Các yếu tố bên ngoà

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác DSM cho công ty điện lực sóc sơn (Trang 36 - 40)

Quy hoạch nguồn (Intergrated Resource Planning - IRP) là một quy hoạch toàn diện mà thông qua đó ngành điện xác định được các nguồn cần thiết để đáp ứng nhu cầu công suất và nhu cầu điện năng của khách hàng. Ở Bắc Mỹ, IRP đã trở thành một sáng kiến đem lại những cải thiện đáng kể trong hoạt động kinh doanh truyền thống của các Điện lực. IRP cung cấp những chiến lược để giúp hiểu được vai trò và tầm quan trọng của DSM.

Trong việc xác định những nguồn lực có hiệu quả nhất đối với một điện lực, điều quan trọng là phải tính được chi phí và lợi nhuận. Do đó, lợi ích của một chương trình DSM (là phần chi phí tránh được do không phải đầu tư xây dựng và vận hành nguồn điện mới) phải lớn hơn chi phí để áp dụng chương trình DSM (các chi phí hành chính, chi phí khuyến khích khách hàng tham gia và doanh thu bị mất do giảm lượng điện năng tiêu thụ) thì mới có thể nói rằng chương trình DSM có hiệu quả.

Cơ sở để phát triển quy hoạch nguồn là cung cấp được những phân tích và đề xuất cho một chương trình hành động:

+ Xác định các mục tiêu của quy hoạch

+ Tính toán dự báo phụ tải với các kịch bản khác nhau.

+ Quyết định lượng công suất phát cần thiết cho mỗi năm để thực hiện quy hoạch.

+ Xác định các nguồn lực cần thiết để cân bằng được phụ tải dự báo và công suất của nguồn.

+ Đánh giá các nguồn lực về điện theo một phương thức nhất quán và tìm ra được nguồn lực có tiềm năng nhất để tạo lập một kế hoạch hành động có hiệu quả, linh hoạt và thuận lợi.

+ Xây dựng các kịch bản phát triển nguồn và lưới điện phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, chính trị và xã hội.

+ Dự kiến các phương án mới thay thế các phương án không còn phù hợp. Thử nghiệm từng phương án để tìm ra phương án thay thế có hiệu quả nhất tùy theo các quan điểm khác nhau.

+ Quản lý và đánh giá hoạt động của ngành Điện theo kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết.

Một phương pháp để thu nhận các nguồn điện trên cơ sở IRP đã được phát triển ở Mỹ là sự đấu thầu cạnh tranh nguồn điện. Bằng đấu thầu cạnh tranh Điện lực có thể lựa chọn các nguồn điện thông qua thị trường. Trong đấu thầu cạnh tranh, các Điện lực kiến nghị các đề xuất về nguồn điện. Các cuộc đấu thầu có thể diễn ra định kỳ hoặc khi nào mà ngành điện thấy cần thiết phải phát triển thêm nguồn. Các đề xuất yêu cầu đối với nhà thầu:

+ Công suất và sản lượng điện năng của nguồn điện. + Giá bỏ thầu.

+ Thời hạn chuyển giao các nguồn điện. + An toàn khi chuyển giao các nguồn điện.

Ngoài ra, các nhà thầu phải có kinh nghiệm và trình độ đáp ứng dự án; cách tiếp cận của nhà thầu đối với việc phát triển dự án và khả năng tài chính cho dự án; tác động về mặt môi trường của dự án. Ngoài ra, các Công ty Điện lực có thể tổ chức đấu thầu cho nguồn phát, cho chương trình nâng cấp hệ thống truyền tải và phân phối điện, cho các chương trình DSM để cải thiện năng lực quản lý nhu cầu và hiệu quả sử dụng điện từ phía khách hàng hoặc cho bất kỳ sự kết hợp nào của tất cả các chương trình trên.

Qua kinh nghiệm đấu thầu ở Mỹ đối với phía cung, cách tiếp cận ban đầu được tiến hành nhằm kiểm soát sự phát triển quá mức của thị trường dành cho các công ty điện độc lập. Tuy nhiên, nhiều điện lực vẫn tiếp tục đặt giá trần rất cao trong đấu thầu theo thói quen quá khứ. Do đó sự phát triển quá mức của thị trường điện vẫn tiếp tục. Mặt khác, việc giảm giá trần đến một mức độ có thể thu hẹp thị trường dành cho các công ty điện độc lập lại đặt áp lực lên chi phí tránh được của điện lực.

Qua các chương trình đấu thầu trọn gói cho thấy nên dùng các tiêu chí khác nhau, riêng rẽ để lựa chọn đánh giá thầu phía cung và DSM vì các nguồn lực phía cung và DSM có chu trình và chi phí phát triển dự án khác nhau.

Tóm tắt chương 1

Trong chương này tác giả đã phân tích cơ sở lý thuyết về DSM: là tập hợp các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, xã hội nhằm quản lý sử dụng nhu cầu điện năng hiệu quả và tiết kiệm, với mục tiêu giảm công suất phụ tải cực đại và điện năng tiêu thụ của hệ thống. Trong phần này, tác giả cũng đã trình bày những lợi ích mà DSM mang lại cho người tiêu dùng, các công ty sản xuất kinh doanh điện.

Tác giả đã nêu ra các mục tiêu của một hệ thống điện khi áp dụng DSM, các bước triển khai khi áp dụng DSM, các chương trình DSM ở Việt

Nam mà Tập đoàn điện lực Việt Nam đã triển khai và một số thành tựu đạt được của một vài quốc gia có kinh nghiệm trong việc thực hiện DSM. Trên cơ sở của những phân tích đó, một lần nữa khẳng định DSM không chỉ mang lại những lợi ích kinh tế lớn cho mỗi quốc gia, mà còn góp phần rất lớn trong chiến lược phát triển năng lượng bền vững toàn cầu đây là một vấn đề cấp thiết của toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác DSM cho công ty điện lực sóc sơn (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w