Năng suất và hiệu quả phân bổ ngàn h vùng đo lường theo cách tiếp cận của

Một phần của tài liệu Hiệu quả phân bổ và một số mô hình đánh giá tác động của các nhân tố đến hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam (Trang 92 - 102)

của Olley and Pakes (1996)

“Trong phần này, luận án áp dụng phương pháp moment tổng quát - GMM của

Wooldridge (2009) để ước lượng TFP cấp độ doanh nghiệp. Sau đó năng suất gộp của ngành - vùng được tính bằng năng suất trung bình có trọng số của các doanh nghiệp với

trọng số là tỷ trọng đầu ra. Cuối cùng, năng suất gộp này được phân rã theo cách tiếp cận của Olley and Pakes (1996) đểthu được hiệu quả phân bổ ngành - vùng và áp dụng các mở rộng của phân rã này để tính toán sựđóng góp của các doanh nghiệp gia nhập và rút lui.”

4.1.2.1. Năng suất và hiệu quả phân bổ ngành - vùng của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo phân theo loại hình sở hữu

Bảng 4.1. Năng suất và hiệu quả phân bổ của các DN theo loại hình sở hữu

Năm DNNN DNTN DNFDI

lnTFP covOP lnTFP covOP lnTFP covOP

2000 2,97028 1,15301 2,49203 0,49294 5,36589 2,25647 2001 2,74352 0,88336 2,49272 0,45524 5,20081 2,13182 2002 3,13061 1,33542 2,57440 0,77375 5,17618 2,72525 2003 2,86941 1,07059 2,59717 0,76334 5,13314 2,65165 2004 3,24860 1,46157 2,60240 0,81182 5,28346 2,82008 2005 3,43832 1,70613 2,45363 0,71100 4,86306 2,49677 2006 3,54503 1,72325 2,58499 0,78579 5,40437 3,02116 2007 3,16390 1,30101 2,75290 0,86888 4,85364 2,41780 2008 3,20912 1,40741 2,83263 0,92481 4,91630 2,55288 2009 4,23594 2,36965 3,04088 1,09838 4,54760 2,07788 2010 3,46021 1,61375 2,91282 0,92353 3,70627 1,14765 2011 4,17791 2,42918 3,10375 1,23123 4,10580 1,56858 2012 4,58546 2,77365 2,96496 0,88276 3,61038 1,04087 2013 3,43204 1,75727 3,13509 1,16146 3,56928 0,99992 2014 3,31434 2,02014 3,03343 1,12885 3,45702 0,81042 2015 3,63075 2,13558 3,22066 1,13679 3,68011 0,93086 2016 3,73736 2,20734 3,26708 1,16936 3,71428 0,91740 2017 3,66752 2,01300 3,42802 1,13872 3,62863 0,73370 2018 3,34053 1,41558 3,30088 1,03640 3,63823 0,79923 2000-2018 3,50812 1,74795 3,06994 1,03928 4,07388 1,43518

Nguồn: Tính toán của NCS từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO

Trước hết ta thấy năng suất và hiệu quả của các doanh nghiệp thuộc các hình thức sở hữu khác nhau là rất khác nhau. Năng suất gộp (dưới dạng loga tự nhiên) và hiệu quả

phân bổ trong từng năm của các nhóm doanh nghiệp này theo cách tiếp cận của Olley and Pakes (1996) với kết quảước lượng được trình bày trong bảng 4.1 trên.

“Ta thấy, nhìn chung trong giai đoạn từnăm 2000 đến năm 2018, nhóm DNFDI có năng suất nhân tố tổng hợp trung bình cao nhất, sau đó đến nhóm DNNN và nhóm

DNTN có năng suất trung bình nhỏ nhất.“Tuy nhiên, năng suất của nhóm DNFDI có xu

hướng giảm mặc dù số lượng cũng như quy mô của các doanh nghiệp FDI tăng lên

nhiều. Năm 2018, TFP (tính theo loga tự nhiên) của nhóm doanh nghiệp này chỉ còn bằng xấp xỉ 68% so với năm 2000. Đối với nhóm DNTN, mặc dù năng suất gộp trung bình thấp nhất nhưng tương đối ổn định và có xu hướng tăng trong giai đoạn nghiên cứu. Nhóm DNNN năng suất trung bình thay đổi ít nhất giữa năm đầu và năm cuối của

giai đoạn nghiên cứu và xu hướng không rõ ràng. Năm 2010, đánh dấu sự suy giảm

trong năng suất tổng hợp của cả ba nhóm doanh nghiệp. Đây có lẽ là hệ quả của cuộc khủng hoảng kinh tếnăm 2008, 2009 tới cả ba nhóm doanh nghiệp.”

