rong kho tàng di sản kiến trúc của dân
tộc, nghệ thuật kiến trúc Chămpa cĩ vị trí đặc biệt quan trọng. Gần 900 năm từ cuối
thế kỷ thứ VII đến nửa đầu thế kỷ XVII, bằng sự lao động khơng mệt mỏi và tài năng sáng tạo tuyệt vời, người Chăm đã xây dựng nên một nền kiến trúc điêu khắc độc đáo với hàng trăm đền tháp trải dài suốt từ
miền Trung đầy nắng và giĩ, đến vùng đất phía Nam trù phú của Tổ quốc.
Trải bao thăng trầm của lịch sử và thiên tai khắc
nghiệt, ngày nay số lượng đền tháp Chămpa cịn lại
khơng nhiều, lại trong tình trạng hư hỏng, xuống cấp
nghiêm trọng, nhưng đĩ là những di sản kiến trúc vơ giá
khơng chỉ của quốc gia mà cịn của nhân loại, là nhân chứng về một nền văn hố Chămpa cổ rực rỡ, rất cần được giữ gìn, tơn tạo và bảo tồn.
Khám phá nghệ thuật xây dựng đền tháp Chămpa
là vấn đề hấp dẫn được người Pháp tìm tịi từ những năm đầu thế kỷ thứ XX cho đến các nhà khoa học Việt Nam
hơm nay.
Xin trân trọng giới thiệu đến các bạn cuốn sách: “Đền tháp Chămpa - Bí ẩn xây
dựng” do nhà xuất bản Xây dựng phát hành năm 2007. Sách dày 334 trang. Khổ sách 11x20cm.
Cuốn sách “ Đền tháp Chămpa - Bí ẩn xây dựng” là kết quả của đề tài khoa học được nghiên cứu cơng phu do Viện Khoa học – Cơng nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng chủ
trì, với sự tham gia của một tập thể gồm các nhà khoa học cĩ uy tín trong các lĩnh vực:
Kiến trúc, Xây dựng, Lịch sử, Khảo cổ, Mỹ thuật. Đề tài khơng chỉ dừng lại ở việc giới
thiệu lịch sử, kiến trúc Chămpa, đánh giá hiện trạng của các di tích kiến trúc, mà cịn dành nhiều cơng sức nghiên cứu kỹ càng về kỹ thuật xây dựng từ việc xử lý nền mĩng, kỹ thuật kiến trúc, kỹ thuật điêu khắc, lực liên kết, cường độ chịu nén, khả năng chịu lực
của khối xây tháp đến việc sử dụng các phương pháp khoa học, cơng nghệ hiện đại để xác định thành phần pha và thành phần khống của gạch, của chất kết dính giữa các viên gạch, nhằm đưa tới cho các bạn những khám phá khoa học mới về kỹ thuật xây dựng các đền tháp Chămpa, một kỹ thuật rất đặc biệt đã bị thất truyền.
Sách gồm 5 chương:
Chương 1: Lược sử, khảo cổ, kiến trúc Chămpa
Chương 2: Thực trạng các di tích, phế tích kiến trúc đền tháp Chămpa Chương 3: Kỹ thuật xây dựng các đền tháp Chămpa
Chương 4: Phục chế khối xây mài chập đền tháp Chămpa
Chương 5: Định hướng bảo tồn, tơn tạo và phát huy giá trị các đền tháp Chămpa
Kế thừa các thành tựu nghiên cứu đã cĩ, kể từ khi nước nhà được thống nhất, các di tích văn hố của dân tộc Chăm đã được nhà nước quan tâm nghiên cứu nhiều hơn và
hầu hết các di tích kiến trúc đền tháp Chămpa hiện cịn đều đã được Nhà nước ta cơng
nhận xếp hạng di tích lịch sử - kiến trúc - nghệ thuật.
