CÁC Kỹ THUẬT ĐÁNH GIÁ NGẫU NHIÊN

Một phần của tài liệu 3.3b-reference-material-for-on-ias-in-vietnamese (Trang 30 - 35)

Tổng quan phương pháp và áp dụng đối với loài NLXH

Khi các hàng hóa và dịch vụ HST không có giá hay thị trường, không có sản phẩm, dịch vụ thay thế hoặc tương đương, và cũng không có mối liên hệ nào giữa hàng hóa và dịch vụ HST với các quá trình sản xuất và tiêu thụ khác, điều đó không có nghĩa rằng các hàng hóa và dịch vụ này không có giá trị đối với con người. Các kỹ thuật đánh giá ngẫu nhiên giúp đưa ra các giá trị mà con người quan niệm đối với hàng hóa và dịch vụ HST bằng cách trực tiếp hỏi xem họ có sẵn lòng trả cho các hàng hóa và dịch vụ sinh thái đó không, hoặc họ có sẵn lòng nhận bồi thường cho những mất mát về hàng hóa và dịch vụ của HST trong nếu hàng hóa và dịch vụ đó có trên thị trường.

Khi áp dụng phương pháp đánh giá ngẫu, có thể hỏi những vấn đề như: người dân sẽ sẵn lòng trả tiền nước cao hơn bao nhiêu để nâng cao tiêu chuẩn chất lượng nước sử dụng, họ sẽ trả chi phí tự nguyện bằng hình thức gì để quản lý lưu vực thượng nguồn nhằm duy trì nguồn cung cấp nước, họ sẽ đóng góp bao nhiêu cho quỹ bảo tồn một cảnh quan đẹp hoặc một loài quý hiếm, hay họ sẽ sẵn lòng đóng góp cho chi phí duy trì các dịch vụ nước quan trọng của HST ở mức độ nào. Việc áp dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên đối với các loài NLXH là xem xét các giá trị phi thị trường mà con người áp đặt cho các HST có nguy cơ bị xâm lấn, và đánh giá nhận thức của người dân về các giá trị lựa chọn đối với các địa điểm, các loài hoặc các sản phẩm cụ thể, ví dụ:

• Khi loài NLXH thay thế một loài bản địa, hoặc gây hại cho một HST vốn là di sản quốc gia, hoặc là đối tượng đang được khoa học đặc biệt quan tâm nghiên cứu, hoặc có tầm quan trọng quốc tế;

• Khi loài NLXH thay thế một loài bản địa, hoặc gây hại cho một HST có thể có giá trị sử dụng trong tương lai chẳng hạn như trong các lĩnh vực săn bắn, giải trí, như vốn gen;

• Khi loài NLXH thay một loài bản địa, hoặc gây hại cho một HST cần được gìn giữ cho các thế hệ tương lai.

Những yêu cầu về thu thập và phân tích số liệu

Có năm bước chính trong việc thu thập và phân tích số liệu cần thiết để sử dụng các kỹ thuật đánh giá ngẫu nhiên nhằm định giá hàng hóa và dịch vụ HST:

• Hãy hỏi đối tượng tham gia khảo sát về mức sẵn lòng trả hay mức bồi thường chấp nhận được của họ đối với một hàng hóa hoặc dịch vụ HST cụ thể;

• Vẽ biểu đồ biểu diễn sự phân bố tần số liên hệ giữa số câu trả lời khác nhau cho hai câu hỏi về mức sẵn lòng trả/mức bồi thường chấp nhận được với số đối tượng phỏng vấn;

• Phân tích chéo kết quả về mức sẵn lòng trả/mức bồi thường chấp nhận được và các đặc điểm kinh tế-xã hội của đối tượng phỏng vấn;

• Sử dụng kỹ thuật thống kê đa biến để tìm hiểu mối tương quan giữa câu trả lời về mức sẵn lòng trả/mức bồi thường chấp nhận được với các đặc điểm kinh tế-xã hội của đối tượng phỏng vấn;

• Suy luận các kết quả thu được từ mẫu nghiên cứu để tính giá trị có thể áp đặt cho hàng hóa hay dịch vụ HST cho toàn bộ dân số, hoặc toàn bộ nhóm người sử dụng.