“Nhóm DNTN là nhóm có hiệu quả phân bổ bình quân thấp nhất nhưng lại đánh

dấu sự tăng lên đáng kể so với những năm đầu của giai đoạn nghiên cứu. Còn nhóm DNNN có hiệu quả phân bổ trung bình cao nhất cảba nhóm và có xu hướng tăng. Đặc biệt, giai đoạn nửa sau giai đoạn nghiên cứu, giá trị này tương đối cao ổn định trừ các

năm 2010, 2013 và 2018 có sự giảm sút. Xu hướng này lại hoàn toàn ngược lại với nhóm doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với nhóm doanh nghiệp này, trước năm 2010

hiệu quả phân bổ của nhóm cao ổn định và cao hơn nhiều so với hai nhóm còn lại. Nhưng

từnăm 2010 thấy rõ sự suy giảm mạnh trong hiệu quả phân bổ. Điều này cho thấy trong

10 năm gần đây, nhóm doanh nghiệp FDI có sự phân bổ nguồn lực không tốt. Điều này có thể giải thích bởi hiện tượng chuyển giá, đây là hiện tượng xảy ra rất phổ biến đối với các DNFDI, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành chế biến chế tạo. Ban đầu các doanh nghiệp này nâng cao giá trị tài sản góp vốn, nâng khống giá trị tài sản vô hình nhằm nâng cao mức khấu hao hàng năm, tăng chi phí đầu vào. Tiếp theo, các doanh nghiệp chuyển giá còn sử dụng những thủ thuật tinh vi hơn như thực hiện nhập khẩu nguyên phụ liệu từ các công ty mẹ hay công ty liên kết ởnước ngoài với giá cả là do các

bên định đoạt và cao hơn rất nhiều so với mức giá thực tế, làm quảng cáo ở nước ngoài với chi phí cao, nâng cao chi phí hành chính và quản lý, … đồng thời thực hiện phá giá sản phẩm đầu ra. Dẫn đến hiệu quả phân bổ của nhóm DNFDI thấp và suy giảm mạnh so với giai đoạn đầu mặc dù năng suất bình quân của nhóm này là cao nhất.”

Để thấy rõ hơn nguyên nhân của sựtăng, giảm trong năng suất và hiệu quả phân bổ của cả ba nhóm doanh nghiệp này ta sẽ chia các doanh nghiệp thành các nhóm là doanh nghiệp sống sót, doanh nghiệp gia nhập và doanh nghiệp rút lui trong giai đoạn 2000 - 2018 như đã trình bày ởChương 3. Sau đó áp dụng mở rộng của phân rã OP động theo Hashiguchi (2015) để làm rõ sự đóng góp của từng loại doanh nghiệp này trong từng nhóm loại hình sở hữu. Kết quả thể hiện trong bảng 4.2.

Xét trong giai đoạn 2000-2018, chỉcó nhóm DNTN có năng suất gộp tăng lên. Trong đó đóng góp chính cho sự tăng năng suất này là do sự phân bổ lại trong nhóm các doanh nghiệp tồn tại suốt giai đoạn, các doanh nghiệp rút lui của nhóm này cũng

mang lại các ảnh hưởng tích cực. Còn các doanh nghiệp gia nhập thì lại làm giảm năng

suất gộp.

