Một số giải pháp với các thành phần phụ tả

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác DSM cho công ty điện lực sóc sơn (Trang 93 - 113)

- Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc Công ty Điện lực:

3.2.2. Một số giải pháp với các thành phần phụ tả

3.2.2.1. Giải pháp thực hiện DSM đối với phụ tải điện cho ánh sáng sinh hoạt

Đối với khu vực quản lý tiêu dùng dân cư thì chiếu sáng trong sinh hoạt chiếm với tỷ lệ rất lớn, chính vì vậy việc thay thế hệ thống chiếu sáng cũ tiêu tốn nhiều năng lượng bằng hệ thống chiếu sáng mới tiết kiệm được năng lượng.

Để tính toán so sánh được hiệu quả kinh tế giữa hai hệ thống chiếu sáng cũ đang sử dụng và hệ thống chiếu sáng mới lựa chọnđể thay thế, căn cứ vào thời gian tuổi thọ của hệ thống bóng đèn cũ và bóng đèn mới sẽ thay thế để lựa chọn thời gian thích hợp. Trên nguyên tắc tính toán tổng chi phí cần cho hệ thống đèn cũ sẽ được thay thế hiện đang sử dụng và tổng chi phí cần cho hệ thống đèn mới sẽ thay thế trong khoảng thời gian đã lựa chọn. Nếu hệ thống chiếu sáng mới mà có chi phí nhỏ hơn thì nên thay thế.

* Mục đích của giải pháp

- Giảm điện năng tiêu hao (thực hiện tiết kiệm ñiện): Nếu điện năng tiêu thụ trước khi thực hiện giải pháp là E 1, sau khi thực hiện giải pháp là E 2 thì phải ñảm bảo: E 1 > E 2. Lượng điện năng tiết kiệm được là: ∆E = E 1 - E 2 (KWh)

- Giảm chi phí tiêu thụ điện năng từ đó giảm chi phí số tiền phải giả: Nếu số tiền mua điện phải trả trước khi thực hiện giải pháp là T 1, sau khi thực hiện giải pháp là T 2 thì T 1 >T 2 Số tiền mua điện khách hàng tiết kiệm được là: ∆T = T 1 - T 2 (đồng/ngày, tháng, năm…)

* Chi phí cho giải pháp

Khi thực hiện giải pháp dẫn đến tăng chi phí ñầu tư thiết bị mới. Giả sử chi phí đầu tư thiết bị mới là ∆C (đồng) thì thời gian hoàn vốn đầu tư (T hv) là:

Thv = T C ∆ ∆ (ngày, tháng, năm …)

Thực tế, bóng đèn tròn sợi đốt: có kết cấu đơn giản, dễ sử dụng, chỉ số thể hiện màu cao (94 đến 97) và giá ñèn thấp. Thành phần ánh sáng chủ yếu là đỏ, vàng, bức xạ hồng ngoại, phù hợp với đặc điểm sinh lý người có tác dụng kích thích lao động.

