Những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển các khu công nghiệp gắn vớ

Một phần của tài liệu Tác động của các khu công nghiệp đến phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh bắc ninh (Trang 87 - 122)

nghiệp gắn với giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh hiện nay

Trước những tác động có tính hai mặt của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế - xã hội của tỉnh như vậy, những vấn đề đặt ra là:

- Làm thế nào để phát huy những tác động tốt của đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Cần phải có những giải pháp gì trong quản lí và kiểm soát chất thải gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp FDI nhằm mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai.

- Phân hóa giàu nghèo và sự cách biệt về trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng miền tiềm ẩn nguy cơ bất ổn lâu dài, ảnh hưởng xấu đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và cả nước nói chung, vậy vấn đề đặt ra ở đây là cần đảm bảo sự phát triển kinh tế một cách đồng bộ.

Qua nghiên cứu và phân tích những tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ở trên, đã cho thấy tầm quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thúc đẩy phát triển nền kinh tế củaBắc Ninh. Kết quả tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh trong suốt thời gian qua đã có sự đóng góp rất lớn của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đó là một nguồn lực quan trọng giúp tỉnh phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh và lợi thế của mình, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tiến bộ,

cùng với cả nước hội nhập tốt kinh tế khu vực và thế giới. Những tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hệ lụy khó tránh khỏi, đó là một tất yếu mà bản thân địa phương nhận đầu tư cần nhận thức đầy đủ và có những giải pháp để những tác động đó không ảnh hưởng xấu đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

CHƯƠNG 3. NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP GẮN LIỀN VỚI VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ

- XÃ HỘI Ở TỈNH BẮC NINH

3.1.Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và định hướng phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh.

3.1.1.Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh

Năm 2015 là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015. Bên cạnh những kết quả đạt được của năm 2014 làm nền tảng tạo động thực cho sự phát triển, vẫn còn những hạn chế, tồn tại cần phải khắc phục để tiếp tục vượt qua nhiều khó khăn thách thức khó lường được dự báo cho năm 2015 cần sự vào cuộc của toàn Đảng bộ, toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị đoàn kết nhất trí, quyết tâm hoàn thành thằng lợi nhiệm vụ kế hoạch năm 2015 với sự ủng hộ, giám sát chặt chẽ của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân. Quán triệt Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, xuất phát từ thực tế địa phương, Nghị quyết Đại hội XVIII của Đảng bộ tỉnh hoạch định: “Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020”,

- Mục tiêu tổng quát: Thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc

Ninh gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, khuyến khích phát triển khu vực kinh tế trong nước, bảo đảm kinh tế phát triển bền vững và tăng trưởng hợp lý. Tiếp tục phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện tốt các mục tiêu an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống

nhân dân. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và củng cố quân sự địa phương.

- Dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu năm 2015: Tổng sản phẩm của tỉnh tăng

6,5% - 7% so với ước thực hiện năm 2014 (giá so sánh năm 2010) (với tốc độ tăng trưởng này thì tăng trưởng bình quân 5 năm giai đoạn 2011-2015 sẽ đạt 18,1% theo giá so sánh năm 2010 và đạt 15,7% theo giá cố định 1994); với phương án tăng trưởng và các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu của năm 2015 đặt ra, thì sẽ hoàn thành phần lớn các chỉ tiêu chủ yếu theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh về xây dựng Kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 với dự báo đạt 26/29 chỉ tiêu; 3 chỉ tiêu khó đạt được là tỷ trọng khu vực Dịch vụ trong cơ cấu; giá trị sản xuất nông, lâm thủy sản và tỷ trọng tổng vốn đầu tư toàn xã hội so GDP [53, tr10]

- Một số chỉ tiêu chủ yếu là:

- Về kinh tế: Tổng sản phẩm của tỉnh tăng 6,5%-7% so với ước thực hiện

năm 2014 (giá so sánh năm 2010) (với tốc độ tăng trưởng này thì tăng trưởng bình quân 5 năm giai đoạn 2011-2015 sẽ đạt 18,1% theo giá so sánh năm 2010 và đạt 15,7% theo giá cố định 1994).