Các nghiên cứu mới chủ yếu tập trung vào kiến trúc, nghệ thuật, lịch sử, khảo cổ
và cũng chỉ bước đầu, những vấn đề phân tích khoa học cơng nghệ về nền mĩng, vật liệu,
kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật điêu khắc cĩ đặt ra, song chưa thể tập trung đi sâu nhằm giải đáp dứt điểm những vấn đề cịn được coi là bí ẩn, để trên cơ sở đĩ cĩ thể đưa ra các giải
pháp tu bổ toàn diện và hữu hiệu. Cuốn sách: “ Đền tháp Chămpa – Bí ẩn xây dựng” đã giới thiệu những kết quả nghiên cứu về kỹ thuật xây dựng và phát huy giá trị các đền tháp Chămpa. Các đền tháp Chămpa được xây dựng bằng kỹ thuật xây mài chập cĩ lớp vỏ
ngồi, vỏ trong và lớp ruột. Tháp được xây theo trình tự như sau: lựa chọn vị trí, quy
hoạch mặt bằng, chọn hướng tháp. Sau đĩ tiến hành các bước như: gia cố nền, xây mĩng,
xây thân tháp, ngọn tháp và đỉnh tháp. Sau khi xây xong tháp, người ta tiến hành điêu
khắc trên bề mặt gạch của tháp. Các chi tiết điêu khắc trang trí bằng sa thạch hoặc đất nung được chuẩn bị trước rồi lắp đặt vào vị trí dự kiến trong quá trình xây tháp.
Kỹ thuật xây vịm giả hai phương tạo ra các vịm cửa trên thân tháp cĩ chiều cao
lớn hơn chiều ngang vịm tháp. Với sự phát triển kỹ thuật này thành kỹ thuật xây vịm giả ba phương, cĩ thể tạo nên ba kiểu ngọn tháp khác nhau. Hay nĩi cách khác kiến trúc tháp
là biểu hiện bên ngồi của kết cấu khối xây các vịm giả. Với kỹ thuật vịm giả cĩ thể làm triệt tiêu lực đẩy ngang ở chân vịm, làm ổn định các vịm cửa, nĩc tháp. Đồng thời với
kỹ thuật này, tải trọng của tháp được phân tải đều lên tồn bộ tường tháp và mĩng tháp, làm cho tháp cĩ khả năng chịu lực cao, cùng với kỹ thuật xây mài chập làm cho tháp cĩ tuổi thọ cao.
Vật liệu xây tháp chủ yếu là gạch đất sét nung, được chế tạo theo cơng nghệ riêng biệt, cĩ độ xốp lớn, độ dẻo dai cao, cho phép gia cơng bằng cách cưa, cắt, mài, đục,
chạm. Chất kết dính được sử dụng trong xây dựng tháp là nhớt cây cĩ thể tan trong nước như nhớt Ơ dước, Bời lời. Các loại nhớt này giúp cho khối xây cĩ cường độ ban đầu cũng như sự phát triển cường độ về lâu dài, đảm bảo cho khối xây cĩ khả năng chịu kéo và nhất là khả năng chịu nén.
Điêu khắc các chi tiết được thực hiện trực tiếp trên mặt khối xây của tháp. Việc
thực hiện được tiến hành bởi các nghệ nhân với các cơng cụ và thao tác chuyên biệt qua ba cơng đoạn: tạo hình khối, chạm thơ, chạm tinh. Các chi tiết điêu khắc kiến trúc cũng
cĩ thể được chế tạo trước từ đá sa thạch hoặc đất nung rồi được lắp ghép vào trong quá trình xây tháp.
Đối với các đền tháp Chămpa, kỹ thuật xây dựng tháp thực chất là sự kết hợp hài hồ, chặt chẽ của kỹ thuật vật liệu gạch, kỹ thuật chất kết dính, cơng nghệ xây dựng và kỹ
thuật điêu khắc. Mà biểu hiện vật chất của nĩ chính là kiến trúc, tỷ lệ kiến trúc các dạng điêu khắc trang trí. Qua đĩ nĩ thể hiện giá trị phi vật thể là nội dung thờ tự, tâm linh và
cao hơn là ý nghĩa triết học cúa các đền tháp Chămpa.
Hiểu biết về lịch sử, văn hố, kỹ thuật xây dựng các đền tháp Chămpa là điều kiện
tiên quyết để bảo tồn trùng tu và phát huy giá trị di tích một cách tốt nhất.
Cuốn sách: “ Đền tháp Chămpa - Bí ẩn xây dựng” sẽ giúp cho những người làm cơng tác bảo tồn, trùng tu, quản lý di sản và du lịch văn hố sẽ rút ra được nhiều bài học
bổ ích mang tính thực tiễn và ứng dụng.
Sách cĩ tại thư viện tỉnh Ninh Thuận, mời các bạn đĩn đọc.