Kỹ THUẬT TíNH CHI PHí THIỆT HẠ

Một phần của tài liệu 3.3b-reference-material-for-on-ias-in-vietnamese (Trang 29 - 30)

Tổng quan về phương pháp và ứng dụng cho các loài NLXH

Các dịch vụ HST thường xuyên bảo vệ các tài sản có giá trị kinh tế. Ví dụ, nếu mất đi các dịch vụ bảo vệ lưu vực sông thì sẽ có thể dẫn đến tăng lắng đọng và ngập lụt ở hạ nguồn, dẫn đến phá hủy cơ sở hạ tầng, nhà cửa và đất trồng trọt. Các chi phí thiệt hại này có thể được xem như là đại diện cho giá trị kinh tế của các HST về khía cạnh các khoản chi tránh được.

Do đó, kỹ thuật tính chi phí thiệt hại có thể được sử dụng trong các trường hợp các tác động do mất đi các hàng hóa và dịch vụ do HST mang lại gây ra những thiệt hại kinh tế rõ rệt. Việc áp dụng kỹ thuật tính chi phí thiệt hại cho các loài NLXH là xem xét chi phí thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng và sản xuất khi các loài NLXH gây trở ngại cho các hàng hóa và dịch vụ của một HST cụ thể, ví dụ: • Đối với một HST bị xâm lấn có chức năng chống lũ, việc gia tăng tần xuất và mức độ nghiêm

trọng của lũ lụt sẽ dẫn đến thiệt hại nhà cửa, đường xá và sản xuất nông nghiệp;

• Đối với HST có chức năng làm sạch, thì sự suy giảm về chất lượng nước sẽ dẫn đến những tác động xấu lên sức khỏe con người;

• Khi các loài NLXH trở thành dịch hại hoăc gây bệnh trên cây trồng, vật nuôi và con người, sẽ dẫn đến tăng chi phí y tế và giảm năng suất cây trồng/vật nuôi.

Các yêu cầu thu thập và phân tích số liệu

Có bốn bước chính tham gia vào việc thu thập và phân tích các dữ liệu cần thiết để sử dụng các kỹ thuật tính chi phí thiệt hại để định giá trị hàng hóa và dịch vụ do HST mang lại:

• Xác định các chức năng bảo vệ (dịch vụ bảo vệ) của HST, về mức độ bảo vệ và thiệt hại tại chỗ và bên ngoài HST sẽ xảy ra do mất đi chức năng bảo vệ này;

• Đối với sự thay đổi cụ thể trong việc cung cấp dịch vụ của HST đang được xem xét, thì cần phải xác định vị trí các cơ sở hạ tầng, sản phẩm đầu ra hoặc khu dân cư có thể bị ảnh hưởng từ thiệt hại đó, và xác định ngưỡng giới hạn khi vượt qua ngưỡng này thì tác động sẽ không được phân tích;

• Thu thập thông tin về khả năng và tần suất xảy ra các sự kiện gây thiệt hại diễn ra trong những tình huống giả định (kịch bản) khác nhau về sự suy giảm HST, sự lan tỏa của các tác động và mức độ thiệt hại mà các sự kiện này gây ra;

• Tính chi phí của thiệt hại này, và sử dụng vai trò của dịch vụ HST vào việc giảm thiểu hoặc tránh thiệt hại.

Việc thu thập dữ liệu nói chung là đơn giản, thường dựa trên sự kết hợp giữa phân tích thông tin ghi nhận trước đó, quan sát trực tiếp, phỏng vấn và tư vấn với chuyên gia. Tuy nhiên, việc dự đoán và định lượng khả năng và tác động của các sự kiện gây thiệt hại theo các kịch bản suy giảm HST khác nhau thường phức tạp hơn, và có thể đòi hỏi dữ liệu chi tiết và thiết lập mô hình.

Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp

Kỹ thuật tính chi phí thiệt hại đặc biệt hữu ích trong việc định giá các dịch vụ HST. Thường có sự nhầm lẫn giữa việc áp dụng các chi phí thiệt hại tránh được và các phương pháp định giá chức năng sản xuất. Ở đây, cần nhấn mạnh rằng mặc dù kỹ thuật này liên quan đến chi phí thiệt hại tránh được, chẳng hạn như ô nhiễm và các thảm họa thiên nhiên (thường là các tác động bên ngoài), thay đổi về kỹ thuật sản xuất thường liên quan đến những thay đổi đầu vào như nước (thường là yếu tố nội tại).

Một nhược điểm của phương pháp này là trong hầu hết các trường hợp, số liệu ước tính về các thiệt hại tránh được chỉ mang tính giả định. Các con số ước tính đó dựa trên việc dự đoán những gì có thể xảy ra trong một tình huống khi dịch vụ HST suy giảm hoặc bị mất đi. Ngay cả khi việc định giá dựa trên số liệu thực từ các sự kiện và tổn hại đã xảy ra, thì thường khó có thể liên hệ những thiệt hại này với những thay đổi về trạng thái của HST, và cũng khó đảm bảo rằng các tác động giống thế sẽ xảy ra nếu các dịch vụ HST bị suy giảm.

Hộp 13. Áp dụng các kỹ thuật định giá chi phí thiệt hại đối với các loài thực vật ngoại lai xâm hại ở Nam Phi

Sự xâm lấn của các thực vật ngoại lai làm gia tăng tác động gây hại của các đám cháy vì chúng tăng nhiên liệu và cường độ đám cháy, khiến đám cháy khó kiểm soát hơn và tăng nguy cơ thiệt hại. Các đám cháy dữ dội hơn gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến cho đất đai, dẫn đến mất đất, xói mòn đất trầm trọng trong các cơn mưa bão và gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng do lũ lụt.

Các tác động kinh tế của các cuộc xâm lấn của thực vật ngoại lai ở Nam Phi được đánh giá thông qua chi phí thiệt hại mà chúng gây ra. Về các chi phí liên quan đến các đám cháy phải kể đến vụ cháy rừng trên bán đảo Cape vào tháng ba năm 1999 đã khiến cho khu vực bị xâm lấn không thấm nước, mà trước đó không hề có các dòng nước tràn trên mặt đất. Lũ lụt theo sau những trận mưa lớn vào tháng 4 năm 1999, và chi phí dọn dẹp hiện trường lên đến hơn 150.000 USD. Ước tính này không bao gồm các thiệt hại do lũ lụt gây ra cho 30 hộ dân. Chi phí tổng cộng ít nhất cũng vào khoảng 150.000 USD. Những tác động này không xảy ra ở các khu vực gần đó không bị xâm lấn. Trong một ví dụ khác, hai đám cháy rừng đã thiêu rụi 8.000 ha trên bán đảo Cape vào tháng 01 năm 2000. Tổng chi phí bảo hiểm lên tới 5,7 triệu USD. Hầu hết nhà cửa và công trình đã bị tàn phá ở những nơi bị thực vật NLXH. Ở khu vực bị xâm lấn, cường độ đám cháy dữ dội hơn so với những khu vực gần đó không bị xâm lấn. Các chi phí trực tiếp để dập tắt đám cháy không được ghi nhận, nhưng thực tế đã vượt quá 0,5 triệu USD (theo Van Wilgen và cs 2001).

Một phần của tài liệu 3.3b-reference-material-for-on-ias-in-vietnamese (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)