Hầu hết các nghiên cứu sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên được thực hiện bằng các hình thức điều tra qua thư hoặc phỏng vấn cá nhân trực tiếp, song đôi khi cũng có thể tổ chức thảo luận nhóm tập trung. Nhiều phương pháp được sử dụng để tìm hiểu quan điểm và suy nghĩ của đối tượng phỏng vấn về mức sẵn lòng trả/mức bồi thường chấp nhận được đối với hàng hóa hoặc dịch vụ HST cụ thể liên quan đến những thay đổi về số lượng hoặc chất lượng của các hàng hóa hoặc dịch vụ này. Định giá ngẫu nhiên gồm hai loại chính là:

1. Khảo sát sử dụng câu hỏi chỉ có hai lựa chọn (hay câu hỏi nhị phân) trong đó đối tượng phỏng vấn phải lựa chọn một trong hai số là số có giá trị lớn hơn hoặc số có giá trị nhỏ hơn; và

2. Khảo sát với câu hỏi mở cho phép đối tượng nghiên cứu đưa ra giá trị của sản phẩm/ dịch vụ HST.

Khả năng áp dụng, ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm chính của các kỹ thuật đánh giá ngẫu nhiên là vì không dựa trên các thị trường thực tế hoặc hành vi được quan sát, nên về mặt lý thuyết có thể áp dụng cho bất kỳ tình huống, hàng hóa hay dịch vụ nào. Đây là một trong những phương pháp này có thể áp dụng cho các giá trị lựa chọn và các giá trị tồn tại, và được sử dụng rộng rãi trong việc xác định giá trị của các dịch vụ HST. Kỹ thuật định giá ngẫu nhiên được sử dụng kết hợp với các phương pháp định giá khác, để bổ sung hoặc kiểm tra chéo kết quả định giá.

Một trong những nhược điểm lớn nhất của định giá ngẫu nhiên là phải tiến hành các cuộc điều tra quy mô lớn và tốn kém, số liệu và phân tích thống kê và kỹ thuật xây dựng mô hình phức tạp. Một hạn chế khác phát sinh từ thực tế là các kỹ thuật định giá dựa trên giả định nên có thể không phản ánh đúng thực tế hoặc không thuyết phục được đối tượng phỏng vấn.

Với các kỹ thuật đánh giá ngẫu nhiên, đối tượng phỏng vấn được yêu cầu cho biết sở thích (nghĩa là có thích hay không) của họ đối với hàng hóa và dịch vụ HST. Do đó, các kỹ thuật định giá này rất dễ gặp phải các loại sai số, có thể ảnh hưởng đến kết quả định giá. Các sai số phổ biến là sai số chiến lược, sai số thiết kế, sai số do công cụ nghiên cứu và sai số do điểm khởi đầu.

• Sai số chiến lược xảy ra khi đối tượng phỏng vấn tin rằng họ có thể gây ảnh hưởng đến diễn biến của các sự kiện thông qua cách trả lời câu hỏi về mức sẵn lòng trả/mức bồi thường chấp nhận được. Chẳng hạn, đối tượng phỏng vấn có thể tưởng rằng tình huống giả định về giá nước hay chi phí duy trì HST thực sự sắp xảy ra.

• Sai số do thiết kế liên quan đến cách thức diễn đạt thông tin trong bộ câu hỏi khảo sát. Ví dụ, một cuộc khảo sát không cung cấp đầy đủ thông tin về tình huống giả định, hoặc đối tượng phỏng vấn hiểu nhầm thông tin về tình huống giả định.

• Sai số do công cụ nghiên cứu xảy ra khi được đối tượng phỏng vấn phản đối các phương thức thanh toán được đưa ra. Ví dụ, đối tượng nghiên cứu thể hiện thái độ phẫn nộ về thuế mới hoặc tăng giá sử dụng dịch vụ.

• Sai lệch điểm khởi đầu xảy ra khi điểm khởi đầu giúp tìm hiểu quan điểm, suy nghĩ của đối tượng nghiên cứu quá khác so với các đáp án/lựa chọn, vì quá cao hoặc quá thấp, hoặc quá khác so với mức sẵn lòng trả/mức bồi thường chấp nhận được của đối tượng phỏng vấn.

Tuy nhiên, với thiết kế cẩn thận, thì có thể được giảm bớt hoặc loại bỏ phần lớn các loại sai số này.

Hộp 14. Áp dụng các kỹ thuật đánh giá ngẫu nhiên đối với các dịch vụ giảm thiểu hạn hán tại lưu vực nước đầu nguồn ở miền đông Indonesia

Nghiên cứu này tập trung vào các dịch vụ bảo vệ lưu vực đầu nguồn do công viên quốc gia Ruteng ở miền đông Indonesia cung cấp. Nghiên cứu này sử dụng các kỹ thuật đánh giá ngẫu nhiên để đánh giá giá trị kinh tế của việc giảm thiểu hạn hán cho nông dân tại địa phương. Điều này xuất phát từ việc người nông dân sẵn sàng trả tiền cho dịch vụ bảo vệ lưu vực đầu nguồn vì những lợi ích thu được từ sản lượng nông nghiệp gia tăng khi hạn hán được giảm thiểu.

