Kinh nghiệm của tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu Tác động của các khu công nghiệp đến phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh bắc ninh (Trang 37 - 43)

Hưng Yên là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có vị trí địa lý khá thuận lợi cho việc phát triển KT-XH, giao lưu với các tỉnh và các nước trong khu vực.

Nhờ sự phát triển của các KCN, CCN trên địa bàn Hưng Yên từ một tỉnh thuần nông, nay đã trở thành tỉnh có ngành công nghiệp và thương mại khá phát triển, đời sống của người dân, nhất là nông dân có sự cải thiện đáng kể. Đóng góp của các KCN vào sự nghiệp phát triển KT-XH ở tỉnh Hưng Yên là rất lớn. Đến nay Hưng Yên đã có 04 KCN đi vào hoạt động và có kết quả tương đối khả quan. Tính đến hết tháng 10/2014, Tỉnh Hưng Yên có 13 KCN với tổng diện tích 3.660 ha đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa vào quy hoạch tổng thể phát triển các KCN cả nước. Đến nay, có 10 KCN với tổng diện tích 2.750ha đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng.

Các KCN đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng gồm các KCN: Phố Nối A, Phố Nối B (chia thành hai khu là Dệt may Phố Nối và KCN Thăng Long II), Minh Đức, Vĩnh Khúc (chia thành hai khu là KCN Agrimeco Tân Tạo và KCN Lingking Park), Minh Quang, Bãi Sậy, Dân Tiến, Yên Mỹ II, Ngọc Long, Kim Động. Trong đó, có 08 KCN đã được chấp thuận đầu tư/cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 10 dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 7.270 tỷ đồng và 123 triệu USD; 02 KCN Bãi Sậy và KCN Dân Tiến chưa được cấp giấy chứng nhận đầu tư.Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2010-2015, Quy hoạch phát triển KT-XH tính đến năm 2020 và Quy hoạch phát triển các KCN tỉnh đến năm 2020, Hưng Yên sẽ có 19 KCN với tổng diện tích đất khoảng 6.550 ha.

Từ quá trình phát triển các KCN trên địa bàn, toàn thể Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đã nhận thức và hiểu rằng xây dựng và phát triển KCN là vô cùng quan trọng. Trong những năm tới để đẩy mạnh phát triển các KCN một cách bền vững cần kết hợp phát triển các KCN với giải quyết các vấn đề xã hội:

- Quy hoạch phát triển KCN phải đảm bảo đồng bộ giữa phát triển công nghiệp với cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào KCN và quá trình đô thị hóa.

- Đầu tư xây dựng hạ tầng phải đảm bảo đồng bộ, đúng quy hoạch, đảm bảo các điều kiện về môi trường, giao thông, điện nước, thu gom xử lý nước thải…phục vụ cho hoạt động của các DN.

- Có các chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, tạo thuận lợi cho công tác GPMB cho các KCN và cho người dân có đất bị thu hồi ổn định cuộc sống.

- Thu hút đầu tư phát triển sản xuất phải gắn với bảo đảm môi trường, phát triển bền vững và gắn với mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh. Ưu tiên thu hút các dự án có quy mô đầu tư lớn, công nghệ tiên tiến, có khả năng đóng góp nhiều cho ngân sách, đồng thời phải đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý bảo vệ môi trường.

Cần cân đối, giải quyết hài hòa lợi ích hạ tầng KCN và lợi ích của địa phương trong quá trình lựa chọn thu hút đầu tư, từ đó có sự phối hợp nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, giải quyết nhanh chóng và tốt nhất các yêu cầu của các doanh nghiệp KCN để hoạt động đầu tư vào các KCN vừa nhanh chóng, vừa có hiệu quả cao và đúng với định hướng phát triển KT-XH của địa phương.

1.3.2.Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, giáp Thủ đô Hà Nội, có nhiều tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý, thuận lợi cho việc hình thành, phát triển các KCN núi riêng và phát triển KT- XH nói chung. Thực hiện chủ trương của Trong thời gian qua, các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đó trở thành điểm quan trọng thu hút đầu tư trong nước (DDI) và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Các KCN trên địa bàn đó góp phần quan trọng vào việc xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hoàn thành mục tiêu phát triển KT-XH, đưa Vĩnh Phúc sẽ trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015.

Trong những năm vừa qua, cỏc KCN tỉnh Vĩnh Phúc đó thu hỳt được hơn 500 dự án, với tổng vốn đầu tư trên 2.105 triệu USD, tăng 4 lần về số dự án và 3,2 lần về số vốn đầu tư giai đoạn từ 2002 trở về trước, đưa Vĩnh Phúc đứng thứ 7 cả nước về vốn đầu tư nước ngoài.

