Quy hoạch nguồn

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác DSM cho công ty điện lực sóc sơn (Trang 27 - 29)

Quy hoạch nguồn (Intergrated Resource Planning - IRP) là một quy hoạch toàn diện mà thông qua đó ngành điện xác định được các nguồn cần thiết để đáp ứng nhu cầu công suất và nhu cầu điện năng của khách hàng. Ở Bắc Mỹ, IRP đã trở thành một sáng kiến đem lại những cải thiện đáng kể trong hoạt động kinh doanh truyền thống của các Điện lực. IRP cung cấp những chiến lược để giúp hiểu được vai trò và tầm quan trọng của DSM. Trong việc xác định những nguồn lực có hiệu quả nhất đối với một điện lực, điều quan trọng là phải tính được chi phí và lợi nhuận. Do đó, lợi ích của một chương trình DSM (là phần chi phí tránh được do không phải đầu tư xây dựng và vận hành nguồn điện mới) phải lớn hơn chi phí để áp dụng chương trình DSM (các chi phí hành chính, chi phí khuyến khích khách hàng tham gia và doanh thu bị mất do giảm lượng điện năng tiêu thụ) thì mới có thể nói rằng chương trình DSM có hiệu quả. Cơ sở để phát triển quy hoạch nguồn là cung cấp được những phân tích và đề xuất cho một chương trình hành động:

+ Xác định các mục tiêu của quy hoạch

+ Tính toán dự báo phụ tải với các kịch bản khác nhau.

+ Quyết định lượng công suất phát cần thiết cho mỗi năm để thực hiện quy hoạch

+ Xác định các nguồn lực cần thiết để cân bằng được phụ tải dự báo và công suất của nguồn.

+ Đánh giá các nguồn lực về điện theo một phương thức nhất quán và tìm ra được nguồn lực có tiềm năng nhất để tạo lập một kế hoạch hành động có hiệu quả, linh hoạt và thuận lợi

+ Xây dựng các kịch bản phát triển nguồn và lưới điện phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, chính trị và xã hội.

+ Dự kiến các phương án mới thay thế các phương án không còn phù hợp. Thử nghiệm từng phương án để tìm ra phương án thay thế có hiệu quả nhất tùy theo các quan điểm khác nhau.

+ Quản lý và đánh giá hoạt động của ngành Điện theo kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết. Mô hình IRP vẫn còn tương đối mới và thể hiện một sự tiến bộ lớn trong việc lập quy hoạch cho ngành điện. Đặc tính quan trọng nhất của mô hình IRP là khả năng đánh giá một cách cụ thể sự kết hợp giữa cung cấp điện và các phương án lựa chọn nguồn lực DSM trong khuôn khổ khuôn mẫu chung. Để IRP có thể hoạt động tốt ở Việt Nam cần phải trao cho các Điện lực quyền được triển khai, có nghĩa họ phải có trách nhiệm thu nhận các nguồn lực cả 2 phía cung và cầu để các nguồn lực đều tham gia vào hệ thống điện. Một phương pháp để thu nhận các nguồn điện trên cơ sở IRP đã được phát triển ở Mỹ là sự đấu thầu cạnh tranh nguồn điện. Bằng đấu thầu cạnh tranh Điện lực có thể lựa chọn các nguồn điện thông qua thị trường. Trong đấu thầu cạnh tranh, các Điện lực kiến nghị các đề xuất về nguồn điện. Các cuộc đấu thầu có thể diễn ra định kỳ hoặc khi nào mà ngành điện thấy cần thiết phải phát triển thêm nguồn. Vì Việt Nam chưa có kinh nghiệm triển khai DSM nên không biết bắt đầu trước với IRP hay DSM, trong đó: IRP sẽ xác định các nguồn lực sinh lợi của DSM nhưng đòi hỏi thông tin như chi phí ước tính, lợi ích và khả năng thâm nhập thị trường cho các

chương trình của DSM. Việt Nam nên thực hiện chương trình DSM tăng tốc không dựa vào sự đánh giá về IRP ban đầu vì những lý do sau: kinh nghiệm về DSM của Việt Nam còn hạn chế nên không thể sử dụng DSM làm đầu vào đánh giá IRP. Cách duy nhất để đánh giá chính xác DSM trong khuôn khổ IRP là phải tiến hành các chương trình thí điểm nhằm cung cấp thông tin về chi phí và lợi ích của chương trình DSM. Việt Nam đang mất cân đối giữa nguồn và tải, trong điều kiện kinh tế còn khó khăn việc phát triển nguồn là không đơn giản thì DSM sẽ là một kế hoạch ít tốn kém nhất cho đất nước; vấn đề chủ yếu là xác định các chương trình sinh lợi nhất. IRP sẽ cung cấp một khuôn khổ để đánh giá chương trình DSM khi chúng được triển khai trong thời gian ngắn hạn, kết quả của chương trình DSM thí điểm có thể được sử dụng để tiến hành phân tích IRP. Về lâu dài IRP có thể tối ưu hóa các lựa chọn và kết hợp giữa chương trình DSM và các phương án phía cung cấp. Vì vậy, DSM và IRP phải tiến hành song song, kết quả của cái này sẽ bổ trợ cho cái kia.

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác DSM cho công ty điện lực sóc sơn (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w