+ Cơ cấu kinh tế: Khu vực Công nghiệp - xây dựng 76,3%; Dịch vụ 18,7%; Nông, lâm nghiệp và thủy sản 5%;

+ Giá trị sản xuất (giá so sánh năm 2010): nông, lâm, thủy sản 8.496 tỷ đồng, tăng 1,7% so với ước thực hiện 2014; công nghiệp và xây dựng 638.910 tỷ đồng, tăng 8,4%, trong đó: công nghiệp 623.270 tỷ đồng, tăng 8,1% so năm 2014; dịch vụ 19.580 tỷ đồng, tăng 7,2%;

+ Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 14.000 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm 2013; Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 49.677 tỷ đồng, tăng 26,8%;

+ Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn 39.100 tỷ đồng, tăng 13,6% so với ƯTH năm 2014; Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá 26 tỷ USD, tăng 12,8%;

- Về xã hội:

+ Tạo việc làm cho 27.000 lao động; Tỷ lệ lao động được đào tạo so với tổng số lao động 60%;

+ Tốc độ tăng dân số tự nhiên 1,25%; Mức giảm tỷ lệ sinh 0,2‰; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD 10%;

+ Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn 2011) còn 2,2%.

- Về môi trường: Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh:

98%; Tỷ lệ dân cư đô thị sử dụng nước sạch: 80%; Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom: 100%; Tỷ lệ KCN đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường 100%.[53, tr14].

3.1.2.Định hướng phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Ngày 31 tháng 10 năm 2013, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số 396/QĐ-UBND về việc điều chỉnh quy hoạch các Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Quan điểm điều chỉnh

- Điều chỉnh quy hoạch các cụm công nghiệp phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; gắn với sự phát triển công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng- Quảng Ninh, bảo đảm khai thác được lợi thế của tỉnh và gắn kết chặt chẽ các mối liên kết vùng, liên kết tuyến để thúc đẩy sự phát triển công nghiệp tỉnh;

- Khuyến khích và thúc đẩy sản xuất các làng nghề và phát triển làng nghề truyền thống theo hướng gắn với thương mại, du lịch và bảo tồn giá trị văn hóa. Lựa chọn phát triển các ngành công nghiệp, các sản phẩm công

nghiệp sử dụng công nghệ sản xuất cao, thân thiện môi trường, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, có khả năng tạo ra giá trị kinh tế cao, đóng góp lớn vào tổng giá trị GDP và ngân sách nhà nước;

- Coi trọng chất lượng tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu nội ngành, tăng giá trị gia tăng của sản xuất công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững.

* Mục tiêu điều chỉnh

- Tập trung nguồn lực đẩy mạnh CNH-HĐH, phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và thành phố trực thuộc Trung ương vào những năm 2020;

- Phát huy lợi thế so sánh, phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ có năng lực cạnh tranh;

- Phát triển các Cụm công nghiệp theo hướng bền vững có hiệu quả; - Rà soát, điều chỉnh tên gọi, diện tích các cụm công nghiệp trên địa bàn theo quy định tại Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19.8.2009 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 79/QĐ-UBND ngày 08.7.2011 của UBND tỉnh; đề xuất các cơ chế thích hợp với điều kiện địa phương để thực hiện có hiệu quả.

- Đưa ra các mục tiêu, giải pháp đẩy mạnh đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp, thu hút các cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.

* Chính sách điều hành.

- Hạn chế tiến đến dừng việc cấp giấy phép mới các dự án sản xuất nguyên liệu gây ô nhiễm môi trường như phôi thép, nguyên liệu tái chế giấy, nguyên liệu có nguồn gốc vật liệu gây ô nhiễm, sơ chế nguyên liệu tái chế tập trung. Có lộ trình di chuyển ra ngoài tỉnh hoặc ở những địa điểm phù hợp những cơ sở gây ô nhiễm.

- Ưu tiên doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm cuối cùng cho tiêu dùng như sản phẩm tạo hình, sản phẩm cơ khí chế tạo từ nguyên liệu thép, các thành phẩm nguyên liệu từ giấy.

- Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp trong tỉnh đầu tư hạ tầng CCN ở các tỉnh lân cận hoặc địa điểm phù hợp để tiếp nhận các doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm môi trường.

* Giải pháp về quản lý hạ tầng cụm công nghiệp.

- Thống nhất mô hình tổ chức quản lý: Chủ yếu áp dụng hình thức cho các doanh nghiệp làm chủ đầu tư theo tinh thần Quyết định 105/QĐ-TTg.

- UBND cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước trực tiếp đối với các CCN trên địa bàn. Đối với các cụm công nghiệp hiện có, thực hiện như sau:

+ Đối với CCN do UBND cấp xã đang làm chủ đầu tư: Thành lập tổ chức quản lý khai thác hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ công (theo hình thức Hợp tác xã kinh doanh dịch vụ, công ty cổ phần mà các thành viên là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong cụm); ở nơi có điều kiện có thể thực hiện hình thức đấu thầu, giao doanh nghiệp tư nhân quản lý.

