Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hiệu quả phân bổ và một số mô hình đánh giá tác động của các nhân tố đến hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam (Trang 46 - 47)

“Để có những phân tích thực nghiệm trong Chương 3 và Chương 4, Luận án sử dụng số liệu từ 2 nguồn số liệu quy mô lớn và đáng tin cậy. Nguồn thứ nhất là bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục thống kê Việt Nam (General Statistics

Office of Vietnam - GSO) dựa trên phạm vi khảo sát là toàn bộ các doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước. Những thông tin do Tổng cục thống kê công bố, cung cấp là những thông tin chính thống, có tính pháp lý được các cấp, các ngành, các tổ chức và cá nhân trong nước cũng như quốc tế tin cậy sử dụng nhằm phục vụ công tác đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộicủa Việt Nam. Nguồn thứ hai là bộ dữ liệu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

(Provincial Competitiveness Index –PCI) của Phòng thương mại và công nghiệp Việt

Nam (VCCI) với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt

Nam.”PCI “được xây dựng từ dữ liệu điều tra doanh nghiệp thường niên có quy mô lớn nhất, thực hiện một cách công phu nhất tại Việt Nam hiện nay. Chỉ số PCI chính là “tập hợp tiếng nói” của cộng đồng doanh nghiệp dân doanh vềmôi trường kinh doanh tại các tỉnh, thành phố ở Việt Nam” (trích www.pcivietnam.vn). Đây là

nguồn dữ liệu hữu ích và đáng tin cậy cho lãnh đạo các tỉnh, thành phố, các nhà hoạch định chính sách tham khảo nhằm đưa ra các biện pháp cải cách hành chính

của chính quyền địa phương một cách hiệu quả nhất.

“Để có bộ dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu, nghiên cứu sinh đã xử lý, ghép nối dữ liệu và thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Đọc và nghiên cứu bảng hỏi cuộc điều tra doanh nghiệp hàng năm

của GSO từnăm 2000 đến năm 2018;

- Bước 2: Từ bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp, nghiên cứu sinh làm sạch dữ

liệu, loại bỏ các quan sát nhiễu, các quan sát ngoại lai với số lao động âm,

doanh thu âm, …. giữ lại các biến quan trọng như mã ngành công nghiệp (lấy theo tiêu chuẩn VSIC 2 chữ số), loại hình sở hữu, số lao động, lượng vốn, doanh thu, lợi nhuận, khấu hao, chi phí lao động, tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, …; luận án nghiên cứu 139.255 doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo

trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2018. Dữ liệu về giá trị gia tăng (VA)

không sẵn có và được đo lường dựa trên cách tiếp cận thu nhập. Các đầu vào

và đầu ra đã được giảm phát theo năm gốc 2010;

- Bước 3: Ghép nối các năm với nhau theo mã số thuế của doanh nghiệp và

năm nghiên cứu để có bộ số liệu mảng cho các doanh nghiệp Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2018;

- Bước 4: Ghép nối chỉ số PCI và 9 chỉ tiêu trong bộ dữ liệu PCI giữa các năm trong giai đoạn 2006 – 2018 theo 60 tỉnh nghiên cứu trong luận án;

- Bước 5: Tính toán giá trị các biến trong mô hình phân tích tác động của các nhân tốđến hiệu quả phân bổ của các tỉnh và ghép nối với các biến liên quan đến chỉ

số PCI để có bộ dữ liệu mảng theo 60 tỉnh trong giai đoạn 2000 – 2018 và giai

đoạn 2006 – 2018.”

Một phần của tài liệu Hiệu quả phân bổ và một số mô hình đánh giá tác động của các nhân tố đến hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)