Xây dựng nhân vật tín ngưỡng điển hình bằng bút pháp kỳ ảo

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tín ngưỡng dân gian trong Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm (Trang 92 - 94)

7. Đóng góp của luận văn

3.2.1. Xây dựng nhân vật tín ngưỡng điển hình bằng bút pháp kỳ ảo

Hệ thống các nhân vật trong Truyền kỳ tân phả đều mang đặc trưng của thể loại truyền kỳ. Hầu hết các nhân vật thần tiên, đạo sĩ, ma quỷ đều được thần thánh hóa thông qua bút pháp kỳ ảo. Với bút pháp kỳ ảo, Đoàn Thị Điểm đã đem dến cho văn học trung đại nói chung và thể loại truyền kỳ nói riêng một màu sắc mới lạ, thông qua việc vận dụng một cách linh hoạt cách xây dựng hệ thống các nhân vật, được đặt trong những tình huống cao trào để bộc lộ tính cách. Đồng thời thể hiện công lí vun đắp ước mơ của nhân dân trên cơ sở xây dựng các nhân vật quyền năng (chính diện - phản diện) thực hiện các chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Trong đó, hệ thống các nhân vật kỳ ảo có thể can dự, tham gia vào cuộc sống của con người:

Hệ thống nhân vật chính diện, xuất thân trong gia đình “danh gia vọng tộc”, thậm chí là nơi tiên giới bồng lai tiên cảnh (Giáng Tiên, Giáng Kiều), là con người bình thường bị chết oan (Bích Châu), thủy cung cai quản và ngự trị một phương (Quảng Lợi Vương). Họ mang trong mình khát vọng và công lý “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”, “chính nghĩa thắng hung tàn”. Những người tiết hạnh, đạo đức, tài năng, một lòng hướng thiện sẽ được đền bù chính đáng và hầu hết hệ thống các nhân vật thuộc thế giới thần tiên, thủy phủ đều được miêu tả bằng biện pháp ước lệ.

Đầu tiên nhân vật cai trị nơi thủy cung Quảng Lợi Vương “mặt rồng biến sắc”

trong “Hải khẩu linh từ lục” trừng trị tên Đô đốc Nam Hải mượn quyền gây sách nhiễu ép vua Trần Duệ Tông hiến tế cung phi Bích Châu làm vợ nơi thủy cung “Quả nhân ít đức dùng người không xứng đáng, lũ các ngươi a dua, để cho y làm rối loạn kỷ cương, mang tiếng với trần gian. Tội ác của y không khác gì tứ hung và ngũ cẩu, thực đáng sợ vậy! Nay phải phanh thây y để làm răn cho hạng người tham bạo” [10, tr.58]. Tiếp đến là tiên nữ Giáng tiên (Thánh mẫu Liễu Hạnh) trong “Vân Cát thần nữ lục” đi

88

mây về gió, biến hóa phi thường thực hiện chức năng ban phúc giáng họa nơi trần gian. Từ khi Giáng Tiên về trời, Thượng Đế thương lòng phong làm “Liễu Hạnh công chúa” và cho trở xuống trần gian, thăm nhà cũ, thăm cha mẹ, anh trai, chồng con rồi biến mất “Từ đó tung tích như mấy nổi lưng trời, không nhất định ở đâu cả. Có khi giả làm gái đẹp thổi ống tiêu ở dưới trăng; có khi hóa làm bà già tựa gậy trúc ở bên đường, người nào dùng lời bỡn cợt tất bị tai vạ, người nào mang lễ cầu đảo tất được phúc lành” [10, tr.107]. Tiên chúa thường hiển linh, người lành được phúc, kẻ ác bị tai vạ. Triều đình cho là thiêng liêng lạ lùng, lập tức hạ lệnh cho phép sửa sang làm lại đền mới ở trong núi phố Cát, sắc phong cho thần Mã Hoàng công chúa. Nhân dân nơi ấy cầu phúc đều thấy báo ứng ngay. Sau này, quân nhà vua đi tiêu trừ giặc, Tiên chúa có công giúp sức, triều đình phong tặng là Chế Thắng Hòa diệu Đại Vương, được ghi vào từ điển, cho đến nay mọi nhà khắc tượng, các nơi làm đền, thờ phụng tôn nghiêm kính cẩn, khói hương nghi ngút. Đó là tiên nữ Giáng Kiều trong “Bích Cầu kỳ ngộ”

kết duyên cùng với Tú Uyên và giúp chồng học đạo hóa tiên “Lấy đạo cầu tiên, tiên cũng rất dễ, cốt ở sự tu trì của ta thế nào đó thôi. Phương chi, tên chàng đã có trong sổ các tiên, lại có thiếp biến hóa, thật không lấy làm gì khó!” [10, tr.194]