Bảng 4.2. Kết quả mở rộng của phân rã OP động trong giai đoạn 2000-2018

∆Φ Within-effect Between ∆𝜇̃ ∆𝝁𝑺 ∆𝒄𝒐𝒗𝑺 ∆𝒆𝒏𝒕 ∆𝒆𝒙𝒕 ∆𝒄𝒐𝒗̃ DNNN -0,39032 0,37025 -0,17984 0,46589 0,02337 0,06083 -0,76057 DNTN 0,04828 0,80885 -0,51532 1,70314 -0,46026 0,08129 -0,76057 DNFDI -2,48823 -1,72766 -1,63266 1,90790 -0,41554 -1,58736 -0,76057 Tổng thể -0,94342 -0,18285 -0,77594 1,35898 -0,28414 -0,48175 -0,76057

Nguồn: Tính toán của NCS từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO

“Như vậy có thể thấy các DNTN tồn tại trong cảgiai đoạn là những doanh nghiệp lớn có sựtăng trưởng năng suất cao đóng góp chính vào sự tăng năng suất của nhóm. Các doanh nghiệp rút lui là những doanh nghiệp năng suất kém hơn, thị phần của các doanh nghiệp này được phân bổ lại cho các doanh nghiệp đang tồn tại. Các doanh nghiệp

tư nhân gia nhập là các doanh nghiệp chưa làm ăn hiệu quả nên ảnh hưởng tiêu cực đến

năng suất gộp của nhóm. Điều này xuất phát từ việc số lượng DNTN tăng lên nhanh chóng trong giai đoạn nghiên cứu do các chính sách mới của nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp gia nhập thị trường và các chính sách nhằm khuyến khích phát triển đối với nhóm doanh nghiệp này. Tuy nhiên hầu hết các DNTN là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ với nguồn lực về vốn ít, năng lực quản lý chưa tốt và công nghệ lạc hậu nên việc mở rộng quy mô sản xuất là khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã

nhanh chóng bịđào thải khỏi thị trường. Sựtăng năng suất của nhóm doanh nghiệp này chủ yếu đến từ một số doanh nghiệp lớn có tiềm lực mạnh, có kinh nghiệm trong quản lý và sản xuất, góp phần vào sựthay đổi đáng kể diện mạo của cảnước như Vingroup,

Sungroup, Thaco, Vietjet Air, Bambo Airway, … hay các DNTN thực hiện đầu tư ra nước ngoài với quy mô vốn ngày càng tăng như Công ty cổ phần Tập đoàn Hoàng Anh

Gia Lai, Công ty cổ phần ô tô Trường Hải, Công ty cổ phần Golf Long Thành, …”” “Với nhóm DNNN, mặc dù có sự giảm sút trong năng suất gộp nhưng ảnh hưởng bên trong nhóm lại là tích cực. Sự phân bổ lại giữa các doanh nghiệp tồn tại suốt giai

đoạn, sự gia nhập của các doanh nghiệp mới thành lập hay sự rút lui của các doanh nghiệp khác đều mang lại những ảnh hưởng tích cực đến năng suất gộp. Đây có lẽ là hệ

quả của việc tái cơ cấu nhóm doanh nghiệp này. Ảnh hưởng tiêu cực làm giảm năng suất

ởđây đến từ hiệu quả phân bổliên nhóm là tương đối lớn.“Như vậy giữa các nhóm loại hình sở hữu thì không phải chắc chắn doanh nghiệp có năng suất cao thì sẽ có thị phần nhiều hơn hay có một sự phân bổ sai giữa các loại hình sở hữu.”Thực tế này một phần

đến từ hoạt động chuyển giá của nhóm DNFDI như đã phân tích ở trên. Hiện tượng này

đã trở nên phổ biến và trầm trọng, trong khi các cơ chế kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán còn nhiều bất cập, chưa đủ sức phát hiện để xử lý tất cả các hành vi chuyển

giá. Điều này không những làm thất thu ngân sách nhà nước mà còn tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, gây thiệt thòi cho các doanh nghiệp nội địa.”

“Nhóm DNFDI là nhóm có sự suy giảm năng suất gộp lớn nhất, sự suy giảm này

đến từ cảảnh hưởng bên trong nhóm và ảnh hưởng giữa các nhóm. Chỉ có sự phân bổ

lại giữa các doanh nghiệp tồn tại suốt giai đoạn nghiên cứu mang lại ảnh hưởng tích cực, còn các doanh nghiệp gia nhập và rút lui đều mang lại ảnh hưởng tiêu cực làm giảm

năng suất gộp của nhóm này. Như vậy có những DNFDI tăng năng suất, làm ăn hiệu quảnhưng vẫn rút khỏi thịtrường. Trong khi có những doanh nghiệp FDI mới gia nhập

năng suất kém hơn làm giảm năng suất chung của cả nhóm. Còn trên mẫu tổng thể tức là toàn ngành chế tác, không phân biệt theo loại hình sở hữu thì có kết quả hoàn toàn

tương tựđối với nhóm DNFDI.”

