NGHỀ DỆT CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI CHĂM

Một phần của tài liệu ĐỜI SỐNG, LỄ HỘI, PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA NGƯỜI CHĂM pot (Trang 57 - 60)

gười Chăm là một dân tộc thiểu số trong khối cộng đồng dân tộc Việt Nam, cĩ một kho tàng văn hố đồ sộ và đặc sắc. Kho tàng ấy khơng những chỉ cĩ những đền tháp lộng lẫy, nguy nga, đứng sừng sững trên những đồi cao suốt dọc dải đất miền Trung mà cịn cĩ một di sản nghệ thuật múa hát, lễ hội và nghề thủ cơng truyền thống độc đáo như nghề gốm và nghề dệt vải. Hiện nay, người Chăm ở Ninh Thuận vẫn cịn bảo lưu nghề dệt cổ truyền cĩ hàng ngàn năm lịch sử, gắn liền với thời kỳ hưng thịnh của nền kinh tế Chămpa một thời phát triển rực rỡ ở vùng Đơng Nam Á.

Xin giới thiệu đến các bạn cuốn sách: “Nghề dệt cổ

truyền của người Chăm” của

tác giả Sakaya, do nhà xuất bản Văn hố Dân tộc phát hành năm 2003. Sách dày 236 trang, khổ sách 13x19cm.

Nội dung cuốn sách “Nghề dệt cổ truyền của người Chăm” được trình bày thành ba phần chính như sau:

Phần thứ nhất: Làng dệt người Chăm Mỹ Nghiệp. Phần này giới thiệu tên gọi, địa danh; điều kiện tự nhiên – xã hội và lịch sử hình thành của làng dệt Mỹ Nghiệp.

Làng Mỹ Nghiệp cũng như bao làng Chăm khác cĩ tên gọi chính thức trong giấy tờ hành chính bắt đầu từ thời Minh Mạng. Từ đĩ đến nay, làng Mỹ Nghiệp cĩ nhiều biến đổi trong việc phân chia trực thuộc địa giới hành chính, cĩ lúc thuộc phủ, đạo, huyện, thị trấn…

Từ thời Minh Mạng đến năm 1954 thì thơn Mỹ Nghiệp cĩ lúc thuộc phủ Bình Thuận, phủ Ninh Thuận, đạo Phan Rang… Từ năm 1954 – 1975, thời Mỹ Nguỵ thì thơn Mỹ Nghiệp lại thuộc xã Phước Hải, quận An Phước, tỉnh Ninh Thuận. Sau khi thống nhất đất nước năm 1975 theo chủ trương của Đảng – Nhà nước vào năm 1976 hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận sáp nhập vào thành tỉnh Thuận Hải thì Mỹ Nghiệp vẫn giữ nguyên tên gọi hành chính là thơn Mỹ Nghiệp, xã Phước Hải nhưng lại thuộc huyện An Sơn. Đến năm 1992 tỉnh Thuận Hải lại được chia tách thành hai tỉnh như cũ là Ninh Thuận và Bình Thuận. Từ đĩ đến năm 2002 địa danh hành chính thơn Mỹ Nghiệp được đổi thành “ Khu phố 11” thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.

Điều kiện tự nhiên và xã hội của làng dệt Mỹ Nghiệp rất khĩ khăn trong việc phát triển nơng nghiệp. Đất đai ở đây khơ cằn, bạc màu, khí hậu khơ nĩng, khơng thuận lợi cho việc phát triển cây lúa nhưng rất thuận lợi cho việc trồng bơng dệt vải. Hoạt động kinh tế của làng Chăm Mỹ Nghiệp chủ yếu làm nghề nơng và nghề dệt vải. Quy trình dệt vải Chăm Mỹ Nghiệp bắt đầu từ khâu kéo sợi, quay tơ đến dệt vải đều do phụ nữ làm là chính. Nghề nơng do đàn ơng đảm nhiệm.

Hiện nay làng dệt Mỹ Nghiệp vẫn cịn bảo lưu được những giá trị văn hố, khơng chỉ giữ nguyên vẹn cấu trúc của một làng nghề, từ hình thái xã hội, quan hệ tộc người, tổ chức lao động sản xuất, hoạt động kinh tế, trao đổi sản phẩm cho đến tơn giáo, tín ngưỡng… đều mang đậm nét cơ chế của xã hội mẫu quyền gắn với nghề thủ cơng truyền thống xa xưa.Trong gia đình người Chăm, đàn bà đĩng vai trị quan trọng, làm chủ thể gia đình và họ tộc. Làng Chăm Mỹ Nghiệp là một trong những làng Chăm theo Bàlamơn giáo. Người Chăm Mỹ Nghiệp cĩ một hệ thống nghi lễ và tục thờ cúng phong phú, đa dạng.

Phần thứ hai: Nghề dệt người Chăm Mỹ Nghiệp. Phần này giới thiệu về nghề dệt Chăm trong quá khứ lịch sử và hiện nay. Mơ tả chi tiết về các loại khung dệt, qui trình dệt vải, từ trồng bơng, kéo sợi, nhuộm màu, dệt vải, váy, áo cho đến bố cục, đường nét và màu sắc trong nghệ thuật trang trí hoa văn. Ngoài ra cịn trình bày cách tổ chức sản xuất và những nghi lễ, kiêng kị trong nghề dệt vải Chăm.