Nhân vật ma quái trong văn học trung đại chỉ thực sự gây ấn tượng bắt đầu từ thể loại truyền kỳ. Trong truyện truyền kỳ chúng ta bắt gặp rất nhiều mô típ kì ảo có liên quan đến nhân vật ma quái như nằm mộng đi xuống âm phủ, người lấy ma, hàng phục yêu quái, luân hồi báo ứng, tu luyện thành tiên, thi thố pháp thuật, kêu mưa gọi gió, biến hóa khôn lường: Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục, Truyền kỳ tân phả,

Lan Trì kiến văn lục, Tân truyền kỳ lục… Trong Truyền kỳ tân phả, nhân vật ma quỷ, tinh khí dưới ngòi bút của Đoàn Thị Điểm được khắc họa giống như con người thường, đó là nhân vật lâu ngày thành yêu, tác yêu tác quái nơi trần gian, de dọa cuộc sống, sự yên bình của con người hay nói cách khác chính là hiện thân cho sự tai ương, lợi dụng uy uyền để tước đoạt đi hạnh phúc, tư lợi cá nhân trong “Hải khẩu linh từ lục” như Đô Đốc Nam Hải. Ngoài ra, còn có nhân vật đạo sĩ xuất hiện và biến mất kỳ lạ trong truyện “Vân Cát thần nữ lục” giúp vợ Thái Công sinh nở và một số nhân vật đời thực giác ngộ đạo tu luyện thành tiên bay lên trời như Đào Sinh trong “Bích Câu kỳ ngộ”.

89

Tóm lại, các nhân vât chính trong sáng tác của Đoàn Thị Điểm, đều được xây dựng theo quan niệm tín ngưỡng dân gian, phù hợp với tư tưởng của nhân dân “ở hiền gặp lành, thiện giả thiện báo, ác giả ác báo”, thần thái và vẻ bên ngoài thể hiện đức hạnh, tài năng của nhân vật sau này. Tất cả những nhân vật trong sáng tác của Đoàn Thị Điểm xuất hiện trong Truyền kỳ tân phả đều có dung mạo xinh đẹp: Bích Châu trong “Hải khẩu linh từ lục” thì “tính đứng đắn”, “tư dung xinh đẹp”; Đinh phu nhân trong “An Ấp liệt nữ lục” “dung nghi thanh nhã, cử chỉ đoan trang”; tiên nữ Giáng Kiều cốt cách như ngọc, da dẻ trắng ngần, vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành”

hay Giáng Tiên “… da trắng như sáp đọng, tóc sáng như gương soi, lông mày cong như mặt trăng mới mọc, mắt long lanh như sóng mùa thu”. Có thể nói đây là điểm mới trong cách xây dựng khắc họa nhân vật của Đoàn Thị Điểm. Bên cạnh vẻ đẹp nhan sắc, đức hạnh thì tác giả đã chú trọng và khẳng định vẻ đẹp tài năng trí tuệ trong cách xây dựng tạo hình nhân vật.

Với Truyền kỳ tân phả, tín ngưỡng như một yếu tố tâm linh giúp lý giải rõ hơn về các nhân vật. Một điểm khá mới mẻ trong sáng tác của Đoàn Thị Điểm, hầu hết các truyện “Hải khẩu linh từ lục”, “An ấp liệt nữ lục”, “Vân Cát thần nữ lục”, “Bích Câu kỳ ngộ” không xuất hiện nhiều hệ thống các nhân vật ma quái, yêu tinh như trong sáng tác Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ trước đó. Trong sáng tác của Đoàn Thị Điểm chỉ có các vị thần tiên, Giao long nơi thủy cung, những linh hồn chết oan trở về thì thường báo hiệu những điều may mắn. Điều đó không gây ra sự sợ hãi, hay báo hiệu cho những điềm không tốt sẽ diễn ra trong tương lai. Hầu hết với bốn nhân vật chính trong truyện: cung phi Bích Châu, Đinh phu nhân, Giáng Tiên, Giáng Kiều, đều gắn liền ít nhiều đến văn hóa tín ngưỡng dân gian, là những nhân vật lịch sử, là những con người có thật trong đời sống đã được dân gian hoá, thần thoại hoá, vừa bình thường, vừa phi thường. Điểm chung của các nhân vật liệt nữ này là sau khi mất đều đuợc nhân dân và triều đình thờ trong đền, miếu quốc gia, đều là nữ thần trong thế giới thần linh. Và những người phụ nữ này sau khi chết đều phù hộ cho nhân dân và triều đình phồn thịnh, phát triển.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tín ngưỡng dân gian trong Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)