Phát sáng ổn định, không phụ thuộc nhiệt độ, độ ẩm môi trường. Có khả năng phát sáng tập trung với cường độ mạnh, phù hợp với yêu cầu chiếu sáng cục bộ. Nhược điểm của loại đèn này là hiệu suất phát sáng thấp 6,5- 18Lm/W; tỷ lệ tổn thất rất lớn chiếm 95,3% (48,8% tổn thất đối lưu và bức xạ, 33% tổn thất do làm nóng khí trơ, 10% tổn thất do làm nóng thuỷ tinh, 3,5% tổn thất do làm nóng phần đuôi đèn); hiệu suất sử dụng năng lượng nhỏ; tuổi thọ của đèn rất ngắn khoảng 1.000 giờ khi vận hành với điện áp định mức. Ngoài ra quang thông và hiệu suất phát sáng chịu ảnh hưởng rõ rệt của hiện tượng sụt áp. Trung bình cứ sụt áp 1% thì giảm 25% hiệu suất phát sáng; còn bóng đèn Compact: cũng thuộc họ đèn phát xạ huỳnh quang có ưu điểm là hiệu suất phát sáng tương đối cao 44-50Lm/W, kích thước hình học gọn nhỏ, tuổi thọ cao hơn các đèn trên, có bước sóng ngắn nên khi điện áp thấp đèn không bị nhấp nháy, hiệu quả tiết kiệm điện năng của nó mang lại: Tiêu thụ điện tiết kiệm hơn từ 75%-80% so với đèn sợi đốt, Có ánh sáng trắng (như đèn tuýp) và ánh sáng vàng ấm như đèn tròn, Phù hợp và tiện lợi khi lắp vào bất cứ đui đèn sợi đốt nào, dễ sử dụng và thay thế; bóng đèn Huỳnh quang: Hiệu quả sánh sáng từ 40- 95 lm/ W, chỉ số màu từ 55- 92 và nhiệt độ màu từ 2.800- 6.500K nên có thể tạo được nguồn sáng với những tập quang phổ khác nhau như ánh sáng ban ngày, ánh sáng trắng, ánh sáng các màu, độ chói tương đối ít và nhiệt độ bên ngoài thành ống thấp.Tuổi thọ lý thuyết là 7.000 giờ.

Ta xét 3 TBA công cộng là Thị trấn Sóc Sơn, Tân Minh, Phù Lỗ đang cấp điện cho 1460 hộ dân sử dụng điện sinh hoạt. Uớc tính mỗi hộ sử dụng trung bình có 5 bóng đèn huỳnh quang trong đó:

+ Loại đèn dài 1,2m có công suất đèn và chấn lưu sắt từ là 40+12 = 52W. Một hộ có 3 bóng loại này

+ Loại đèn 0,6m có công suất đèn và chấn lưu sắt từ là 20+8 = 28W. Mỗi hộ có 2 bóng.

+ Bóng đèn sợi đốt có công suất từ (45-100)W. Mỗi hộ có 2 bóng Các loại đèn này có thể thay thế đèn tiết kiệm điện như sau:

- Loại đèn 1,2m chấn lưu sắt từ 52 W thay bằng đèn T8 chấn lưu điện tử công suất 36+3 = 39W

Số công suất tiết kiệm được là (52-39)x3x1460 = 52650W = 56,94kW - Loại đèn 0,6m chấn lưu sắt từ thay bằng đèn gầy chấn lưu điện tử công suất 23W

Số công suất tiết kiệm được là (28-23)x2x1460 = 13500W = 14,6 kW - Loại đèn sợi đốt 60W thay bằng đèn compact 20W

Số công suất tiết kiệm được là (60-20)x2x1460 = 108000W = 116,800 kW Vậy riêng với việc chuyển sang sử dụng các loại đèn tiết kiệm điện vào giờ cao điểm sẽ tiết kiệm được tổng công suất là:

56,94+14,6+116,800 = 188,34 kW

Với việc sử dụng các loại đèn tiết kiệm điện đồ thị phụ tải giờ cao điểm của phụ tải ASSH sẽ giảm 188,34kW tương đương (174,15/2410)x100 = 7,2% tổng công suất cao điểm của phụ tải ASSH. Và giảm (174,15/14571)x100 = 1,2% tổng công suất cao điểm của các phụ tải thành phần.

Từ tính toán phân tích trên ta thấy rằng với việc sử dụng 1 thiết bị điện nhỏ trong gia đình là bóng đèn một cách hợp lý, tận dụng ánh sáng tự nhiên, bật đèn vào những giờ hợp lý sẽ giúp các hộ gia đình tiết kiệm được không

nhỏ sản lượng điện tiêu thụ vào giờ cao điểm. Với việc hạn chế sử dụng các thiết bị điện tiêu thụ điện lớn (máy điều hòa, bình nước nóng, bàn là điện…) trong thời gian cao điểm của lưới điện (từ 9 giờ 30 đến 11 giờ 30 và từ 17 giờ đến 20 giờ hàng ngày) sẽ giảm được một lượng lớn công suất tiêu thụ vào giờ cao điểm, đồng thời các hộ gia đình cũng tiết kiệm được điện năng hàng tháng tránh được giá bậc thang cao.

