7. Đóng góp của luận văn
2.1.2. Hiện tượng thác hóa (đầu thai xuống trần, đày ải xuống trần, giáng trần, kiếp
kiếp trước, hóa thân…)
Với quan niệm “vạn vật hữu linh”, tức mọi vật trên thế gian đều được cấu tạo bởi hai phần riêng biệt là thể xác và linh hồn. Trong đó, thể xác chỉ là nơi trú ngụ mang tính chất tạm thời còn cái tồn tại vĩnh viễn là linh hồn, chết chưa hẳn là hết, đó là sự hóa thân cho một khởi đầu mới. Nên từ lâu trong tín ngưỡng tâm linh cổ xưa của người Việt khi còn sống phụ thuộc vào thế giới tự nhiên, thiếu sự hiểu biết, họ sùng bái tự nhiên và coi đó là đấng toàn năng vĩ đại, họ tin rằng: con người và vạn vật là sản phẩm của thần linh và chịu sự chi phối, cũng như điều khiển của các vị thần (Trời- Đất- Nước..). Như một hệ quả tất yếu những đấng siêu nhiên đó có thể dễ dàng biến hóa để trở thành người thường, thành sự vật, hiện tương, hoặc dễ dàng biến đối tượng này thành đối tượng khác, nhằm mục đích ban thưởng hay trừng phạt.
Trong các tác phẩm văn học dân gian, cũng như các tác giả văn học trung đại, nhằm nâng cao niềm tự hào dân tộc, sự tôn kính, thường gắn kết các vị anh hùng dân tộc với những điều kỳ lạ. Đặc biệt trong văn học dân gian với thể loại truyền thuyết, điều kỳ lạ các nhân vật anh hùng này không thể được thể hiện ở yếu tố thụ thai thần kỳ, khả năng phi thường khác lạ, những chiến công kỳ vĩ mà còn cả ở sự ra đi, trong một khoảng thời gian ngắn gắn với một hoàn cảnh đặc biệt: biến cố, trợ giúp đánh giặc, ban tặng… sau khi hoàn thành sứ mệnh của mình, họ không chết mà dần đi đến sự bất tử. Đó là sự ra đời kỳ lạ của Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng, thông qua bà mẹ tò mò ướm chân bên một vết chân rất to. Khi đất nước có giặc Ân xâm lược, vua hạ lệnh cầu người tài, Thánh Gióng lập tức biết nói tham gia dẹp giặc. Được dân chúng góp gạo, giúp sức từ một cậu bé bỗng “lớn nhanh như thổi”, “ áo quần vừa may xong đã thấy chật, thấy ngắn, lại phải mang vải lụa tới để chắp nối thêm”. Sau khi thắng trận, Thánh Gióng dừng chân ở chân núi Sóc Sơn cởi áo giáp,
44
cùng người và ngựa bay thẳng lên trời. Đó là sự hóa thân của công chúa Mị Châu chết biến thành ngọc sáng trong trong truyền thuyết An Dương Vương, Mị Châu - Trọng Thủy “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha , chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị ngươi lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù” [37, tr.43]. Với người dân họ tin rằng các nhân vật phi thường đó không chết mà chỉ đơn giản chấm dứt cuộc sống trần tục và chuyển sang một vị thế khác trong thế giới tâm linh khác gọi là thác hóa. Thông qua hình tượng các nhân vật điển hình được dân gian thần thánh hóa trở thành những biểu tượng: bậc thánh nhân, bậc hiền tài, kì tài, tài nữ… đi vào những trang sử, trở thành một biểu tượng ngợi ca mang nét văn hóa tâm linh tín ngưỡng trong cộng đồng Việt Nam. Trên bình diện tâm lý, mô típ thác hóa nhằm thoả mãn ước vọng dân gian, rằng người hùng của mình sẽ không bao giờ chết, họ xứng đáng được nhân dân tôn sùng, ngợi ca thông qua việc thờ cúng, lễ hội… Thông thường hiện tượng thác hóa tập trung vào những nhân vật chính diện để thực hiện một chức năng và nhiệm vụ khác nhau.