4.1.2.2. Năng suất nhân tố tổng hợp và hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp theo vị trí địa lý của Việt Nam

“Các doanh nghiệp được chia theo 7 vùng lãnh thổ Việt Nam gồm: Trung du và miền núi phía Bắc (vùng 1); Đồng bằng sông Hồng (vùng 2); Bắc Trung bộ (vùng 3); Duyên hải Nam Trung bộ(vùng 4); Tây Nguyên (vùng 5); Đông Nam bộ (vùng 6) và cuối cùng là Đồng bằng sông Cửu Long (vùng 7). Ta có tỷ lệ phần trăm các doanh

Hình 4.6. Tỷ lệ doanh nghiệp ngành CBCT theo vùng giai đoạn 2000-2018

Nguồn: Thực hiện bởi NCS từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO

Vùng 5 (Tây Nguyên) là vùng có sốlượng doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo nhỏ nhất trong giai đoạn 2000 - 2018. Hầu hết là các doanh nghiệp nhỏ với số vốn trung

bình và đầu ra thấp nhất. Tuy nhiên tỷ lệ doanh nghiệp tồn tại cảgiai đoạn nghiên cứu của ngành này lại là lớn nhất (gần 9,5%). Đồng thời đây cũng là vùng mà tỷ lệ doanh nghiệp rút lui cũng cao nhất (khoảng 60%).“Vùng 6 gồm Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh với sốlượng doanh nghiệp nhiều nhất (chiếm hơn 38%) và quy mô doanh nghiệp lớn nhất. Vùng 6 với số lượng cả ba loại doanh nghiệp sống sót, gia nhập và rút lui là cao nhất. Vùng Đồng bằng sông Hồng (Vùng 2) với số lượng doanh nghiệp nhiều thứ

hai và tỷ lệ doanh nghiệp gia nhập là cao nhất (chiếm gần 57% tổng số doanh nghiệp của vùng).”

Năng suất nhân tố tổng hợp (dạng loga tự nhiên) của từng vùng trong từng năm

và trong cảgiai đoạn 2000 - 2018 được cho trong bảng 4.3.

“Vùng 6 với số lượng doanh nghiệp nhiều nhất, quy mô doanh nghiệp lớn nhất

cũng là vùng có năng suất trung bình cảgiai đoạn cao nhất nhưng năng suất gộp của

vùng qua các năm có sự biến động lớn nhất và có xu hướng giảm. Đặc biệt từnăm 2010 năng suất của vùng giảm nhiều so với nửa đầu của giai đoạn nghiên cứu. Vùng 2 có

năng suất trung bình cảgiai đoạn cao thứ hai và có sựtăng ổn định trong nửa sau giai

đoạn nghiên cứu. Điều này có thểdo đóng góp của các doanh nghiệp mới gia nhập của

vùng, làm tăng năng suất gộp. Vùng 3 (Bắc Trung Bộ) là vùng có số lượng doanh nghiệp ít thứhai và năng suất gộp ở mức trung bình nhưng lại có sựổn định nhất trong

năng suất và có sựgia tăng so với năm gốc. Vùng 7 (Đồng bằng sông Cửu Long) mặc dù số lượng doanh nghiệp đứng thứba nhưng năng suất trung bình của vùng chỉ cao

hơn vùng Tây Nguyên. Đa sốcác năm của giai đoạn nghiên cứu, năng suất gộp vùng

Vùng 1 7% Vùng 2 27% Vùng 3 6% Vùng 4 8% Vùng 5 2% Vùng 6 38% Vùng 7 12% Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Vùng 4 Vùng 5 Vùng 6 Vùng 7

7 đều thấp hơn so với năm gốc. Từnăm 2013, năng suất là cao hơn năm gốc nhưng có xu hướng giảm.”