Các cuộc khảo sát được thực hiện nhằm để thu thập thông tin kinh tế xã hội về các cộng đồng dân cư làm nghề nông xung quanh công viên quốc gia. Sau đó, các hộ gia đình được trực tiếp hỏi - ý kiến về việc có sẵn lòng trả chi phí cho các dịch vụ giảm thiểu hạn hán hay không. Các câu hỏi định giá ngẫu nhiên đã được đưa ra sau khi cung cấp thông tin về các cơ quan và hoạt động quản lý công viên quốc gia để đảm bảo sự nhất quán về thông tin mà đối tượng nghiên cứu nhận được. Tiếp theo đó là một số câu hỏi tìm hiểu quan điểm của người nông dân về những vấn đề về môi trường và các giải pháp thay thế, và trong đó có dịch vụ giảm thiểu hạn hán. Giá sẵn lòng trả được tìm hiểu thông qua phương thức thanh toán dựa trên một khoản phí do các cán bộ quản lý Công viên quốc gia thu với mục đích bảo vệ lưu vực nước đầu nguồn. Tất cả các hộ gia đình trong cuộc khảo sát được hỏi liệu họ có sẵn sàng trả một khoản phí hàng năm cho các dịch vụ giảm thiểu hạn hán hay không và tùy thuộc vào câu trả lời của họ, câu hỏi tiếp theo sẽ là về chi phí cao hơn hoặc thấp hơn.

Kết quả trả lời cho thấy những người nông dân biết và quan tâm về các điều kiện môi trường ở nơi họ sống, và sự liên quan giữa các điều kiện này và nguồn nước. Đối tượng nghiên cứu sẵn lòng trả chi phí ban đầu và hàng năm cho các dịch vụ kiểm soát hạn hán. Nghiên cứu chỉ ra nhiều đặc điểm kinh tế-xã hội và điều kiện môi trường có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến câu trả lời của đối tượng nghiên cứu. Người nông dân mong muốn doanh thu cao hơn thông qua khoản thu từ gạo nhiều hơn sẵn sàng trả phí cao hơn cho các dịch vụ này. Tương tự, những người có điều kiện kinh tế tốt hơn và có học vấn cao hơn sẵn sàng trả phí cao hơn cho các lợi ích thu được nhờ kiểm soát hạn hán. Ngược lại, những người nông dân sống ở khu vực lưu vực nước đầu nguồn có mức độ che phủ rừng cao hơn và lượng mưa nhiều hơn chỉ sẵn lòng trả ít hơn, có lẽ là do họ cảm thấy ít có nhu cầu bảo vệ rừng và họ không phải đối diện với các đợt hạn hán.

Nhìn chung, nghiên cứu cho thấy giá sẵn lòng trả hàng năm cho các dịch vụ giảm thiểu hạn hán giữa trung bình là khoảng 2-3 USD/hộ gia đình, tương đương với 10% của chi phí nông nghiệp hàng năm, 75% chi phí tưới tiêu hàng năm, hoặc 3% chi phí lương thực hàng năm. (Theo Pattanayak và Kramer 2001).

X. KHẢ NăNG ÁP DụNG VÀ HẠN CHẾ CủA CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐịNH GIÁ KINH TẾ ĐịNH GIÁ KINH TẾ

Định giá kinh tế HST tạo ra các thông tin hữu ích và có tính thuyết phục vì phương pháp này nhấn mạnh đến các chi phí và lợi ích (và những người trả chi phí và những người hưởng lợi) của các loài NLXH, mà các phân tích kinh tế trước đây thường bỏ qua. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố duy nhất quyết định việc lồng ghép loài NLXH vào quá trình ra quyết định. Cần nhớ rằng phương pháp đánh giá này chỉ là một nhóm công cụ giúp đưa ra các quyết định tốt hơn và dựa trên nhiều thông tin hơn. Bản thân các phương pháp đánh giá đều có một số bất cập và nhược điểm.

Nhu cầu thông tin từ các chuyên ngành khác

Một vấn đề cần ghi nhớ là việc đánh giá các dịch vụ HST không phải là một nhiệm vụ đơn ngành. Việc đánh giá tác động của các loài NLXH ít có ý nghĩa, và thường có độ chính xác thấp, nếu không dựa trên sự đánh giá đầy đủ và thông tin đáng tin cậy về quản lý HST và đối phó với loài NLXH trên các khía cạnh sinh học, sinh thái, thủy văn, thể chế và xã hội. Đặc biệt, các nghiên cứu đánh giá cần số liệu thể hiện mối quan hệ giữa tình trạng của HST với việc cung cấp dịch vụ cũng như thông tin chi tiết về việc phân bổ quyền hạn, trách nhiệm và tiếp cận hàng hóa và dịch vụ HST.