Vì vậy Công ty điện lực Sóc Sơn tuyên truyền, khuyến khích các hộ dân sử dụng các loại bóng đèn tiết kiệm điện như: bóng compact hoặc bóng đèn huỳnh quang T5 và T8, chấn lưu có hiệu suất cao; Thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời; Thiết bị có dán nhãn tiết kiệm năng lượng, ngắt các thiết bị điện không sử dụng ra khỏi nguồn điện.

3.2.2.2. Giải pháp thực hiện DSM đối với phụ tải điện cho cơ quan hành chính sự nghiệp, chiếu sáng công cộng.

Một là, những giải pháp thực hiện DSM đối với phụ tải điện cho cơ quan hành chính sự nghiệp.

Ta biết rằng điện sử dụng trong các cơ quan, công sở không phải là điện tiện phí trong sinh hoạt gia đình mà là điện phục vụ cho sự làm việc, công tác của CBCNV trong cơ quan. Vì vậy, áp dụng giải pháp DSM về tiết kiệm điện phải vừa đảm bảo tiết kiệm điện có hiệu quả, lại vừa đảm bảo môi trường làm việc có hiệu quả của CBCNV trong cơ quan, công sở. Chính vì vậy, cần thiết phải áp dụng các biện pháp DSM phù hợp đó là:

Thứ nhất, quy định các chế độ và thời gian sử dựng các trang thiết bị trong cơ quan như:

- Bố trí lại bàn làm việc để tận dụng ánh sáng tự nhiên

- Các trang thiết bị điện trong các phòng ban khi không có người làm việc ở trong phòng đều phải cắt hết điện.

- Các đèn bàn trên các bàn làm việc chỉ được bật khi đang làm việc (đọc công văn giấy tờ, đánh máy vi tính...)

- Đèn hành lang, bảo vệ chỉ được bật vào 19h tắt vào 5h sáng vào mùa hè và bật vào 18h tắt 6 giờ sáng mùa đông.

- Điều hoà nhiệt độ chỉ được sử dụng vào mùa hè và đặt ở chế độ nhiệt độ 25 oC - 27 oC và phải cắt điện khi không còn người làm việc trong phòng hoặc hết giờ làm việc.

- Khi làm việc với máy vi tính xong cần rút dây nguồn ra khỏi ổ cắm. Thông thường khi làm việc trên máy vi tính xong, ta thường tắt máy bằng cách ''Shut Down'', tắt màn hình, rồi cứ để vậy mà đi về. Người thao tác yên tâm rằng máy đã được tắt toàn bộ. Thực tế không phải như vậy đèn tín hiệu của CPU đã tắt, màn hình đã hết sáng, nhưng vẫn còn một dòng điện nhỏ chạy qua máy. Đây không phải dòng điện rò mà là một dòng điện thường trực. Tuy cường độ của nó không lớn nhưng tổng cộng lại đó là một giá trị đáng kể, gây nên lãng phí điện một cách vô ích. Màn hình máy vi tính có độ sáng càng cao, màu càng đậm thì càng tốn điện. Nên tắt máy tính nếu như không có ý định dùng trong vòng 15 phút. Hãy chọn chế độ tiết kiệm điện năng trong máy tính (Screen Save) để vừa bảo vệ được máy, vừa giảm được khoảng 55% lượng điện năng tiêu thụ trong thời gian tạm dừng sử dụng máy (down-time).

- Máy photocopy, máy in chỉ được sử dụng cho công việc của cơ quan, không được dùng cho việc riêng cá nhân. Song hết một công việc phải cắt điện, không được để ngâm điện.

- Máy tăng giảm điện áp hạ áp (survolteur) dùng cho các thiết bị điện có điện áp ổn định như máy tính (nếu có) phải cắt điện ra khỏi mạng điện áp lưới điện đã đủ và ổn định.