Trong văn xuôi tự sự trung đại, mô típ thác hóa được thể hiện rất phong phú và đa dạng trong thể loại truyện truyền kỳ: Công dư tiệp ký, Lan Trì kiến văn lục, Lĩnh Nam chích quái lục, Tang cương ngẫu lục… Trong Tang thương ngẫu lục, rắn hóa thân thành Thị Lộ để trả thù Lê Trãi trong truyện “Ông Lê Trãi”; thuồng luồng hóa thân thành học trò của Chu Văn Trinh trong truyện “Ông Chu Văn Trinh”. Trong Lan Trì kiến văn lục, rắn hóa thân thành người để giao hoan với phụ nữ trong truyện “Đứa con của rắn” hay ngao du sơn thủy truyện “Rắn thiêng”, hổ hóa thân thành người phụ nữ để cứu người truyện “Con hổ nhân đức”. Với tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, chúng ta dễ dàng bắt gặp nhiều mô típ hóa thân khác nhau của thần tiên, những anh hùng tiết nghĩa, những thần ma quỷ quái: Đó là sự hóa thân của Vũ Nương biến thành ngọc để chứng minh cho sự trong sạch của bản thân khi chồng nghi oan, khiến nàng tìm đến cái chết trong truyện “Người con gái Nam Xương”. Đó là sự hóa thân của đôi tình nhân Vô Kỷ, Đào Thị trong “Đào thị nghiệp oan ký”, hoá thân thành hai đứa trẻ sinh đôi Long Thúc, Long Quý với sự ra đời kỳ lạ với tư chất bất phàm, lên mười tuổi đã biết nói, lên tám tuổi đã biết làm văn. Hay nàng Liễu, nàng Đào xinh đẹp mê hoặc lòng người thoáng chốc thác hóa cùng trận gió dông…
45
Khảo sát Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm, yếu tố thác hóa trong tập trung chủ yếu ở những nhân vật nữ - nhân vật nữ quyền thông qua bút pháp “ kỳ ảo” một đặc trưng rất tiêu biểu của thể loại truyện truyền kỳ, được khắc họa hàng loạt thông qua hệ thống các nhân vật: cung phi Bích Châu đời vua Trần Duệ Tông, công chúa Liễu Hạnh ở Vân Cát, Đinh phu nhân, nàng Giáng Kiều, chàng Tú Uyên. Đặc biệt với truyện
“Vân Cát thần nữ lục” và “Bích Câu kỳ ngộ” chúng ta dễ dàng nhận thấy mô típ thác hóa “người trần lấy vợ tiên”.
Sự hóa thân của cung phi Bích Châu khi được Lê Thánh Tông giải thoát oan khiên “Ngọc Châu ngày trước không biết hiện thân nơi nào. Chỉ thấy pha lê lấp lánh, hương hài nổi lên, nhan sắc vẫn như lúc bình sinh” [10, tr. 60] và đăng tiên xuống trần gian trông coi họa phúc một phương “Thượng đế thương lòng trung thành của thiếp, sai giáng linh xuống trần hoàn, được trông coi họa phúc một phương.” [10, tr.62]. Vợ chồng Đinh Nho Hoàn trong “An ấp liệt nữ lục”, người hiền tài khi về chầu Thiên Đình trông coi đèn sách nơi Thiên Tào, người thì trở thành bậc liệt nữ được người đời ngợi ca, kính cẩn hương khói thờ phụng “đầu đội thoa kim phụng, mình mặc áo gấm rồng” [10, tr.87]. Sự giáng trần (đầu thai) thành người phàm trần của tiên chúa Giáng Tiên kết duyên với Đào Sinh và thực hiện sứ mệnh của người mẹ hiền, dâu thảo và vợ tốt trong “Vân Cát thần nữ lục”. Đến năm hai mốt tuổi không bệnh mà mất, quay trở lại thiên đình, được Thượng Đế phong Liễu Hạnh công chúa, vì quá thương nhớ gia đình, lưu luyến trần gian nên xin Thượng Đế hạ giới quay lại dân gian thông qua nhiều sự hóa thân khác nhau“Có khi giả làm gái đẹp thổi ống tiêu ở dưới trăng; có khi khi hóa làm bà già tựa gậy trúc ở bên đường, người nào dùng lời bỡn cợt tất bị tai vạ, người nào mang lễ cầu đảo tất được phúc lành…” [10, tr.107]. Sự hóa thân của Giáng Kiều “Bích Câu kỳ ngộ” nhân buổi cùng chị em tiên nữ xem hội xuân tại đền Bạch Mã và bày tỏ khát vọng hạnh phúc lứa đôi với chàng Tú Uyên “Mới đây nhân Chân Quân ở đền Bạch Mã tâu lên Thượng Đế, thương chàng không có gia thất, sợ đày đọa vào chỗ trần duyên, thường muốn khiến thiếp đầu thai xuống trần cùng chàng tác hợp, nhưng thiếp là ngọc chất ở chỗ hoàn cung một khi thác sinh vào nhà người ta, thì nguyên chân đã thay đổi, phải chờ đợi nhiều năm tháng thì tuổi lại sai lệch, cho nên xin vẽ tranh, muốn giữ trọn chân thân để cùng chàng kết làm đôi lứa” [10, tr.165]. Đọc hầu hết bốn truyện trong truyện Truyền kỳ tân phả, dường như nữ sĩ Đoàn Thị Điểm đã dành sự ưu ái nhân văn khihầu hết những thần tiên được trần tục hoá đều là
46
những cô gái xinh đẹp, tốt bụng, tài giỏi, họ thác hóa xuống trần gian chính phần thưởng cho những chàng trai có hoàn cảnh khó khăn, có tình yêu chân thành.