Thông tin không đầy đủ và các lợi ích không đo lường được

Như đề cập ở trên, việc định giá tuy cần thiết nhưng không hoàn chỉnh. Đối với hàng hóa và dịch vụ được bán trên thị trường hoặc liên quan tới thị trường thì đánh giá dễ hơn nhiều. Ở một chừng mực nào đó, các vấn đề liên quan đến loài NLXH chỉ “có ý nghĩa” về mặt kinh tế nếu nơi đang bị xâm lấn là sinh cảnh của loài mang lại các hàng hóa và dịch vụ có giá trị kinh tế (Perrings 2002). Đánh giá không phải lúc nào cũng thể hiện chính xác giá trị đầy đủ của các HST, mà chỉ đưa ra các ước tính, hoặc tiệm cận đến một khoảng giá trị chấp nhận được. Trong nhiều phương pháp trường hợp, các phương pháp đánh giá lại đánh giá thấp giá trị của các dịch vụ HST: Các HST vận hành trên quy mô lớn và theo những cách thức phức tạp, các dịch vụ của HST không thể được nhân rộng một cách hiệu quả như các công nghệ hoặc các tác động của HST còn ảnh hưởng đến các sản phẩm và các chỉ thị khác trên thị trường. Cuối cùng, một số giá trị của HST sẽ luôn không thể đo lường hay định lượng được vì thiếu số liệu khoa học, kỹ thuật hoặc kinh tế.

Các lợi ích HST khác liên quan đến các thuộc tính như đời sống của con người, tầm quan trọng về mặt văn hóa hay tôn giáo, là các khía cạnh liên quan đến vấn đề đạo đức của việc đánh giá. Ở một mức độ nào đó, việc đánh giá HST thậm chí có thể gây hại khi chỉ quan tâm đến lợi ích tài chính

hoặc các lợi ích tính bằng tiền mặt mà làm mất đi các loại giá trị khác không được (hoặc không nên) đánh giá. Đánh giá giá trị kinh tế của các HST về cơ bản là một cách tiếp cận vị lợi, và còn tồn tại những bất cập liên quan đến các khía cạnh văn hóa, căn bản và cốt lõi của giá trị.

Khả năng áp dụng kết quả nghiên cứu

Bên cạnh đó, sẽ là sai lầm nếu cho rằng các kết quả từ các nghiên cứu đánh giá HST luôn rõ ràng, chính xác hoặc có thể áp dụng cho nhiều tình huống và nhiều nơi khác nhau. Các kết quả nghiên cứu thường dựa trên quan điểm, suy nghĩ của một người hoặc một nhóm người về giá trị của một dịch vụ HST cụ thể tại một thời điểm cụ thể và một địa điểm cụ thể. Kết quả đánh giá không phải lúc nào cũng có giá trị phổ quát, hoặc có thể ngoại suy giữa các nhóm, khu vực, HST khác nhau hoặc theo thời gian.

Sai số trong đánh giá

Các hoạt động đánh giá cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của các mục tiêu và mục đích đánh giá. Chẳng hạn, vì muốn chứng minh rằng các loài NLXH gây thiệt hại kinh tế lớn hoặc muốn áp dụng một giải pháp cụ thể, mà đôi khi kết quả bị sai chệch theo hướngtìm cho ra các giá trị lớn. Các nghiên cứu định giá thực sự có thể ước tính quá caogiá trị của các dịch vụ HST, hoặc đưa ra các giả định không có cơ sở về các tác động của loài NLXH thông qua việc xác lập một cách không hợp lý các mối liên quan mang thuộc tính lý sinh giữa các HST, các loài NLXH và kinh tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bangsund, D. A. and F. L. Leistritz, 1991, Economic Impact of Leaf Spurge in Montana, South Dakota, and Wyoming. North Dakota State University, Agricultural Experimental Station, Agricultural Economics Report no. 275.

Bangsund, D. A., Baltezore, J.F., Leitch, J.A. and F. L. Leistritz, 1993, Economic Impacts of Leafy Spurge on Wildlands in Montana, South Dakota, and Wyoming. North Dakota State University, Agricultural Economics Station, Agricultural Economics Report no 304

Một phần của tài liệu 3.3b-reference-material-for-on-ias-in-vietnamese (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)