Tình hình xây dựng và phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Tác động của các khu công nghiệp đến phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh bắc ninh (Trang 53 - 68)

Bắc Ninh

Thực hiện mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, tạo tiền đề đến năm 2020 là một trong những tỉnh dẫn đầu vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; Sự ra đời, phát triển các KCN là tất yếu, vừa là giải pháp lớn, vừa là nhân tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ; tăng trưởng kinh tế nhanh, liên tục trên hai con số và trở thành nhân tố quyết định quá trình CNH, HĐH ở tỉnh Bắc Ninh.

Ngày 25- 8- 1998, Ban quản lý các KCN Bắc Ninh được thành lập theo Quyết định số 152/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Qua 13 năm xây dựng và phát triển, các KCN Bắc Ninh đã trở thành nhân tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động. Công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN thực hiện đúng trình tự, quy định, đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Mô hình KCN - đô thị hiện đại, tạo sự phát triển đồng đều, hỗ trợ lẫn nhau giữa hai khu vực Bắc - Nam sông Đuống và kết nối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 15 KCN tập trung đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết, tổng vốn đầu tư hạ tầng đạt 865 triệu USD. Tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất quy hoạch KCN đạt 53,35 %, tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất thu hồi cho thuê đạt 74,84%. Đã thu hút được các dự án đầu tư lớn trong và ngoài nước, có công nghệ hiện đại như: Samsung, Canon, ABB… Từ đó xây dựng được hình ảnh đặc trưng của mỗi KCN, kéo theo chuỗi các nhà đầu tư vệ tinh khác. Định hình và phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn là: điện tử, cơ khí chế tạo, chế biến công nghệ cao… Đã thu hút được 500 dự án với tổng vốn đăng ký 3.782,21 triệu USD. Hiện có 251 dự án đi vào hoạt động (trong đó 132 dự án FDI). Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp KCN (không tính công ty đầu tư phát triển hạ tầng) đạt 51.927,5 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt

2.088 triệu USD, tạo việc làm cho gần 67.750 người, trong đó lao động địa phương chiếm 43,8 %.. Cùng với phát triển sản xuất, tổ chức công đoàn cơ sở - cầu nối giữa người lao động với chủ doanh nghiệp phát triển mạnh tại các KCN, là chỗ dựa tin cậy của công nhân lao động và chủ doanh nghiệp, góp phần tạo mối quan hệ lao động hài hoà, tiến bộ và ổn định trong các doanh nghiệp KCN.

Bảng 2.1. Các KCN đã đi vào hoạt động ở Bắc Ninh đến năm 2014

TT Tên KCN Cơ cấu ngành sản

xuất Vốn đầu tư đăng ký (Tỷ đồng) Diện tích theo quy hoạch (ha) 1 Tiên Sơn Điện, điện tử, lắp ráp

kĩ thuật cao

834,3 449

2 Đại Đồng – Hoàn Sơn

Điện, điện tử, lắp ráp kĩ thuật cao, chế biến thực phẩm

1.039,4 530

3 Yên Phong I Điện tử, các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho sản xuất điện tử, sản phẩm công nghệ cao

989,7 655

4 VSIP - Bắc Ninh Điện, điện tử, lắp ráp cơ khí kĩ thuật cao, chế biến thực phẩm

1.680 500

5 Quế Võ Điện, điện tử, lắp ráp kĩ thuật cao

1.114,3 611

6 Quế Võ II Điện, điện tử, lắp ráp kĩ thuật cao, chế biến thực phẩm, chế biến hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng

490,2 270

cho nông nghiệp phát triển

8 Hanaka Điều chỉnh phát triển đô thị 405,59 74 9 Nam Sơn - Hạp Lĩnh Điều chỉnh phát triển đô thị 1.763,4 800

10 Yên Phong II Điện, điện tử, lắp ráp điện tử hoàn chỉnh, thiết bị viễn thông

1.617,1

1.200

11 Thuận Thành II Sản xuất, lắp ráp điện tử kĩ thuật cao, chế biến thực phẩm

1.280 250

12 Gia Bình Sản xuất, lắp ráp điện tử kĩ thuật cao, chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng, may mặc

1.312 300

13 Quế Võ III Công nghiệp hỗ trợ cho nông nghiệp phát triển

1.167,2 300 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14 Đại Kim Điều chỉnh phát triển đô thị

976,6 742

15 Từ Sơn Điều chỉnh phát triển đô thị

876,4 303

Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh

Trong tương lai sẽ có thêm hai KCN tập trung tại khu vực xã Ngũ Thái và xã Nguyệt Đức thuộc huyện Thuận Thành và khu vực xã Vạn Ninh thuộc huyện Gia Bình với tổng diện tích là 500,0 ha.

Khu công nghệ thông tin Bắc Ninh với quy mô: 50 ha, bao gồm một toà nhà điều hành trung tâm 11 tầng, khu thương mại - dịch vụ - triển lãm, các tòa nhà làm việc 5 tầng, khu nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin

(CNTT), khu nhà cao cấp cho các chuyên gia và hệ thống CNTT hiện đại bậc nhất Việt Nam. Cùng với Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội tạo thành ba khu công nghệ cao trọng điểm của đất nước.

- Các cụm công nghiệp

Cụm công nghiệp Đình Bảng Cụm công nghiệp Hà Mãn-Trí Quả Cụm công nghiệp Phong Khê Cụm công nghiệp Đông Thọ Cụm công nghiệp Xuân Lâm Cụm công nghiệp Võ Cường Cụm công nghiệp Thanh Khương Cụm công nghiệp Tân Hồng Cụm công nghiệp Đồng Quang Cụm công nghiệp Châu Khê

Cụm công nghiệp Táo Đôi - Lương Tài Cụm công nghiệp Phú Lâm (Tiên Du)

Sự phát triển của các khu công nghiệp (KCN) đã và đang thể hiện rõ vai trò, hiệu quả của một mô hình tổ chức sản xuất công nghiệp mang tính đột phá trong thu hút đầu tư, tăng trưởng công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Các KCN thực tế đã tạo ra bước phát triển mới, mạnh mẽ trong phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh bằng những đóng góp tích cực trong thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài, giải quyết việc làm, góp phần hiện đại hoá kết cấu hạ tầng, nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.

2.2.Đánh giá tác động của các khu công nghiệp đến phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh

2.2.1.Những tác động tích cực

- Một là, các Khu công nghiệp đã tạo nên giá trị gia tăng cao về giá trị

sản xuất công nghiệp, đóng góp lớn vào giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 15 KCN tập trung nằm trong danh mục KCN được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, tổng diện tích 6.847 ha. Tính đến tháng 31/3/2014, đã có 8 KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được Chính phủ phê duyệt đi vào hoạt động với 719 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, trong đó có 303 dự án đầu tư trong nước và 416 dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều dự án đầu tư lớn trong và ngoài nước, có công nghệ hiện đại, tiên tiến, thu hút nhiều lao động có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao, có thương hiệu và uy tín trong khu vực và trên thế giới như: Samsung, Canon, ABB, Nokia,… đã lựa chọn Bắc Ninh để xây dựng nhà máy. Từ các dự án được cấp phép, đến nay, có 403 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, trong đó có 237 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 166 doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước.

Đến hết năm 2014, các KCN Bắc Ninh có 90 dự án mới đi vào hoạt động, nâng tổng số dự án đi vào hoạt động tại các KCN lên 448. Ước cả năm, các dự án này tạo được giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 500.600 tỷ đồng; tổng doanh thu ước đạt 557.500 tỷ đồng; giá trị nhập khẩu ước đạt 19,7 tỷ

USD; giá trị xuất khẩu ước đạt 23,6 tỷ USD và nộp ngân sách ước đạt 6.500 tỷ đồng.

