Kỹ THUẬT ĐịNH GIÁ CHI PHí GIẢM NHẹ VÀ NGăN CHặN

Một phần của tài liệu 3.3b-reference-material-for-on-ias-in-vietnamese (Trang 28 - 29)

Tổng quan về phương pháp và áp dụng với sinh vật NLXH

Khi giá trị kinh tế của dịch vụ HST bị mất đi hoặc bị suy giảm về chất lượng và số lượng sẽ gây tác động xấu. Do đó, cần thực hiện các biện pháp giảm thiểu hoặc ngăn chặn để tránh các thiệt hại về kinh tế. Ví dụ, thiếu nước ở đầu nguồn sẽ tốn chi phí nạo vét bùn ở các vùng nước và các con đập, mất dịch vụ xử lý nước của vùng đất ngập nước sẽ cần phải tăng cường các cơ sở lọc nước, mất dịch vụ kiểm soát lụt sẽ tốn chi phí xây dựng các đập chắn lũ. Các chi phí giảm thiểu hoặc ngăn chặn này là chỉ thị cho giá trị duy trì dịch vụ HST. Kỹ thuật định giá chi phí giảm thiểu hoặc ngăn chặn được sử dụng trong trường hợp khi sự mất mát các dịch vụ HST có thể bù đắp được, giảm nhẹ hoặc ngăn chặn được bằng các đầu tư cụ thể. Khi áp dụng cho sinh vật NLXH cần xem xét chi phí đáp ứng hoặc sửa chữa các thiệt hại của HST gây ra bởi sinh vật NLXH, ví dụ:

- Khi sinh vật NLXH thay thế các loài làm thực phẩm, cần phải thực hiện biện pháp giảm nạn đói, duy trì dinh dưỡng và an ninh lương thực của địa phương;

- Khi HST cung cấp dịch vụ giảm thiểu lũ lụt bị xâm chiếm cần thực hiện biện pháp nhằm giảm thiểu hoặc ngăn chặn lũ lụt bằng xây dựng các công trình ở hạ nguồn;

- Khi sinh vật NLXH là dịch hại hoặc gây bệnh cho thực vật, động vật hoặc con người nên cần thực hiện biện pháp kiểm soát bệnh dịch hoặc tiêm vắc xin;

- Khi HST cung cấp dịch vụ chống xói mòn bị sinh vật NLXH, cần xây dựng các công trình nhằm giảm bồi tụ, lắng phù sa.

Yêu cầu thu thập và phân tích dữ liệu

Có bốn bước chính liên quan đến quá trình thu thập và phân tích dữ liệu được sử dụng trong kỹ thuật định giá chi phí giảm thiểu và ngăn chặn để định giá sản phẩm và dịch vụ HST:

- Xác định tác động bất lợi xảy ra khi mất dịch vụ HST cụ thể;

- Xác định vị trí và dân cư bị tác động khi mất dịch vụ HST, xác định ngưỡng giới hạn mà vượt quá ngưỡng đó các tác động không thể phân tích được;

- Thu thập thông tin về các đáp ứng của con người và biện pháp được thực hiện để giảm thiệu hoặc ngăn ngừa sự mất dịch vụ HST;

Thu thập và phân tích dữ liệu khá đơn giản và dựa vào phỏng vấn, khảo sát, quan sát trực tiếp và tư vấn với chuyên gia.

Khả năng áp dụng, điểm mạnh và hạn chế

Kỹ thuật định giá chi phí giảm thiệu hoặc ngăn ngừa đặc biệt hữu ích trong định giá dịch vụ HST. Cùng với các phương pháp định giá dựa trên chi phí khác, điểm mạnh của kỹ thuật này là dễ thực hiện và phân tích, yêu cầu ít số liệu. Giống như kỹ thuật chi phí thay thế, kỹ thuật này được thực hiện khi có sự mất mát về sản phẩm hoặc dịch vụ HST nhưng biện pháp giảm thiểu hoặc ngăn ngừa không phải lúc nào cũng tạo ra mức độ lợi ích tương đương với các dịch vụ HST. Trong một số trường hợp cần đặt ra câu hỏi liệu trên thực tế các chi phí này có tạo ra hiệu quả không. Một nhân tố quan trọng khác cũng cần phải lưu ý khi áp dụng kỹ thuật này là nhận thức của con người không phải lúc nào cũng trùng hợp với ý kiến của chuyên gia về các vấn đề sau: cái gì là tác động của sự mất HST và hành động gì cần thực hiện để giảm thiểu hoặc ngăn chặn những tác động này.

Hộp 12. Áp dụng kỹ thuật định giá chi phí giảm nhẹ& ngăn ngừa đối với các dịch vụ giảm lũ lụt tại khu vực đất ngập nước ở Sri Lanka

Nghiên cứu này sử dụng các kỹ thuật định giá chi phí phòng ngừa để định giá dịch vụ giảm lũ của khu đầm lầy Muthurajawela Marsh ở Sri Lanka. Muthurajawela là một đầm lầy than bùn ven biển có diện tích 3.100 ha, chạy dọc theo Ấn Độ Dương nằm cách khoảng 10-30 km về phía bắc thủ đô Colombo của nước Sri Lanka. Một trong những chức năng quan trọng nhất của đầm lầy này là kiểm soát lũ lụt ở nơi đây.

Đầu tiên, nghiên cứu điều tra các đặc điểm lý sinh của đầm lầy, và mối liên quan của các đặc điểm này với các mô hình lũ lụt tại đây. Số liệu thu được từ các cuộc khảo sát thủy văn, ước tính khả năng trữ nước tối đa của đầm lầy là 11 triệu m3, tốc độ xả tối đa là 12,5 m3/giây và thời gian trữ nước là hơn 10 ngày. Qua phân tích số liệu về lượng mưa và dòng chảy trước đây, có thể thấy trong mùa mưa có những lượng nước lớn chảy vào hệ thống đất ngập nước, từ nước mưa, qua những dòng nước chảy xuống từ những khu vực cao hơn ở xung quanh và qua nước lũ từ các dòng sông Dandugam Oya, Kala Oya và Kelani Ganga. Đầm lầy Muthurajawela tiếp nhận và xả nước dần ra biển. Giá trị của các dịch vụ này được tính bằng cách xem xét các biện pháp giảm thiểu hoặc ngăn chặn các tác động do mất nước. Theo các kỹ sư xây dựng, cần xây dựng hệ thống thoát nước và trạm bơm nước, đào sâu và mở rộng kênh mương khơi thông dòng chảy giữa khu đầm lầy và biển, xây dựng và lắp đặt cơ sở hạ tầng để chuyển hướng dòng lũ vào một khu vực trữ nước, và bơm nước ra biển. Chi phí áp dụng biện pháp giám sát lũ này đã được ước tính cho vùng đất ngập nước Mudu Ela ở gần đó, giờ đã được chuyển thành khu định cư. Ở đây, cơ sở hạ tầng đã được xây dựng và lắp đặt để đảm bảo tổng diện tích 443 mẫu đất được thoát nước, để phục hồi diện tích đất 360 mẫu (1 mẫu Anh tương đương với 4.046,8 m2).

Giá trị giảm lũ hàng năm được tính dựa trên phép ngoại suy chi phí vốn và chi phí bảo trì từ Mudu Ela đến Muthurajawela là hơn 5 triệu USD, hay 1.750 USD/ha diện tích đất ngập nước

Một phần của tài liệu 3.3b-reference-material-for-on-ias-in-vietnamese (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)