Thực trạng phân bổ nguồn lao động của các doanh nghiệp ngành chế biến chế

Một phần của tài liệu Hiệu quả phân bổ và một số mô hình đánh giá tác động của các nhân tố đến hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam (Trang 77 - 80)

biến chế tạo ở Việt Nam

Trong 24 nhóm ngành VSIC 2 chữ số của ngành công nghiệp chế biến chế tạo thì có một sốngành có lượng lao động chiếm tỷ trọng cao trong giai đoạn nghiên cứu.

Đó là các ngành: chế biến thực phẩm, đồ uống, dệt, may, da giày, gỗ, cao su và nhựa,

phi kim và ngành điện tử. Thực trạng phân bổ việc làm của ngành chế biến chế tạo theo các ngành chính này thể hiện trong hình 3.5.

Hình 3.5. Phân bổ việc làm (%) theo các ngành chính của ngành chế biến chế tạo

Nguồn: Thực hiện bởi NCS từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO

Ta thấy trong giai đoạn nghiên cứu thì hai ngành có tỷ trọng lao động cao nhất là ngành chế biến thực phẩm và ngành may. Trong đó ngành chế biến thực phẩm có tỷ

trong lao động giảm đều và mạnh trong cả giai đoạn, từ 32,55% năm 2000 xuống chỉ còn 6,66% năm 2018. Trong khi đó ngành may vẫn giữ tỷ trọng cao, ổn định và có xu hướng tăng nhẹ qua các năm, từ 16,56% năm 2000 lên 21,42% năm 2018. Ngành dệt chiếm tỷ lệ lao động tương đối ổn định dù có giảm nhẹ so với năm đầu của giai đoạn nghiên cứu. Ngành cũng có sự suy giảm mạnh về tỷ trọng lao động là ngành đồ uống. Năm 2000, lao động ngành này chiếm 9,47% lao động toàn ngành chế biến chế tạo nhưng đến năm 2018, con số này chỉcòn 0,82%. Ngành gỗ và phi kim cũng là ngành có cùng xu thế giảm về tỷ trọng lao động nhưng sự suy giảm với tốc độ ít hơn. Ngành cao su và nhựa cũng giữ một tỷ lệ tương đối ổn định và có sự tăng nhẹ trong khoảng từ năm 2005 đến năm 2009. Ba ngành còn lại là dệt, da giày và điện tử có cùng xu hướng trong tỷ trọng lao động, giai đoạn đầu các ngành này chiếm tỷ trọng lao động rất nhỏ (<1%) nhưng nửa sau giai đoạn nghiên cứu, lực lượng lao động phân bổ cho các ngành này tăng rõ rệt, đặc biệt là ngành da giày và điện tử. Như vậy giữa các nhóm ngành trong nội bộ ngành chế biến chế tạo cho thấy một sự phân bổ lại lực lượng lao động rõ nét và tỷ trọng lao động trong các ngành chính nói trên của ngành chế biến chế tạo giảm dần, tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành còn lại thì tăng lên.

Ngoài ra, lao động ngành chế biến chế tạo tập trung chủ yếu ở một số thành phố lớn. Hình 3.6 thể hiện phần trăm các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo ở các tỉnh có tỷ trọng việc làm cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu.

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2000 2005 2009 2014 2018 2000-2018

CB thực phẩm Đồ uống Dệt May Da giày

Đơn vị: phần trăm

Hình 3.6. Sựthay đổi phân bổ việc làm ở các tỉnh có sốlượng lao động lớn nhất

Nguồn: Thực hiện bởi NCS từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO

Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương là hai tỉnh có số lượng lao động trong ngành chế biến chế tạo lớn nhất. Năm 2000, tổng lao động hai nơi này chiếm hơn 35% tổng lao động ngành chế biến chế tạo trên cả nước. Nhưng đến 2018, tỷ lệ này chỉ còn hơn 26%. Sự sụt giảm này là do phần trăm lao động của Thành phố Hồ Chí Minh giảm mạnh trong từng năm của giai đoạn nghiên cứu. Còn Bình Dương lại có sự gia tăng từ 7,46% lên 13,15%. Tỉnh có tỷ trọng lao động trong ngành đứng thứ ba là Đồng Nai và cũng là tỉnh có sự ổn định trong lực lượng lao động (trong từng năm của giai đoạn 19

năm, tỷ trọng lao động ngành này của tỉnh chỉ dao động từ 9% đến 10,5%). Hải Phòng cũng ghi nhận sự suy giảm trong tỷ trọng lao động nghành chế biến chế tạo nhưng với mức độ ít hơn. Các tỉnh còn lại là Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh và Long An cho thấy sựgia tăng tỷ trọng lao động ngành trong giai đoạn này.

Sự phân bổ lại lao động giữa các tỉnh trong giai đoạn nghiên cứu còn được thể hiện trong hình 3.7 sau.

0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Hà Nội Bắc Ninh Hải Dương Hải Phòng Bình Dương Đồng Nai Hồ Chí Minh Long An

Phân bổ lao động năm 2000 Phân bổ lao động năm 2018

Hình 3.7. Phân bổ việc làm ngành CBCT theo tỉnh năm 2000 và 2018

Nguồn: Thực hiện bởi NCS từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO

Qua bản đồ phân bổ việc làm cho năm đầu và năm cuối của giai đoạn nghiên cứu mà tại đó hình tròn biểu thị mức độ đóng góp việc làm cho ngành chế biến chế tạo của từng tