường.

Nghĩa là:

Mặt trời mọc rạng đông rồi, không phải ánh sáng mặt trăng nữa, Thế mà lang quân vẫn còn nằm chễm chệ trên giường thất bảo Chồng đã không như Chu Công ngồi đợi sáng toan lo việc nước

Thiếp đành theo gót Tương phi không quản đường cùng trẫm mình dưới sông tự vẫn.” [10, tr.65].

Bên cạnh sự yêu thương quan tâm, nhắc khéo chồng lơ là việc nước. Đinh phu nhân còn hiện lên là một người vợ có phẩm chất là thương yêu chồng và giữ được lòng tiết nghĩa đối với chồng. Nàng lo ngại cho chồng khi chồng nàng phải đi sứ sang Trung Quốc “lang quân thể chất vàng ngọc, dấn thân vào nơi giá lạnh, lên núi lội nước, gội gió tắm mưa, tiêu điều nơi đất khách, vất vả phong trần, khi ấy mỗi người một nơi, thiếp này dù có can trường như sắt đá cũng không tài nào lo được”. Và rồi khi chồng chết, nàng cũng chết theo để giữ trinh tiết cùng với chồng.

Truyện “Vân Cát thần nữ lục” nhân vật nữ là Giáng Tiên có một tư dung xinh đẹp, chăm lo đọc sách, hiểu về âm luật, thổi ống tiêu, gảy đàn rất giỏi. Giáng Tiên lấy Đào Lang, khi về nhà chồng thờ cha mẹ chồng rất có hiếu, sau đó sinh được một người con trai và một người con gái, tự nhiên tiên nữ không có bệnh gì mà mất. Khi tiên nữ về trời và đựơc Thượng Đế phong làm “Liễu Hạnh công chúa” cho trở xuống trần gian. Khi trở xuống trần gian tiên nữ thăm bố mẹ, thăm chồng, thăm con và sau đó hai lần làm thơ xướng họa với trạng nguyên Phùng Khắc Khoan, làm cho danh sĩ đương thời cảm phục, nàng hiển linh đi đây đi đó để làm phúc và chỗ nào cũng có bút tích lưu đề. Nàng đi đến đâu thì người lành được hưởng phúc và kẻ ác thì bị tai vạ. Sau này, Tiên chúa còn giúp quân nhà vua tiêu trừ giặc, sau khi chết nàng được triều đình khắc tượng lập đền thờ.

Truyện “Bích Câu kỳ ngộ”, tiên nữ Hà Giáng Kiều dùng thơ làm mối tơ duyên Tú Uyên, cùng chồng xướng họa, khi chứng kiến chồng ham mê rượu chè, hằng ngày sống trong cảnh phấn hương là lượt, muốn ép nàng cùng uống rượu, nàng lấy thơ can ngăn chồng uống rượu.

85

“Khuyến quân tu ái thiếu niên thân, Mạc hướng hàn bôi lãng độ xuân, Chí sĩ mỗi nhân đa ẩm đãng, Phú ông tằng hối mãi hoan bần. Hà Đông bãi khứ duyên tao xú, Thái Bạch vong quy vị khúc thần, Bất tín tửu vi cường ngộ dược, Tinh thì khí khán túy thì nhân?” Nghĩa là:

Chàng nên quý tấm thân tuổi trẻ, Đừng say sưa bỏ phí xuân quang, Rượu thì tính cũng loang toàng,

Rượu thì giàu cũng toang hoang cửa nhà. Hà Đông bỏ cũng là hơi bã,

Thái Bạch quên vì bả men say, Rượu là thuốc độc không hay,

Tỉnh rồi coi lại người say thế nào?” [10, tr.179].

Ngoài tài năng làm thơ văn, xướng họa. Nàng còn là một người vợ biết lo toan, chu toàn việc gia đình, phụng thờ gia tiên rất có hiếu“Nàng từ sau tiệc vui đuốc hoa, phụng thờ gia tiên rất có hiếu, trông nom việc nhà rất chăm chỉ, nâng niu khăn lược, cung phụng cấp dưỡng, không chỗ nào chàng không vừa ý” [10, tr.178]. Khi Tú Uyên quen thói rượu chè, trong cơn say lỡ đuổi đánh Giáng Kiều khiến nàng bỏ đi, nhưng nàng cũng không bỏ rơi Tú Uyên. Chính Giáng Kiều như một vị cứu tinh đã cứu Tú Uyên, sau đó sinh con đẻ cái cho chàng, giúp chàng tu luyện học đạo cầu tiên dứt bỏ cõi trần. Người trong phường cho là Trần tiên sinh đắc đạo thành tiên, lập đền thờ, nay chùa An Quốc chính là di tích còn lại.

