Một là: Thống nhất nhận thức KCN là một dự án đầu tư quy mô lớn, dài hạn; trong tổ chức thực hiện cần kiên trì và đặc biệt có sự quan tâm chỉ đạo, phối hợp của chính quyền với các ban, ngành của tỉnh đặc biệt là Ban Quản lý khu công nghiệp.
Hai là: Phát triển KCN cần theo hướng gia tăng hàm lượng kỹ thuật - công nghệ trong sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh.
Ba là: Ngay từ khâu xây dựng chiến lược đến khâu tổ chức triển khai xây dựng KCN, phải luôn gắn liền với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường để bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững. Quy hoạch KCN phải thường xuyên được rà soát, điều chỉnh phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế; trong triển khai phải linh hoạt, thông thoáng nhưng phải nhất quán.
Bốn là: Trong quá trình xây dựng KCN, cơ sở hạ tầng KCN phải đi trước một bước, gắn việc xây dựng hạ tầng trong hàng rào với xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào đồng bộ, hiện đại nhằm phát huy tốt vai trò hạt nhân hình thành đô thị hiện đại.
Năm là: Phải gắn liền với sự quan tâm chỉ đạo, dám chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương; sự phối hợp kịp thời, có hiệu quả giữa Ban Quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh với các sở, ban ngành. Đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế quản lý "một cửa, tại chỗ", tăng cường mối liên hệ giữa Ban Quản lý với các doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng và doanh nghiệp KCN theo hướng đảm bảo một đầu mối giải quyết, đồng thời có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các đơn vị trong phối hợp.
Sáu là: Cần kết hợp giữa khâu cấp phép và thanh tra, giám sát KCN theo hướng giải quyết việc cấp phép nhanh gọn, đáp ứng kịp thời nhu cầu của các nhà đầu tư; đồng thời tăng cường công tác thanh tra, giám sát nhằm đảm bảo hoạt động của các doanh nghiệp lành mạnh, đúng pháp luật. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, gồm cả cán bộ quản lý KCN và cho người lao động.
Chương 2. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH BẮC NINH
GIAI ĐOẠN 2009- 2014.
2.1.Sự ra đời và phát triển của các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và chủ trương phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh - Vị trí địa lý
Bắc Ninh là tỉnh nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng, thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Vị trí địa lý nằm trong phạm vi từ 20o 58’ đến 21o 16’ vĩ độ Bắc và 105o 54’ đến 106o 19’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang;
Phía Đông và Đông Nam giáp với tỉnh Hải Dương; Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên; Phía Tây giáp thành phố Hà Nội. Về mặt hành chính, tỉnh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện; 126 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 17 phường, 6 thị trấn, 102 xã.
Bắc Ninh ở vị tri thuận lợi về giao thông đường bộ và đường không. Các tuyến đường huyết mạch: Quốc lộ 1A, 1B, quốc lộ 18, quốc lộ 38, đường sắt Hà Nội- Lạng Sơn, Hà Nội- Quảng Ninh nối liền Bắc Ninh với các trung tâm kinh tế, văn hóa và thương mại của khu vực phía Bắc Việt Nam, với cảng hàng không quốc tế Nội Bài và liên thông với hệ thống các trục đường quốc lộ đến với mọi miền trong cả nước.
Trong cấu trúc địa lý không gian thuận lợi như vậy sẽ là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá trình đô thị hoá của tỉnh Bắc Ninh. Xét trên khía cạnh cấu trúc hệ thống đô thị và các điểm dân cư của tỉnh thì các đô thị Bắc Ninh sẽ dễ trở thành một hệ thống hoà nhập trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và có vị trí tương tác nhất định với hệ thống đô thị chung toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Điều này tạo thuận lợi cho việc tập trung dân cư và xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng được thuận lợi hơn so với các tỉnh khác
* Địa hình
Với vị trí nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình của tỉnh Bắc Ninh khá bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy nước mặt đổ về sông Cầu, sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình trên toàn tỉnh không lớn.Vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh có độ cao phổ biến từ 3 – 7m so với mực nước biển và một số vùng thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ.Địa hình trung du đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng (0, 53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh được phân bố rải rác thuộc thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Quế Võ, các đỉnh núi có
độ cao phổ biến từ 60 – 100m, đỉnh cao nhất là núi Bàn Cờ (thành phố Bắc Ninh) cao 171m, tiến đến là núi Bu (huyện Quế Võ) cao 103m, núi Phật Tích (huyện Tiên Du) cao 84m và núi Thiên Thai (huyện Gia Bình) cao 71m.
Với đặc điểm này địa chất của tỉnh Bắc Ninh có tính ổn định hơn so với Hà Nội và các đô thị vùng đồng bằng Bắc bộ khác trong việc xây dựng công trình. Và về mặt địa hình có thể hình thành hai dạng đô thị vùng đồng bằng và trung du.
