Kỹ THUẬT ĐịNH GIÁ GIÁ Trị DU LịCH

Một phần của tài liệu 3.3b-reference-material-for-on-ias-in-vietnamese (Trang 25 - 26)

Tổng quan về phương pháp và cách thức áp dụng

Hệ sinh thái có giá trị cao về giải trí và thư giãn. Con người thường tiêu nhiều tiền bạc và thời gian để thăm quan các HST. Các chi phí du lịch này phản ánh giá trị về giải trí của HST. Chúng ta có

thể sử dụng kỹ thuật này ở mức độ HST, tính đến các thuộc tính và thành phần cũng như dịch vụ của HST như các loài động vật hoang dã quý hiếm, cơ hội câu cá, thu thập nguồn lợi hoặc các hoạt động như đi bộ, chèo thuyền… là các dịch vụ liên quan của HST.

Kỹ thuật định giá chi phí du lịch sẽ được áp dụng cho các HST có giá trị giải trí. Việc áp dụng kỹ thuật này đối với sinh vật NLXH bao gồm việc xem xét những thay đổi về du lịch và giá trị giải trí khi sinh vật NLXH làm cho HST kém hấp dẫn đối với du khách, ví dụ:

- Khi HST đang được sử dụng cho mục đích giải trí như đi bộ, cắm trại, câu cá, chèo thuyền hoặc vẻ đẹp cảnh quan…bị xâm chiếm bởi các loài NLXH.

Yêu cầu thu thập và phân tích dữ liệu

Có sáu bước chính cần có trong quá trình thu thập và phân tích dữ liệu đối với kỹ thuật định giá giá trị du lịch của HST:

- Xác định tổng diện tích các du khách thường thăm quan trong HST, chia HST thành các khu vực trong đó giá trị du lịch tương đương nhau;

- Ở mỗi khu vực, phỏng vấn du khách để thu thập dữ liệu về chi phí của họ khi thăm quan HST, động lực của chuyến đi, tần suất thăm quan, các giá trị của khu vực và đặc điểm kinh tế - xã hội của người được phỏng vấn ví dụ như nơi đến, thu nhập, tuổi, trình độ giáo dục…;

- Đánh giá lượng du khách ở mỗi khu vực. Sau đó sử dụng thông tin này để ước lượng tổng lượng du khách/ngày trên một nhân khẩu ở địa phương;

- Ước tính chi phí du lịch, bao gồm cả chi phí trực tiếp (xăng xe, giá vé, thức ăn, thiết bị, chỗ ở) và chi phí trong suốt chuyến đi. Tiến hành phân tích hồi quy để kiểm tra mối liên hệ giữa lượng khách du lịch và các nhân tố liên quan như chi phí du lịch, các đặc điểm kinh tế - xã hội; - Xây dựng đồ thị tương quan giữa số lượng du khách với chi phí du lịch, mô hình hóa lượng du

khách ở các mức giá khác nhau và tính số thặng dư tiêu dùng về du lịch.

Kỹ thuật này phụ thuộc rất lớn vào lượng dữ liệu. Cần có phân tích thống kê và mô hình hóa tương đối phức tạp để xây dựng được đồ thị tương quan. Các dữ liệu cơ bản thường thu thập thông qua phỏng vấn du khách tại nhiều mùa và nhiều thời điểm trong năm để đảm bảo tính đại diện của các du khách đến từ nhiều khu vực khác nhau.

Khả năng áp dụng, ưu điểm và hạn chế

Kỹ thuật định giá giá trị du lịch chỉ giới hạn trong việc tính toán các giá trị giải trí, mặc dù trong nhiều trường hợp có thể áp dụng trong đánh giá việc tiêu dùng các sản phẩm của HST.

Hạn chế chính của phương pháp này là phụ thuộc vào một số lượng thông tin, dữ liệu lớn và chi tiết đồng thời cũng cần phương pháp phân tích khá phức tạp. Việc thực hiện các khảo sát cũng tốn kém và mất nhiều thời gian. Thêm vào đó nhiều nhân tố nhiễu có thể gây khó khăn cho việc tách bạch các giá trị của HST cụ thể với các chi phí du lịch nói chung. Thông thường, du khách nhiều động lực hoặc nhiều điểm đến trong một chuyến đi, và nhiều điểm trong số đó không liên quan đến các HST đang được nghiên cứu. Do đó, cần cân nhắc để tránh việc đánh giá quá cao các giá trị của HST.

Hộp 9. Áp dụng kỹ thuật định giá giá trị du lịch để nâng cao chất lượng môi trường nước ngọt có giá trị giải trí ở Hoa Kỳ

Chương trình Bảo tồn ở Hoa Kỳ nhằm giảm thiểu tác động của môi trường đến nông nghiệp. Một nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các mô hình định giá các giá trị phi thương mại hỗ trợ cho chương trình bảo tồn. Một phần của nghiên cứu này tập trung vào các tác động của việc cải thiện chất lượng môi trường nước ngọt có giá trị giải trí. Nghiên cứu dựa trên các số liệu từ cuộc khảo sát được thực hiện để đánh giá giá trị giải trí từ nước, câu cá, săn bắt và từ loài hoang dã.

Khảo sát được tiến hành trên 1.500 người ở 4 khu vực của tiểu bang. Những người này được hỏi về số lần thăm quan các vùng đất ngập nước, hồ và sông trong một năm qua với mục đích chính của chuyến đi có liên quan đến nước. Chi phí của chuyến đi được xác định dựa trên phương pháp định giá chi phí đi lại. Sau đó, ảnh hưởng của chương trình bảo tồn đến việc cải thiện chất lượng môi trường và đến lợi ích về tiêu thụ được mô hình hóa. Nghiên cứu chỉ ra rằng lợi ích kết hợp của các giá trị giải trí của nước ngọt ở Hoa Kỳ là khoảng 37 tỷ đô la mỗi năm. Và đóng góp của chương trình bảo tồn trong cải thiện chất lượng môi trường được phản ánh thông qua giá trị giải trí, du lịch là 35 triệu đô la.

Theo Feather và cs. 1999

Một phần của tài liệu 3.3b-reference-material-for-on-ias-in-vietnamese (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)