Bảng 4.3. Năng suất gộp của các vùng trong từng năm của giai đoạn 2000-2018

Năm Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Vùng 4 Vùng 5 Vùng 6 Vùng 7 2000 2,87538 3,45388 2,70041 2,72798 2,31182 4,92313 2,97791 2001 2,69149 3,28160 3,27436 2,67584 2,23466 4,73053 2,90646 2002 2,57600 3,18997 3,08546 2,52061 2,14037 4,71994 2,81315 2003 2,57452 3,23214 3,18412 2,54733 2,23082 4,68823 2,74319 2004 2,84794 3,16509 3,41062 2,61998 2,36747 4,88608 2,70245 2005 2,90401 3,00009 3,24204 2,46276 2,41651 4,58914 2,67237 2006 3,00453 3,09365 3,30471 2,55701 2,56293 5,11355 2,70415 2007 3,08375 3,17202 3,16656 2,69083 2,84150 4,57273 2,70641 2008 2,93942 3,02946 3,26143 2,67757 2,65527 4,67621 3,23881 2009 3,03038 4,28824 3,13066 3,04975 2,74465 4,39790 2,96707 2010 3,12219 3,19788 3,15588 3,15260 3,01786 3,64272 3,08575 2011 3,06531 4,04054 3,06508 2,85568 3,06540 4,11884 2,85206 2012 2,97185 4,02281 2,91256 2,86967 2,58810 3,77653 2,85510 2013 2,80208 3,70131 3,11418 3,20198 2,91190 3,39051 2,99384 2014 3,20693 3,52882 2,95507 3,20035 2,74252 3,28728 2,96478 2015 3,55026 3,61347 3,16719 3,71405 2,84408 3,59056 2,97823 2016 3,96206 3,58917 3,07052 3,55061 2,89066 3,55411 3,43103 2017 3,90965 3,65036 2,91241 3,67598 3,01089 3,51701 3,15639 2018 3,72952 3,66848 3,13772 3,25609 2,91543 3,49564 3,16673 2000-2018 3,22060 3,58568 3,09893 3,06144 2,72976 3,98972 2,98884

Nguồn: Tính toán của NCS từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO

Thực hiện phân rã Olley and Pakes (1996) ta thu được hiệu quả phân bổ từng vùng trong từng năm và trong cảgiai đoạn 2000 - 2018 thể hiện qua hình 4.7.

Hình 4.7. Hiệu quả phân bổ từng vùng của các doanh nghiệp ngành CBCT

Nguồn: Tính toán của NCS từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO

“Theo kết quả tính toán thì vùng 6 có hiệu quả phân bổ trung bình cao nhất nhưng

lại có độ biến động nhiều nhất trong cảgiai đoạn nghiên cứu. Đây là vùng kinh tế dẫn

đầu cảnước về GDP, giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị hàng hóa xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.“Đồng thời cũng là vùng có trình độ phát triển cao hơn các vùng khác, được đẩy mạnh đầu tư vốn, khoa học công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả, khai thác một cách tốt nhất các nguồn tài nguyên kinh tế - xã hội, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội và môi trường. Tuy nhiên hiệu quả phân bổ của vùng là giảm mạnh từ năm đầu đến năm cuối của giai đoạn ngiên cứu. Điều này có thể do ảnh hưởng của các doanh nghiệp gia nhập hoặc rút lui đến năng suất và hiệu quả của vùng.”

“Vùng Đồng bằng sông Hồng (vùng 2) gồm thành phố Hà Nội và 10 tỉnh thành phía Bắc nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với tài nguyên biển phong phú, tiếp giáp với nhiều khu vực giàu tài nguyên, được sựđầu tư lớn của nhà nước và nước

ngoài. Đây là vùng có năng suất nhân tố tổng hợp và hiệu quả phân bổ trung bình cả giai

đoạn cao thứ hai, tuy nhiên lại có xu hướng giảm trong nửa sau giai đoạn nghiên cứu. Vùng 3 (Bắc Trung Bộ) có hiệu quả phân bổ cao thứba nhưng ổn định nhất trong các

vùng. Đây là vùng có nhiều thế mạnh cả về rừng và biển, là trung tâm du lịch quan trọng của đất nước.”Đồng thời đây cũng là khu vực có tài nguyên khoáng sản phong phú, là

cơ sở tốt để phát triển công nghiệp khai khoáng, luyện kim và sản xuất vật liệu xây dựng. Tuy nhiên vì số doanh nghiệp trên địa bàn còn hạn chế, thị trường đầu ra của doanh

Một phần của tài liệu Hiệu quả phân bổ và một số mô hình đánh giá tác động của các nhân tố đến hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam (Trang 92 - 102)