* Thủy văn
Mạng lưới sông ngòi thuộc tỉnh Bắc Ninh khá dày đặc, mật độ khá cao từ 1, 0 – 1, 2km/km2 (theo số liệu của Đài KTTV Bắc Bộ) với 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình. Với hệ thống sông này nếu biết khai thác trị thuỷ và điều tiết nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nước của tỉnh. Trong khi đó tổng lưu lượng nước mặt của Bắc Ninh ước khoảng 177,5 tỷ m³, trong đó lượng nước chủ yếu chứa trong các sông là 176 tỷ m³; được đánh giá là khá dồi dào. Cùng với kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lượng nước ngầm cũng khá lớn, trung bình 400.000 m³/ngày, tầng chứa nước cách mặt đất trung bình 3 - 5 m và có bề dày khoảng 40 m, chất lượng nước tốt. Toàn bộ nguồn nước này có thể khai thác để phục vụ chung cho cả sản xuất và sinh hoạt trong toàn tỉnh, trong đó có các hoạt động của đô thị, các khu công nghiệp tập trung. Với hệ thống sông ngòi khá dày đặc và có lưu lượng nước mặt dồi dào, thủy văn của tỉnh Bắc Ninh đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác tưới và tiêu thoát nước trên địa bàn toàn tỉnh.
* Khí hậu
- Nhiệt độ - độ ẩm:
Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa khá rõ rệt, có mùa đông lạnh, mùa hè nóng nực.Trong khoảng 12 năm trở lại đây, nhiệt độ trung bình năm là 24, 0oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,
4oC (tháng 7), nhiệt độ trung bình thấp nhất là 17, 4oC (tháng 1).Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 12, 0oC.
Độ ẩm tương đối trung bình của Bắc Ninh khoảng 81%, độ chênh lệch về độ ẩm giữa các tháng không lớn, độ ẩm tương đối trung bình thấp nhất từ 72% đến 75% thường xảy ra từ tháng 10 đến tháng 12 trong năm.
- Lượng mưa:
Lượng mưa trung bình hàng năm tại Bắc Ninh khoảng 1500mm nhưng phân bổ không đều trong năm.Mùa mưa chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm.Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm. Khu vực có lượng mưa trung bình lớn nhất thuộc thị xã Từ Sơn, huyện Yên Phong, huyện Tiên Du, còn khu vực có lượng mưa trung bình nhỏ nhất thuộc huyện Quế Võ.
- Tài nguyên đất
Theo số liệu kiểm kê đất năm 2010, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh là 82, 271.2 km2.Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp: 42, 941. 6 ha; Đất nuôi trồng thủy sản: 5, 007. 9 ha; Đất lâm nghiệp: 625. 3 ha; Đất chuyên dùng: 17, 293. 2 ha; Đất ở: 9, 941. 2 ha; Đất chưa sử dụng: 579. 6 ha.
Qũy đất dành cho phát triển công nghiệp và đô thị nằm liền kề với các trục giao thông quan trọng, thuận lợi cho việc thông thương và đi lại. Đây là thế mạnh của tỉnh trong việc thu hút đầu tư các KCN lớn, xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa và nuôi trồng thủy sản.
* Tài nguyên thiên nhiên
-Địa chất – khoáng sản
+ Địa chất
Đặc điểm địa chất lãnh thổ Bắc Ninh mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, có bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng.Tuy nhiên nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc – Bắc Bộ nên cấu trúc địa chất lãnh thổ Bắc Ninh có những nét còn mang tính
chất của vòng cung Đông Triều vùng Đông Bắc. Các thành tạo Trias muộn và giữa phân bố hầu hết ở trên các núi và dãy núi, thành phần thạch học chủ yếu là cát kết, sạn kết và bột kết.Bề dày các thành tạokhoảng từ 200m đến 300m.Với đặc điểm này địa chất của tỉnh Bắc Ninh có tính ổn định hơn so với Hà Nội và các đô thị vùng đồng bằng Bắc Bộ khác trong việc xây dựng công trình, địa chất của tỉnh được đánh giá là tương đối tốt, phù hợp với xây dựng các KCN lớn.
Khoáng sản: Nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu chỉ có vật liệu
xây dựng như đất sét làm gạch, ngói, gốm với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn ở Quế Võ và Tiên Du, đất sét làm gạch chịu lửa ở thành phố Bắc Ninh, đá cát kết trữ lượng 1 triệu tấn ở Thị Cầu, đá sa thạch ở Vũ Ninh trữ lượng khoảng 300.000 m³, than bùn ở Yên Phong với trữ lượng 60.000-200.000 tấn.
Với những điều kiện tự nhiên như trên, có thể nói Bắc Ninh có tiềm năng để xây dựng và phát triển các KCN một cách thuận lợi so với các tỉnh khác trong cả nước. Điều quan trọng là phải có các chính sách thu hút đầu tư hợp lý để khai thác hết tiềm năng thế mạnh này của Bắc Ninh.
* Điều kiện kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội
Từ khi tỉnh Bắc Ninh được tái lập năm 1997, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã có nhiều cố gắng phấn đấu vươn lên, phát huy những mặt thuận lợi, thế mạnh của tỉnh, khắc phục khó khăn nên tình hình KT-XH của tỉnh đã có bước khởi sắc. Cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng KT-XH được tăng cường. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt trên nhiều mặt, các hoạt động văn hóa, giáo dục và một số lĩnh vực xã hội có bước tiến bộ. An ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững.