Người Chăm cĩ một nền thủ cơng truyền thống rất phong phú như nghề làm gạch, xây tháp, nghề đĩng thuyền, đĩng xe trâu, làm gốm và dệt vải…Tuy nhiên trong quá trình biến đổi lịch sử thì một số nghề thủ cơng của người Chăm đã thất truyền. Hiện nay chỉ cịn lưu giữ được một số nghề tiêu biểu như nghề gốm và nghề dệt. Nghề dệt cổ truyền của người Chăm Mỹ Nghiệp là một trong những nghề thủ cơng truyền thống cịn tồn tại đến ngày nay trong di sản văn hố của người Chăm Ninh Thuận.

Làng dệt Mỹ Nghiệp là làng dệt truyền thống nổi tiếng từ lâu đời. Ở làng này, những kỹ năng, kỹ xảo của nghề dệt được trao truyền cho nhau “ mẹ truyền con nối” từ thế hệ này đến thế hệ khác. Hoa văn thổ cẩm Chăm chứa nhiều yếu tố

trên gốm Chăm, trên những bệ thờ, đền tháp đều cĩ những mơ típ, đường nét tương đồng với hoa văn trên vải Chăm. Cĩ thể nĩi thổ cẩm Chăm là nơi hội tụ những đường nét, gam màu, hình khối, cả về nghệ thuật dân gian và bác học trong kho tàng nghệ thuật Chăm muơn màu, muơn vẻ. Nghề dệt Chăm từ khung dệt, đến sản phẩm dệt, mơtíp hoa văn và nghệ thuật trang trí, người Chăm mặc dù cĩ phong cách riêng của mình nhưng vẫn mang nét chung của nghề dệt cổ truyền Đơng Nam Á. Đặc trưng chung ấy chính là kết quả của một quá trình truyền bá, tiếp thu kiến thức nghề nghiệp, quá trình giao lưu, trao đổi kinh tế - văn hố giữa người Chăm và các tộc người khác ở nước ta và Đơng Nam Á.

Sản phẩm dệt khơng chỉ phục vụ cho đời sống phong tục người Chăm mà cịn cĩ cả cho các dân tộc khác như Eđê, Churu, Kơho, Raglai…Ngày nay, sản phẩm dệt của người Chăm được du khách ưa chuộng trên thị trường du lịch ở các nước. Vì vậy, hiện nay nghề dệt đang trở thành nguồn lợi kinh tế quan trọng đối với người Chăm ở Mỹ Nghiệp, tỉnh Ninh Thuận.

Phần thứ ba: Nhận xét, so sánh, kiến nghị và giải pháp. Căn cứ trên những cứ liệu khoa học ở các phần nêu trên, phần này đưa ra nhận xét chung về nghề dệt cổ truyền của người Chăm Mỹ Nghiệp. Qua đĩ, cịn so sánh nghề dệt Chăm với nghề dệt của một số dân tộc khác ở nước ta và khu vực Đơng Nam Á. Cuốn sách cịn đưa ra những giải pháp, kiến nghị cho nghề dệt người Chăm Mỹ Nghiệp trong cơ chế thị trường, cũng như trong sự nghiệp bảo tồn di sản văn hố dân tộc ngày nay.

Mặc dù trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, người Chăm vẫn cịn bảo lưu được nghề dệt cổ truyền của riêng mình. Nghề dệt ấy mặc dù là tiêu biểu cho trình độ sản xuất cổ xưa nhưng đến nay vẫn cịn nguyên giá trị. Nghề dệt Chăm đã và đang gĩp phần đáng kể trong việc tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống hàng ngày và làm phong phú thêm bản sắc văn hố Chăm

Cuốn sách “ Nghề dệt cổ truyền của người Chăm” giới thiệu đến các bạn một bức tranh chung nhất về làng nghề, một di sản văn hố quý giá của người Chăm trong kho tàng văn hố của đại gia đình các dân tộc Việt Nam phong phú, đa dạng và đặc sắc. Là một dạng văn hố vật chất, một bộ phận cấu thành nền văn minh Chămpa, nghề dệt Chăm khơng chỉ là một nhu cầu thiết yếu để phục vụ cuộc sống như ăn, ở, mặc… mà nĩ cịn gắn với nhu cầu thẩm mỹ, phong tục tập quán, tơn giáo, tín ngưỡng. Nghề dệt Chăm với sản phẩm đa dạng, cịn tạo nên y phục Chăm, một y phục cĩ sắc thái riêng gĩp phần quan trọng trong việc hình thành nên một bản sắc văn hố Chăm mà khơng lẫn lộn được với dân tộc khác.

Nguyễn Thị Hoà Thư viện tỉnh Ninh Thuận

Một phần của tài liệu ĐỜI SỐNG, LỄ HỘI, PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA NGƯỜI CHĂM pot (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)