- Đối với các cụm công nghiệp do các doanh nghiệp đang làm chủ đầu tư tiếp tục thực hiện theo Quyết định 105/2009/QĐ-TTg; Quyết định số 79/2011/QĐ-UBND và quy định hiện hành.

- Đối với các cụm công nghiệp do BQL các cụm công nghiệp huyện làm chủ đầu tư thực hiện chuyển giao cho doanh nghiệp làm chủ đầu tư. Đối với các huyện Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài nếu có nhu cầu thì UBND huyện lập hồ sơ thành lập Trung tâm phát triển hạ tầng cụm công nghiệp huyện làm chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng các cụm công nghiệp trên địa bàn theo quy định tại Quyết định 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế quản lý cụm công nghiệp và Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 của Chính phủ Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập.

Việc điều chỉnh quy hoạch các Khu công nghiệp được cân nhắc theo hướng phù hợp với quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh, định hướng phát triển công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và của cả nước, đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội và môi trường, đồng thời phải đảm bảo hiệu quả sử dụng tiết kiệm tài nguyên đất trên cơ sở cơ cấu, sắp xếp lại ngành nghề một số Khu công nghiệp theo hướng chuyên ngành, định hướng sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sạch, ít ô nhiễm môi trường.v.v..nhằm mục tiêu tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh CNH-HĐH, phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020, hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVIII đã đề ra.

3.2. Giải pháp chủ yếu nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh

3.2.1. Hoàn thiện quy hoạch, công tác quản lý các KCN và triển khai đúng tiến độ nội dung dự án đầu tư

Thứ nhất, nâng cao chất lượng quy hoạch mạng lưới các KCN

Từ lâu công tác quy hoạch được xác định là một nhiệm vụ hàng đầu để phát triển được KCN. Đây là công việc có vai trò chiến lược quan trọng, liên quan đến sự phát triển của các KCN nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng công tác quy hoạch luôn được tỉnh Bắc Ninh đặt ra một cách nghiêm túc, đúng tầm. Để phát huy vai trò tích cực của các KCN thì ngay từ đầu khi quy hoạch các KCN cần phải bố trí hợp lý, tránh tính trạng tập trung quá nhiều KCN trên cùng một địa bàn, dẫn đến tình trạng tập trung quá nhiều lao động (cả lao động ngoài tỉnh) vào một nơi, sẽ gây khó khăn cho việc tuyển dụng và gây áp lực lớn đối với cơ sở hạ tầng xã hội.

Quy hoạch các KCN phải phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương, của vùng và của cả nước và theo hướng mở rộng lĩnh vực đầu tư, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ, gắn quy hoạch ngành và quy hoạch địa

phương với quy hoạch vùng. Trong quy hoạch KCN cần chú trọng đến phương án bố trí các ngành công nghiệp, các nhóm sản phẩm chủ yếu, phù hợp với đặc điểm khu dân cư, các nguồn lực (đất đai, vốn, nhân lực) và yêu cầu về bảo vệ môi trường. Bố trí công nghiệp cần theo hướng tập trung và hạn chế tối đa việc bố trí công nghiệp phân tán xen lẫn khu dân cư và ở ngoài các KCN.

Tỉnh Bắc Ninh cần ưu tiên bố trí vốn từ nguồn ngân sách và huy động, đề xuất các nguồn vốn đầu tư khác để lập quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng KCN, quy hoạch chi tiết khu tái định cư cho người dân bị mất đất nông nghiệp, đảm bảo quy hoạch xây dựng phải đi trước một bước. Trước mắt lựa chọn các vùng, khu vực có nhu cầu xây dựng và phát triển KCN để tập trung ưu tiên, phải nâng cao chất lượng thẩm định đồ án quy hoạch. Đồng thời tăng cường công tác phổ biến, hướng dẫn trong việc lập, phê duyệt quy hoạch, quản lý, cấp phép.

Thứ hai: Các dự án đầu tư và xây dựng cần phải tiến hành đúng tiến độ Hiện nay quy hoạch treo các KCN đang là vấn đề làm đau đầu các cấp ngành quản lý. Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, tỉnh đã có chỉ đạo các ngành chức năng, chính quyền địa phương phối hợp với chủ đầu tư ở các KCN tính toán phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, kế hoạch và tiến độ giải phóng mặt bằng hỗ trợ kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đầu tư xây dựng các dự án cần đúng tiến độ.

3.2.2.Đổi mới và nâng cao hiệu quả của công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Trong quá trình xây dựng và phát triển tỉnh cần quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội một cách đồng bộ. Bên cạnh định hướng thu hút đầu tư trong nước

Một phần của tài liệu Tác động của các khu công nghiệp đến phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh bắc ninh (Trang 87 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w