Nhờ đó, đó gúp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế trong tỉnh. Trong những năm qua, kinh tế Bắc Ninh phát triển nhanh chúng với mức tăng trưởng liên tục qua các năm:

Bảng 2.2.: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Ninh từ năm 2010-2014 Đvt: % Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Khu vực Nông- Lâm- Ngư nghiệp 11 8,5 7,5 6 5,4 Khu vực Công nghiệp – xây dựng 64,8 70,7 73,3 74,5 76 Khu vực Dịch vụ 24,2 20,8 19,2 19,5 18,6 Tổng số 100 100 100 100 100

Nguồn: Tổng cục Thống kê Bắc Ninh Qua bảng số liệu trên ta thấy, từ năm 2010-2014, cơ cấu kinh tế ở tỉnh Bắc Ninh đã có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, cụ thể là, Tỷ trọng khu vực Nông – Lâm- Ngư nghiệp giảm liên tục qua các năm từ 11% năm 2010 xuống còn 5,4% năm 2014; Tỷ trọng khu vực Công nghiệp – Xây dựng tăng liên tục qua các năm từ 64,8% năm 2010 lên 76% năm 2014; Tỷ trọng khu vực Dịch vụ giảm từ 24,2% năm 2010 xuống còn 18,6% năm 2014.

Bảng 2.3.Một số chỉ tiêu kinh tế của tỉnh Bắc Ninh từ năm 2010 – 2014

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%) 15,1 16,2 12,3 11,8 10,2 GRDP đầu người (USD/ng/năm ) 1800 2130 3211 3243 5004 Thu ngân sách nhà nước (tỷ đồng) 6800 7954 9.068,5 11.530 12.440

Nguồn: Tổng cục Thống kê Bắc Ninh Qua bảng 2.3 ta thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh từ năm 2010 đến năm 2014 luôn ở mức trên 2 con số và cao hơn mức trung bình cả nước, trong đó năm 2014 đạt 10,2 % ( cả nước đạt 5,9%).

- GRDP đầu người của tỉnh cũng tăng liên tục qua các năm, tăng từ 1800 USD/ng/năm năm 2010 lên 5004 USD/ng/năm năm 2014.

- Thu ngân sách của tỉnh cũng có sự tăng liên tục qua các năm, tăng từ 6800 tỷ đồng năm 2010 lên 12.440 tỷ đồng năm 2014

Để có được những con số ấn tượng này là nhờ phần đóng góp rất lớn từ các KCN của tỉnh.

Hai là, các Khu công nghiệp là nhân tố quan trọng nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, góp phần đưa Bắc Ninh trở thành tỉnh có giá trị xuất siêu, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, tăng thu ngân sách cho địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2003 - 2004, các doanh nghiệp đi vào hoạt động chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước, thực hiện việc đầu tư tại Khu công nghiệp với mục tiêu di chuyển địa điểm sản xuất kinh doanh, kim ngạch xuất khẩu tại các Khu công nghiệp không có. Năm 2005, khi các doanh nghiệp mới bước đầu ổn định sản xuất, với sự đóng góp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Công ty Trendsetter Fashions, Asean tire…) kim ngạch xuất khẩu đạt 12,278

triệu USD, chiếm 24% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh. Đến năm 2007, do có các tập đoàn lớn thực hiện dự án đầu tư (tập đoàn Canon, Hồng Hải, Mitac, Longtech...) kim ngạch xuất khẩu tại các Khu công nghiệp Bắc Ninh đạt 346,82 triệu USD. Đặc biệt, đến năm 2009, với việc đưa dự án Khu tổ hợp công nghệ Samsung của Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam tại Khu công nghiệp Yên Phong đi vào hoạt động, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bắc Ninh đã có bước tăng trưởng vượt bậc, đưa Bắc Ninh trở thành tỉnh có giá trị xuất siêu vào năm 2009.

Thực tế cho thấy, giá trị kim ngạch xuất khẩu của các Khu công nghiệp Bắc Ninh luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao, ổn định. Điều đó, đã nâng cao tỷ trọng đóng góp về giá trị kim ngạch xuất khẩu của các Khu công nghiệp vào giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Đến năm 2014, các Khu công nghiệp đã trở thành nhân tố chủ yếu đóng góp vào giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh với giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 23,2 triệu USD chiếm tỷ trọng 99,7%

Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất của các KCN tỉnh Bắc Ninh TT Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 1 Giá trị sản xuất công nghiệp (Giá hiện hành) Tỉ đồng 75.597 142.704 273.065 510.000 557.50 0 So với toàn tỉnh % 50,2 58,6 65,4 85,17 90,2 2 Trị giá XK Triệu USD 8.374 12.318 25.820 22,5 23,2 So với toàn tỉnh % 70.9 85,8 99,4 99,6 99,7 3 Nộp ngân sách Nhà nước Tỉ đồng 1876 2653 3980 5653 6500 So với toàn tỉnh % 29,6 36,8 43,9 50,1 61,8

Nguồn: Ban Quản lí khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh Nhìn vào bảng trên ta thấy, các khu công nghiệp đã có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Ninh.

- Giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN tăng liên tục qua các năm: tăng từ 75.597 tỷ đồng năm 2010 lên 557.500 tỷ đồng năm 2014, tăng . Qua đó, đóng góp của các KCN vào giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh cũng tăng liên tục và chiếm trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh.

- Trị giá xuất khảu của các khu công nghiệp cũng tăng liên tục qua các năm: tăng từ 8.374 tỷ đồng năm 2010 lên 23,2 tỷ đồng năm 2014, tăng %. Trị giá xuất khẩu của các KCN từ năm 2010 luôn chiếm trên 70% trị giá xuất khẩu của toàn tỉnh Bắc Ninh và liên tục tăng qua các năm.

- Một điểm nhấn đáng quan trọng là các KCN đã đóng góp một phần rất lớn vào việc tăng thu ngân sách của tỉnh Bắc Ninh. Năm 2005, các Khu công nghiệp nộp ngân sách đạt 51 tỷ đồng, chiếm 5,4% so với cả tỉnh. Đây là thời

kỳ các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, đang trong thời gian được hưởng ưu đãi nên đóng góp ngân sách Nhà nước chủ yếu là thuế VAT và thuế môn bài, chưa có thuế thu nhập doanh nghiệp. Qua các năm, tỷ lệ nộp ngân sách của các doanh nghiệp liên tục tăng. Năm 2011, các doanh nghiệp Khu công nghiệp Bắc Ninh đã nộp ngân sách của 2.653 tỷ đồng, chiếm 36.8% tổng thu ngân sách tỉnh; Năm 2012, nộp ngân sách 3.980 tỷ đồng, chiếm 43,9% cả tỉnh ; năm 2013, nộp ngân sách 5653 tỷ đồng, chiếm 50,1% cả tỉnh; năm 2014, nộp 6500 tỷ đồng chiếm 61,8% cả tỉnh.

Nếu tính bình quân 1ha đất công nghiệp tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp 213,55 tỷ đồng/ha, giá trị xuất khẩu 10,65 triệu USD/ha, tạo việc làm cho hơn 100 lao động/ha thì có thể thấy rõ hiệu quả và đóng góp nổi bật của Khu công nghiệp. Mặt khác các Khu công nghiệp tác động rất tích cực thúc đẩy phát triển các loại dịch vụ, nâng cao hiệu quả tổng hợp của các ngành sản xuất, đời sống kinh tế - xã hội của người dân ven Khu công nghiệp nâng cao rõ rệt.

Bên cạnh sự đóng góp của các Khu công nghiệp vào giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh, các Khu công nghiệp cũng là nhân tố quan trọng trong việc đưa nền kinh tế Bắc Ninh tham gia hội nhập vào nền kinh tế quốc tế thông qua trao đổi thương mại, thu hút đầu tư.

Như vậy, các Khu công nghiệp là nhân tố chủ yếu, quan trọng trong việc đẩy mạnh sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, góp phần thúc đẩy mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, đưa nền kinh tế của tỉnh tham gia hội nhập vào nền kinh tế quốc tế.

Ba là, các Khu công nghiệp đã góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập, đời sống và trình độ của người lao động.

Khi các doanh nghiệp Khu công nghiệp mới đi vào hoạt động (năm 2003) giải quyết việc làm cho 2.931 lao động, trong đó chủ yếu là lao động địa phương. Tính đến 12/2007, các Khu công nghiệp Bắc Ninh đã giải quyết việc làm cho

Một phần của tài liệu Tác động của các khu công nghiệp đến phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh bắc ninh (Trang 53 - 68)