Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Hiệu quả phân bổ và một số mô hình đánh giá tác động của các nhân tố đến hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam (Trang 29 - 31)

“Ở Việt Nam, có rất ít nghiên cứu về hiệu quả phân bổ bên cạnh rất nhiều các nghiên cứu về hiệu quả kỹ thuật và các nghiên cứu cũng chưa phân tích sâu. Trong bài

báo của mình, tác giả Quang Minh Nhựt (2009) đã sử dụng phương pháp bao dữ liệu, mà cụ thể là mô hình CRS-DEA và VRS-DEA để phân tích hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả

phân bổ nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí của các doanh nghiệp chế biến thủy sản và xay xát lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long năm 2007. Kết quả cho thấy rằng hiệu quả phân phối nguồn lực đối với doanh nghiệp xay xát lúa gạo cao hơn hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp chế biến thủy sản (tương ứng 0,927 đối với doanh nghiệp xay xát lúa gạo và 0,625 đối với doanh nghiệp chế biến thủy sản).”Ngoài ra hiệu quả phân bổ của doanh nghiệp xay xát lúa gạo có xu hướng tập trung gần giá trị 1 và ít biến động

hơn đối với doanh nghiệp chế biến thủy sản.

“Bên cạnh đó, một số nghiên cứu sử dụng cả cách tiếp cận DEA và SFA để so sánh các kết quả nhận được. Như trong nghiên cứu của Nguyễn Khắc Minh và Giang Thanh Long (2009), các tác giảước lượng hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp ở 60 tỉnh của Việt Nam trong giai đoạn từ 1990

đến 2005 bằng cả hai cách tiếp cận tham số và phi tham số. Với chỉđịnh hiệu suất không

đổi theo quy mô, kết quả từ cách tiếp cận tham số cho giá trị trung bình của hiệu quả kỹ

thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tếtương ứng là 66,3%; 80,52%; 53,92%, trong khi với cách tiếp cận phi tham số các giá trị này tương ứng là 46,88%; 90,35% và

42,18%. Còn theo đặc điểm kỹ thuật hiệu suất thay đổi theo quy mô, hiệu quả kỹ thuật

được tính từphương pháp tham số là 37,32% trong khi với phương pháp phi tham số là 72,6%. Kết quả cho thấy, về trung bình, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tếđược ước

tính cao hơn đáng kểtrong phương pháp tham số so với phương pháp phi tham số. Tuy nhiên thứ hạng hiệu quả của các tỉnh được lấy mẫu dựa trên hai phương pháp này có tương quan thuận và có ý nghĩa. Sự khác biệt này có thể do các lý do khác nhau chẳng hạn như lựa chọn các biến đầu vào, đầu ra, các phép đo và các lỗi đặc tả. Kết quả còn cho thấy, bằng cách hoạt động ở mức hiệu quả đầy đủ, các tỉnh được lấy mẫu có thể

giảm chi phí hoạt động sản xuất nông nghiệp khoảng từ 46% đến 76% tùy thuộc vào

phương pháp ước lượng và giảđịnh về lợi nhuận trên quy mô. Hay có nhiều cơ hội để

các tỉnh có thể nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp của họ.”

Tương tự, các nghiên cứu về hiệu quả phân bổ ngành - vùng cũng không nhiều và rất ít nghiên cứu tập trung chuyên sâu về hiệu quả phân bổ. “Như trong nghiên cứu

cũng rất mới của Việt Nam, Nguyễn Khắc Minh và Nguyễn ThịPhương (2018a)đã áp

dụng phương pháp HK của Hsieh and Klenow (2009) để tính phân bổ sai của các doanh nghiệp ngành chế tạo của Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2013 và xây dựng mô hình

xác định các nhân tốtác động đến phân bổ sai, tập trung vào tựdo hóa thương mại và kiểm soát tham nhũng. Đồng thời, các tác giảcũng áp dụng phương pháp phân rã DOP để xem xét sựđóng góp của các công ty gia nhập, rút lui và sống sót đến năng suất gộp. Kết quả cho thấy các doanh nghiệp gia nhập đóng góp tích cực tới thay đổi năng suất

lao động trong các năm 2005, 2010, 2011 và 2013 khi cónăng suất lao động cao hơn

các doanh nghiệp sống sót. Các doanh nghiệp rút lui cũng có đóng góp tích cực tới thay

đổi năng suất lao động gộp do có năng suất thấp hơn các doanh nghiệp sống sót. Các công ty sống sót chỉ tạo ra ảnh hưởng tích cực đến thay đổi năng suất gộp chỉ trong các

năm 2007, 2008, 2009 và 2012 do những ảnh hưởng không tốt từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007 – 2009 và hậu khủng hoảng buộc các doanh nghiệp sống sót phải

có năng suất cao để tồn tại. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tự do hóa thương mại và kiểm

soát tham nhũng làm giảm phân bổ sai nguồn lực và tỷ lệđóng góp của các doanh nghiệp sống sót tới năng suất gộp và năng suất tổng hợp giảm tương ứng 44% và 28% trong cả giai đoạn 2000 – 2013.”

“Hay trong một nghiên cứu khác của Phùng Mai Lan và Nguyễn Khắc Minh (2018) tập trung nghiên cứu hiệu ứng cạnh tranh từ các doanh nghiệp công nghệ cao và từ các doanh nghiệp thị phần tăng trong quá trình phân bổ lại của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo của Việt Nam giai đoạn 2012 – 2016, các tác giả đã áp dụng

phân rã OP và DOP để thấy phân bổ lại nguồn lực giữa các doanh nghiệp đóng vai trò

rất quan trọng trong tăng trưởng năng suất của ngành. Hiệu ứng cạnh tranh trong quá trình phân phối lại đóng vai trò quan trọng nhất trong khi sự rút lui của các doanh nghiệp gây thiệt hại nhất tới tăng trưởng năng suất gộp của ngành. Tác động lan tỏa từ các doanh nghiệp có công nghệ cao mạnh hơn là từ các doanh nghiệp có thị phần tăng trong

quá trình phân bổ lại. Cuối cùng, khả năng học hỏi, cải tiến công nghệ của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo ở Việt Nam nhìn chung vẫn còn hạn chế do vậy tăng trưởng năng suất từ cải thiện trong nội bộ doanh nghiệp thấp hơn nhiều so với quá trình phân bổ lại.”

Như vậy, các nghiên cứu trong nước về hiệu quả phân bổ còn rất ít, đặc biệt là hiệu quả phân bổ ngành - vùng theo cách tiếp cận của Olley and Pakes (1996).

Một phần của tài liệu Hiệu quả phân bổ và một số mô hình đánh giá tác động của các nhân tố đến hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam (Trang 29 - 31)