- Cấm đun nấu bằng điện trong cơ quan

- In ấn áp phích tại công tắc thiết bị điện, cửa ra vào của các phòng, ban với nội dung tiết kiệm điện.

Thứ hai, chế độ kiểm tra theo dõi

- Văn phòng có trách nhiệm thường xuyên hàng ngày kiểm tra theo dõi việc sử dụng các trang thiết bị theo các chế định thời gian quy định trong nội quy của cơ quan và thông báo đến từng phòng ban cơ quan:

+ Hàng tuần về vi phạm chế độ và thời gian sử dụng các trang thiết bị điện của các phòng ban.

+ Hàng tháng về vi phạm chi tiêu định mức điện năng được giao của các phòng ban.

- Bất thường hoặc định kỳ (3 tháng hoặc 6 tháng) tổ chức kiểm tra tập thể toàn cơ quan để đánh giá, uốn nắn, phê bình và tổng kết cho việc thưởng phạt thi đua về tiết kiệm điện. Việc kiểm tra tập thể này phải lập thành văn bản, báo cáo lãnh đạo và thông báo cho toàn cơ quan biết.

Thứ ba, thiết lập chế độ thưởng phạt và động viên thi đua

- Thường xuyên nêu gương người tốt, việc tốt trong việc tiết kiệm điện. - Những sáng kiến về tiết kiệm điện có hiệu quả trong cơ quan, đều phải khen thưởng kịp thời và áp dụng ngay.

- Việc thưởng phạt về tiết kiệm điện phải dựa vào việc chấp hành các chế độ sử dụng, các trang thiết bị điện trong nội quy, quy định và chỉ trên định mức tiêu thụ điện năng được giao.

Vấn đề cuối cùng là việc tiết kiệm điện cũng có thể được thực hiện tốt thông qua các biện pháp chế tài. Muốn vậy ta nên xây dựng một định mức về tiêu thụ đến cho các cơ quan hành chính và sự nghiệp trong toàn huyện.

Khi đã có định mức hợp lý và được mọi người thừa nhận, Nhà nước không nhất thiết phải có sự kiểm tra hàng ngày mà chỉ cần dùng biện pháp chế tài là đủ. Lúc đó mỗi đơn vị hành chính sự nghiệp có một mức khoán tiền điện nhất định. Những đơn vị biên chế lớn có thể chia thành nhiều khối chức năng để tiến hành việc này. Nếu cuối tháng đơn vị vẫn hoàn thành tốt khối

lượng công việc mà lại dùng điện ít hơn thì sẽ được khen thưởng thích đáng. Nếu dùng nhiều hơn thì phải bị trừ vào quỹ tiền lương. Chỉ cần có quy định như trên thì dù không hô hào, kêu gọi, mọi người vẫn tự giác tiết kiệm và nhắc thở nhau tiết kiệm điện.

Hai là, giải pháp thực hiện DSM đối với khu vực công cộng- chiếu sáng công cộng

Tiêu thụ năng lượng điện trong khu vực công cộng chiếu sáng công cộng không phải là thành phần chủ đạo trong tổng tiêu thụ điện năng và biểu đồ phụ tải đỉnh, thời điểm phụ tải của khu vực công cộng đạt giá trị cực đại cũng trùng với thời gian cao điểm. Chính vì vậy đưa gia các giải pháp quản lý, công nghệ để giảm bớt điện năng tiêu thụ.

- Về giải pháp quản lý: Thực hiện đóng cắt hệ thống chiếu sáng theo chế độ tiết kiệm điện, tuỳ theo mùa và mật độ phương tiện trên các tuyến phố, thành phố qui định: Từ 19 giờ (mùa hè) hoặc 17 giờ 30 phút (mùa đông) đóng hệ thống chiếu sáng đô thị; đến 23 giờ cắt các đèn mang tính chiếu sáng tạo cảnh quan trên các tuyến phố như đèn cầu trên giải phân cách, trên hè... Từ 23 giờ đến 5 giờ 15 phút (mùa hè) hoặc 5 giờ 45 phút (mùa đông) sáng hôm sau (mật độ tham gia giao thông đã giảm) cắt bớt 1/3 số đèn chiếu sáng trên các tuyến phố trung tâm.