86

Bốn truyện trong Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm cho thấy các nhân vật nữ ở đây đều có phẩm chất tốt đẹp: dũng cảm hi sinh vì đất nước, thuỷ chung với chồng, thương yêu con cái và ở họ luôn hội cái tài: tài quân sư và tài thơ phú, sau khi chết đều được ca ngợi truyền tụng và đều được nhân dân thờ phụng chu đáo. Thờ ở đây là phục những cái tài của những người phụ nữ này mà thờ, chứ không phải thương mà thờ cúng, các nhân vật nữ của Đoàn Thị Điểm là những nhân vật lịch sử, đều được dân gian hoá, thần thoại hoá, vừa bình thường, vừa phi thường, vẻ đẹp của họ là một vẻ đẹp cao cả.

Đoàn Thị Điểm - một nhà văn có quan niệm về con người gần với dân gian hơn,

Truyền kỳ tân phả đã tạo sự quan tâm đặc biệt đến người phụ nữ, góp phần đưa người phụ nữ trở thành nhân vật trung tâm trong đời sống văn học thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX. Tác phẩm có sự cảm thông với số phận người phụ nữ, thông qua những vẻ đẹp ánh lên từ phẩm chất tâm hồn. Trước đấy, hình ảnh người phụ nữ trong tác phẩm

Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ thường rơi vào thế bị động, không lối thoát. Họ tìm đến cái chết như Nhị Khanh, Vũ Nương… để chứng minh sự chung thủy của chính mình trong bế tắc của sự đau khổ, nghi ngờ, ghen tuông đến tuyệt vọng. Nguyễn Dữ chủ yếu nhìn người phụ nữ ở thế bị động, ông tập trung khá nhiều cho nhân vật nam: đó là những ẩn sĩ tiều phu núi Na, hay tú tài họ Viên, tử sĩ họ Hồ, hoặc Ngô Tử Văn, Hồ Tông Thốc... với bản chất ngay thẳng, trong sạch, khí tiết. Tiép cận tác phẩm

Truyềnkỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm, hình tượng nhân vật nữ đã là một nét nhấn đậm có chủ ý, người phụ nữ có chức năng tối cao trong gia đình, tài năng được phát huy trong mọi phương diện và dường như đôi khi chính người nam giới lại phụ thuộc, nhờ sự giúp đỡ vào họ như Đinh Nho Hoàn được vợ khuyên học hành đèn sách làm quan trọng “An ấp liệt nữ lục”, chàng Tú Uyên được vợ giúp học đạo tu luyện thành tiên trong “Bích Câu kỳ ngộ”…

Tác phẩm Truyền kỳ tân phả chính là bức tranh giải phóng người phu ̣nữ trong xã hội phong kiến, đề cao cái tài, đức hạnh của họ. Bên cạnh việc đề cập thực trạng xã hội thời phong kiến, Đoàn Thị Điểm còn phản ánh tinh thần tự hào dân tộc thông qua hình ảnh về những người phụ nữ với cách nhìn đầy nhân văn. Với truyện “Hải khẩu linh từ”, phẩm chất của nàng Bích Châu được đề cao không chỉ là một người tài giỏi, am hiểu luật được vua yêu quý, mà phẩm chất đạo đức đáng quý ở nàng chính là luôn

87

suy nghĩ về sự thịnh - suy của đất nước. Nàng còn giúp vua việc nước, sẵn sàng hy sinh trẫm mình xuống biển để nhà vua và toàn quân trong triều được bình yên. Có thể nói Bích Châu là một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, có đức hạnh mẫu mực theo luân lý Nho giáo, tần tảo dịu dàng mà cũng không kém phần hiên ngang bất khuất. Dùng mấy câu “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” để ca

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tín ngưỡng dân gian trong Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)