Đến hết tháng 12/2014, trên địa bàn tỉnh đó có hơn 513 dự án đầu tư cũn hiệu lực. Trong đó có 84 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 739,6 triệu USD và 329 dự án DDI với tổng vốn đầu tư là 19.108,4 tỷ đồng. Đến nay, có 14 quốc gia và vùng lónh thổ đó đầu tư vào Vĩnh Phúc, đứng đầu là Nhật Bản, với 12 dự án, tổng vốn đăng ký là 364,42 triệu USD. Những tập đoàn lớn của Nhật Bản như Toyota và Honda đầu tư vào Tỉnh với các sản phẩm ô tô, xe máy có uy tín, có kỹ thuật và sức cạnh tranh cao. Tiếp đến là Hàn Quốc (có 20 dự án với tổng số vốn đầu tư 96,94 triệu USD), Đài Loan (có 18 dự án với tổng số vốn đầu tư 78,201 triệu USD), Nga (Việt kiều có 8 dự án với tổng vốn đầu tư 66,12 triệu USD), Trung Quốc (có 11 dự án với tổng vốn đầu tư 37,39 triệu USD. Còn lại là cc nước như: Malaysia, Mỹ, Bungari…, với số vốn dao động từ 1,5 đến 9 triệu USD. Công nghiệp được tỉnh Vĩnh Phúc xác định là nền tảng của nền kinh tế, hỗ trợ và thúc đẩy các ngành dịch vụ, nông nghiệp phát triển. Trong số 513 dự án đầu tư có 432 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, chiếm 82,81% tổng các dự án đầu tư, với số vốn đầu tư 11.646 tỷ đồng và 664,315 triệu USD. Tiếp đến là các dự án thuộc lĩnh vực du lịch - dịch vụ đô thị, có 55 dự án, chiếm tỷ lệ 13,32%, với số vốn đầu tư 14,89 tỷ đồng và 7,14 triệu USD; nông nghiệp có 9 dự án chiếm 2,18%, với số vốn 124,5 tỷ đồng và 35,5 triệu USD; đào tạo nghề có 7 dự án DDI, chiếm 1,69% với số vốn đầu tư 122,4 tỷ đồng. Các dự án đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc cơ bản đó và đang tích cực được triển khai xây dựng. Đến nay, đó có 136 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển KT- XH của tỉnh.

Trong thời gian qua, Ban Quản lý các KCN và thu hút vốn đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc đó tập trung chỉ đạo các KCN khẩn trương đầu tư xây dựng hạ

tầng kỹ thuật. Hiện nay, các KCN của Vĩnh Phúc cơ bản đó đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư. Trong đó, KCN Quang Minh I với diện tích đất quy hoạch 344 ha đã được lấp đầy các dự án đầu tư; KCN Khai Quang khoảng 60% diện tích đất công nghiệp và KCN Bình Xuyên giai đoạn I với diện tích 60 ha đã được lấp đầy.

Với điều kiện phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế và các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh, các chính sách về đền bù, giải phóng mặt bằng… Vĩnh Phúc đảm bảo đáp ứng kịp thời, với các chi phí thấp nhất, giúp các nhà đầu tư dễ dàng trong việc lựa chọn và quyết định đầu tư vào tỉnh. Đặc biệt, với phương châm cởi mở, thông thoáng trong thu hút, cấp phép đầu tư, Ban Quản lý các KCN và thu hỳt vốn đầu tư đó thực hiện triệt để việc cải cách thủ tục hành chính với cơ chế “một cửa”, giúp các nhà đầu tư rút ngắn thời gian và chi phí trong việc phê duyệt các dự án, chủ động phối hợp với các cấp, các ngành để giải quyết khó khăn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư vào Tỉnh.

Trong chiến lược phát triển công nghiệp của Vĩnh Phúc đến năm 2015 và tầm nhỡn tới năm 2020, tỉnh Vĩnh Phúc đó xác định việc đầu tư, phát triển mở rộng các KCN trên địa bàn là nhiệm vụ trọng tâm; phấn đấu đến năm 2015 có khoảng 4.500 đến 5.000 ha đất công nghiệp với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, chất lượng cao. Định hướng phát triển các ngành mũi nhọn có tính cạnh tranh cao như: ngành cơ khí chế tạo, điện tử tin học, công nghiệp dệt may, chế biến thực phẩm, đồ uống...