- Về giải pháp công nghệ: Áp dụng hệ thống thiết bị điều khiển tự động, có chế độ điều chỉnh công suất để giảm công suất chiếu sáng về đêm khi mật độ giao thông giảm. Triển khai thực hiện đầu tư, trang bị hệ thống điều khiển tự động cho hệ thống chiếu sáng đường phố chính, khi thay tế đèn hư hỏng sử dụng các thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao; Chiếu sáng ngõ nhỏ và đường dành cho người đi bộ sử dụng bóng đền natri thấp áp công suất nhỏ và đèn compact.

Hiện nay có rất nhiều phương án tiết kiệm điện như thay thế bằng các loại đèn có tiêu thụ công suất lớn bằng các bóng tiêu thụ công suất nhỏ đảm bảo độ sáng như: đèn LED..., hoặc bằng các vật liệu khác nhưng giá thành rất cao, với điều kiện hiện nay của Việt Nam và lưới điện chiếu sáng công cộng ở huyện Sóc Sơn phương án tiết giảm là:

- Phương án tiết giảm thứ nhất: sử dụng công nghệ Dimming trong chiếu sáng có nghĩa là giảm công suất tiêu thụ của từng bóng đèn vào thời gian thấp điểm, nguyên tắt của phương pháp này là giảm công suất tiêu thụ của từng bóng đèn mà vẫn đảm bảo dãy đèn phát sáng. Đối với điều kiện Việt Nam việc áp dụng giải pháp này còn nhiều bất cập khi sử dụng giải pháp này phải loại bỏ toàn bộ ballat hiện có và thế vào đó một bộ ballat mới đi kèm bộ dimming có giá thành rất cao.

- Phương án tiết giảm thứ hai: áp dụng phương pháp tắt ngắt quảng một số bóng đèn trên đường vào thời gian thấp điểm (từ 10h đêm đến 5h sáng) khi mật độ người tham gia giao thông giảm dần.

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu hệ thống chiếu sáng đèn đường ở Thị trấn Sóc Sơn với chiều dài 3km, gồm có 75 vị trí cột đèn chiếu sáng liền cần đôi, công suất mỗi bóng là 250W được điều khiển bằng tủ điện ĐK HTCS 1200x 600x 350- 100A đèn chiếu sáng được bật sáng bắt đầu từ 6 giờ tối đến 5 giờ sáng ngày hôm sau, trước khi chưa thực hiện tiết giảm là 456kWh.

Thực hiện phương pháp ngắt quảng một số bóng đèn trên đường vào thời gian thấp điểm, bắt đầu tư 6 giờ tổi tất cả các đèn chiếu sáng được bật lên, khoảng 10 đêm đến 5 gờ sáng ngày hôm sau khi mật độ người tham gia giao thông giảm dần thì ngắt quảng một số bóng đèn và so le nhau.

Chúng tôi tiến hành đo đếm điện năng tiêu thụ 01 ngày trung bình giảm là 304kWh, điện năng được tiết giảm là: 456- 304 = 152 kWh (số tiền tiết kiệm được: 152 đ/kWh x 1.291 đ/kWh= 196.232 đ). 01 tháng tiết kiệm được: 196.232 đ x 28 ngày = 5.494.000 đ.

3.2.2.3. Giải pháp thực hiện DSM đối với phụ tải điện cho nông nghiệp.

Sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả trong lĩnh vực thủy lợi: Tổ chức quy hoạch hệ thống thủy lợi hợp lý. Các trạm bơm điện xây dựng lịch bơm cấp

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác DSM cho công ty điện lực sóc sơn (Trang 93 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w