Bên cạnh đó là sự hóa thân của một kiếp người thành tiên hành thiện theo quan niệm hóa thân của Đạo giáo. Trong sự tu luyện đó: thần tiên, con người chủ trương sống với trăng sao sông nước cây cỏ, luyện thuốc tiên đan cầu trường sinh và tu tiên kéo dài sự sống, thể hiện nhu cầu khát vọng bất tử và ước mơ tiên cảnh. “người chăm làm việc thiện tuy hãy còn sống, tên đã ghi ở Đế Đình, người hay làm ác không đợi đến chết, án đã thành ở Địa phủ”. Đó là sự hóa thân luyện đạo thành tiên bay lên trời của gia đình Tú Uyên “Nhân chàng hỏi đến phép thuật, nàng trao cho một bí quyết, chàng liền dò tìm lĩnh hội, nhận việc đã qua, biết việc sẽ đến, thông lẽ huyền diệu đến chỗ nhiệm mầu, hàng long phục hổ khôn lượng cơ thần; rút đất cưỡi mây tỏ ra tay pháp. Một hôm mây móc bện quấn ngay giữa sân nhà, trong đám mây ấy có một hạc trắng ngậm thư bay xuống, chàng cùng con là Trân và Giáng Kiều đều cưỡi hạc bay đi, không biết đi đâu.” [10, tr.194].
Ngoài sự hóa thân của những thần tiên - tiên liệt còn có sự hóa thân của những yêu ma quỷ quái, đó là sự hóa thân của thuồng luồng thành Giao thần để bắt cung phi của vua trong truyện “Hải khẩu linh từ lục”. Bên cạnh đó là sự gặp gỡ duyên kỳ ngộ trong truyện cổ viết về tình yêu, cho thấy cách nhìn cuộc sống theo quan niệm của Phật giáo. “Duyên” là là sự gặp gỡ, ở đây là sự gặp gỡ kì lạ, cuộc gặp gỡ thác hóa của tiên nữ hạ trần trong truyện “Vân Cát thần nữ lục”, “Bích Câu kỳ ngộ” Đó là ba lần thác hóa để gặp gỡ giữa Giáng Tiên với Đào sinh, Phùng Khắc Khoan. Sự gặp hóa thân thành cô gái phàm trần du xuân kỳ ngộ với chàng Tú Uyên.
Có thể nói tác phẩm Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn về thế giới quan vô cùng mới lạ trong cuộc sống. Được khắc họa thông qua những hiện tượng thác hóa kỳ ảo đến từ hầu hết các nhân vật thuộc tầng lớp trên: thần tiên, liệt nữ, nữ thần, người hiền tài tu luyện đạo thành tiên. Điều đặc biệt ở trong sáng tác của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, sự hóa thân tập chung chủ yếu ở những nhân vật chính diện, mang những ý nghĩa tích cực trong cuộc sống, thể hiện niềm tin tâm linh “nhân - quả” của đại bộ phận cộng đồng người phương Đông nói chung và dân tộc Việt nói riêng. Những lần hóa thân hay giáng trần xuống trần gian của các nhân vật đều nhằm thực hiện một chức năng, nhiệm vụ hay quyền hạn nào đó trong cuộc sống
47
dân gian: Bích Châu thành tiên cai quản phúc họa một phương, Giáng Tiên giáng trần thực hiện thiên mệnh ban phúc giáng họa nơi trần gian, cứu độ con người làm việc lương thiện, Giáng Kiều thực hiện sứ mệnh của người vợ trong gia đình và giúp chồng đèn sách, tu luyện đạo thành tiên.
2.1.3. Những hiện tượng tín ngưỡng khác
Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm bên cạnh những dấu ấn tín ngưỡng nổi bật mang đặc trưng của thể loại truyền kỳ: hiện tượng chiêm mộng và hiện tượng thác hóa như chúng tôi đã trình bày khá chi tiết ở trên, còn là những hiện tượng mang tính chất tín ngưỡng khác cũng ít nhiều được đưa vào trong tác phẩm:
- Hiện tượng hiển linh, gắn với sự ra đời, cái chết khác thường của các nhân vật cũng xuất hiện khá đậm nét.