Tuy vậy, do công tác xây dựng hạ tầng KCN ở Vĩnh Phúc không theo kịp sự phát triển nên đó có tác động lớn tới môi trường. Để khắc phục tình trạng này, cơ quan quản lý các doanh nghiệp là Ban quản lý các KCN yêu cầu tất cả các doanh nghiệp trước khi tiến hành xây dựng phải báo cáo và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời đôn đốc các chủ đầu tư hạ tầng đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình xử lý nước thải tập trung. Đối với những KCN xây

dựng mới, Vĩnh Phúc hướng dẫn đầu tư về xây dựng hạ tầng trước rồi mới thu hút đầu tư để đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

1.3.3.Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương

Xuất phát điểm của Bình Dương là tỉnh thuần nông, công nghiệp và dịch vụ nhỏ bé, gần như chưa có hạ tầng công nghiệp. Tuy nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhưng trình độ kinh tế còn thấp với số dân chỉ bằng một quận của thành phố Hồ Chí Minh. Với thế đất cao thoáng và nền xây dựng vững chắc, điều kiện tự nhiên của Bình Dương rất thích hợp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp và đô thị. Khác với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh liền kề trong vùng, do có điểm xuất phát thấp, nên xây dựng và phát triển KCN được coi là giải pháp và bước đi cần thiết để CNH, HĐH nền kinh tế trong tỉnh.

Đến nay, Bình Dương đó có 17 KCN được cấp giấy phép hoạt động đó

là các KCN: Sóng Thần 1, Sóng Thần 2, Sóng Thần 3, Việt Hương, Đồng An, Việt Nam - Singapore, Bình Đường, Tân Đông Hiệp A, Tân Đông Hiệp B, Bình Hóa, Tân Định, Đại Đăng, Kim Huy, Mỹ Phước, Phú Gia, Rạch Bắp –An Điền, Nam Tân Uyên. Với chủ trương đa dạng hóa các thành phần kinh tế, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, Bình Dương có nhiều mô hình xây dựng KCN như: KCN do các doanh nghiệp nhà nước đầu tư, KCN do doanh nghiệp nhà nước liên doanh với tư nhân trong nước đầu tư, KCN do doanh nghiệp tư nhân trong nước đầu tư, KCN do nhà nước liên doanh với nước ngoài đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng.

Với phương châm “trải chiếu hoa” để mời gọi các nhà đầu tư đến nay tỉnh Bình Dương tạo được sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư. Nhìn chung các KCN của Bình Dương hoạt động có hiệu quả. Với những KCN đó được Chính phủ cho phép thành lập, Bình Dương là một trong những tỉnh đạt tỷ lệ lấp đầy KCN cao. Phần lớn các KCN trên địa bàn đó cơ bản hoàn thành đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, một số khu có diện tích lấp đầy cao như KCN Sóng Thần I đạt tỷ

lệ 91%, Sóng Thần II 78%, Đồng An 90%, Bình Đường 82%, Tân Đông Hiệp A 81%. Đến nay các KCN Bình Dương giải quyết việc làm cho gần 120.728 lao động. Riêng KCN Việt Nam - Singapore có số lao động là 31.980 người.

Nhiều KCN đó kết hợp với doanh nghiệp trong KCN quan tâm chăm lo đời sống của người lao động cả về vật chất lẫn tinh thần như xây dựng nhà ở, xây dựng các khu vui chơi giải trí tổ chức các hoạt động thể thao bổ ích. Số lượng nhà ở của các KCN xây dựng là 26.000 m2, giải quyết khoảng 5.000 chỗ ở cho công nhân. Tuy nhiên, do số lượng lao động lớn nên Bình Dương cũng chỉ đảm bảo nhà cho 15% số lao động còn lại đại bộ phận người lao động phải thuê nhà của dân, chủ yếu là nhà tạm với những tiện nghi thấp.

Từ cuối năm 2010, Bình Dương thực hiện chính sách đảm bảo đời sống cho người dân có đất bị thu hồi thông qua việc hỗ trợ gián tiếp, nghĩa là không cấp tiền trực tiếp cho dân mà chuyển tiền cho các cơ sở dạy nghề để đào tạo miễn phí cho họ đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp nhận dạy nghề hay nhận người vào làm việc. Điều này làm cho người dân sau khi bị thu hồi đất có việc làm, hạn chế tình trạng thất nghiệp và bần cùng hoá.

Một phần của tài liệu Tác động của các khu công nghiệp đến phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh bắc ninh (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w