- Về kinh tế
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2013 ước tăng 11,8% so với năm trước đó (giá so sánh năm 2010); GRDP bình quân đầu người đạt 68,2
triệu đồng/người/năm (tương đương 3.243 USD). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa: Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 76%; Dịch vụ 18,6%; Nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm còn 5,4%. Tổng thu ngân sách đạt 12.440 tỷ đồng, tăng 8,6% so năm 2013. Trong đó, thu nội địa đạt 116,4% dự toán năm, tăng 19,7% so với cùng kỳ, thu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng cao, đạt 143,4% dự toán năm, tăng 47,4%. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ước 23.056,9 triệu USD; tổng mức bán lẻ hàng hoá ước 34.433,4 tỷ đồng, tăng 12,8% so cùng kỳ.
Giá trị sản xuất công nghiệp cả năm tính theo giá so sánh 2010 ước 598.770 tỷ đồng, tăng 60,7% so với năm 2012. Khu vực dịch vụ vẫn duy trì tăng trưởng, đặc biệt hoạt động ngoại thương có bước “nhảy vọt” với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 23 tỷ USD, tăng 68%. Chất lượng tăng trưởng còn thể hiện khi tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn cả năm ước đạt hơn 36.300 tỷ đồng, tăng 11,5%; thu ngân sách Nhà nước ước đạt hơn 11.530 tỷ đồng, tăng 22,1%.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: Sản xuất tiếp tục phát triển, năng suất lúa cả năm 2014 ước đạt 60,3 tạ/ha, tăng 1,7 tạ so với năm 2013; sản lượng lương thực có hạt ước đạt 456,8 nghìn tấn, tăng 14,2 nghìn tấn so năm 2013. Khôi phục và phát triển chăn nuôi, tổng đàn tăng khá, thực hiện thí điểm mô hình trang trại chăn nuôi bò sữa. Nuôi trồng thủy sản duy trì ổn định. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (giá so sánh 2010) ước đạt 8.350 tỷ đồng, tăng 1,8% so năm 2013.
Sản xuất công nghiệp: Do khu vực FDI, nhất là Công ty Samsung giảm mạnh nên giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) cả năm 2014 ước 576.754 tỷ đồng, đạt 78,5% KH năm và giảm 4,9% so năm 2013; trong đó, khu vực FDI giảm 5,5%, khu vực kinh tế trong nước từng bước vượt qua khó khăn, tăng 1,3%.
Hoạt động thương mại - dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước trên 34 nghìn tỷ đồng, tăng 12,8%, đạt 91,5% KH năm. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn
uống và du lịch lữ hành trên 3 nghìn tỷ đồng, tăng 13%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 tăng 2,21% so tháng 12/2013. Xuất khẩu hàng hoá ước trên 23 tỷ USD, giảm 12,3%, đạt 88,7% KH năm. Dịch vụ vận tải tăng khá so với năm 2013.
- Sự nghiệp Giáo dục đào tạo với quy mô, mạng lưới trường lớp học ổn định; chất lượng giáo dục toàn diện, đại trà tiến bộ rõ rệt, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn; triển khai có hiệu quả mô hình trường học mới VNEN, việc dạy và học Tiếng Anh được nâng cao; cuộc thi Khoa học - kỹ thuật cho học sinh phổ thông lần đầu tiên được tổ chức và đạt kết quả cao. Triển khai xây dựng Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đẩy mạnh thực hiện chương trình kiên cố hóa trường lớp học, xây dựng trường chuẩn quốc gia. Tổ chức triển khai Chương trình sữa học đường tới 100% cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn toàn tỉnh.
- Chăm sóc sức khỏe nhân dân: Y tế dự phòng, phòng chống các bệnh xã hội, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm được coi trọng; tăng cường phòng chống dịch, xử lý kịp thời không để lây ra diện rộng như bệnh cúm, sởi, tay chân miệng, sốt xuất huyết. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Tích cực triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Sởi - Rubella trong chương trình tiêm chủng mở rộng trên địa bàn tỉnh; tỷ lệ tiêm chủng đạt 98,2%, đảm bảo an toàn tuyệt đối.
- Hoạt động văn hóa, thể dục thể thao sôi nổi, phong phú, thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, văn hóa, xã hội, nổi bật là đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tổ chức thành công Festival, các giải thể thao, triển lãm nghệ thuật vùng, quốc gia… Tiếp tục thực hiện có hiệu quả nếp sống văn minh theo Nghị quyết số 20, 22 của Hội đồng nhân dân tỉnh; đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
- Lao động việc làm và công tác xã hội được quan tâm, giải quyết việc làm ổn định hơn so với năm 2013, quản lý lao động nước ngoài làm việc trên
địa bàn được tăng cường; thu nhập bình quân là 3.030.000 đồng/người/tháng, tăng 367.000 đồng/người/tháng; chăm sóc người có công, bảo vệ và chăm sóc trẻ em được coi trọng; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; tăng cường