Trong cuộc sống thường ngày khi mà con người chúng ta sống phụ thuộc vào thiên nhiên, họ tin thế giới xung quanh do các vị thần linh cai trị và quyết định sự sống. Trong văn học dân gian (truyện cổ tích, truyền thuyết, thần thoại…). Sự ra đời, hiển linh và biến mất kì lạ của các vị thần có sức mạnh phi thường, các vị thần linh (tiên, bụt, liệt nữ…) thoắt ẩn thoắt hiện. Các vị thần luôn hiển linh trong những tình huống cấp bách nhất, tuyệt vọng nhất của con người, họ có chức năng phò trợ, trừng trị những âm mưu thủ đoạn của cái ác, theo đúng quan niệm của dân gian “thiện giả thiện báo, ác giải ác báo”, người tốt sẽ luôn gặp được sự may mắn và hạnh phúc. Đó là sự hiển linh của bậc anh hùng hào kiệt - vua Hùng với cuộc chiến đánh tan quân Nam Hán trong truyện Truyền thuyết Bà Trưng, sự hiển linh của vị thần Đền Cao, sự hiển linh của Rùa Vàng giúp vua An Dương Vương trong cuộc chiến xây thành chế nỏ chống giặc xâm lược trong Truyền thuyết An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy, sự hiển linh của Bụt mỗi khi mẹ con Cám tìm mọi cách hãm hại Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám, sự biến mất kỳ lạ của những bậc đạo sĩ tu hành được đề cập trong
Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ.
Trên cơ sở kế thừa cái có sẵn từ nền văn học dân gian và văn học viết nói chung. Truyền kỳ tân phả đã ghi lại những câu chuyện tiêu biểu đề cập đến những hiện tượng đã được nêu trên. Điều đó ít nhiều phản ánh quan niệm, cái nhìn của dân gian về số mệnh, về sự sắp đặp của cơ trời, địa lợi. Tác phẩm truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm chính là việc nhào nặn một loạt hệ thống các dấu ấn, hiện tượng mang tín
48
ngưỡng tâm linh. Đó là sự hiển linh của cung phi Bích Châu giúp vua Lê Thánh Tông dẹp yên giặc xâm lược, của Ngạc Tổng binh tuân lệnh Quảng Lợi Vương trong chuộc chiến đem quân trừng trị tên Giao Thần lộng quyền sách nhiễu chốn nhân gian “Vua xem xong thư ấy, cho quân thần cùng xem, mọi người đều để mắt trông ra ngoài bể, thấy Ngạc Tổng binh đi trước, theo sau có các loài cá lớn, các loài rùa, ba ba… như sấm như sét tiến vào hang hải phận Giao thần” [10, tr.59]. Sự hiển linh của ông Đinh Nho Hoàn cảm thương khi đêm ngày vợ khóc nhớ thương chồng không màng đến bản thân. Đó là sự ra đời khác thường của Giáng Tiên khi vợ ông Đinh Hoàn đã “… quá kỳ sinh nở, tự nhiên mắc bệnh nặng, cả ngày không ăn uống gì cả, chỉ thích hương hoa thơm thôi” [10, tr.94], sự xuất hiện và biến mất kỳ lạ trong khoảng thời gian cấp bách của bậc đạo sĩ “Một hôm gặp đêm Trung thu, mặt trăng trong sáng như vẽ, ngoài cửa có một vị khăn áo chỉnh tề có thuật làm bà chóng sinh… Vị Đạo nhân ấy xõa tóc bước lên đàn, trong miệng đọc thần chú, lấy tay ném búa ngọc xuống đất” [10, tr 94 - 95]. Bên cạnh đó cái chết kỳ lạ của nhân vật cũng được đề cập trong hầu hết các truyện của
Truyền kỳ tân phả. Đó là cái chết kỳ lạ không bệnh mà mất của tiên chúa Liễu Hạnh nơi trần gian năm hai mươi mốt tuổi, đó là cái chết của Đinh Nho Hoàn khi mộng thấy cây bút Thượng đế trao.
- Hiện tượng hiển linh biến mất kỳ lạ biểu hiện thông qua cuộc gặp gỡ “kỳ ngộ” là những lời khấn cầu nguyện của con người.
Sự hiển linh của tiên chúa ứng thanh với các sĩ tử nhà nho trên đường Lạng Sơn trong “ Vân cát thần nữ lục”.
“ - Người ấy lại xướng rằng:
Sơn nhân bằng nhất kỷ, mạc phi tiên nữ lâm phàm. Tiên chúa ứng khẩu đối rằng:
Văn tử đới trướng cân, tất thị học sinh thị trướng.
Người ấy nghe xong, vội vái chào, ngẩng đầu lên thì chẳng thấy ai nữa, tìm lùng tất cả trong chùa, không thấy tung tích gì” [10, tr.109].
Hay hiện tượng biến mất kỳ lạ sau khi hết hạn trần gian tiên chúa phải quay về tiên giới “Bỗng chốc tiếng xe loan đã văng vẳng ở ngoài cửa, chỉ thấy cơn gió thơm
49
thoảng qua, đám mây lành họp lại, không biết người tiên đã biến mất đi đâu” [10, tr.137].
Đôi khi, sự hiển linh lại được thể hiện thông qua cuộc ngẫu hững đối đáp giữa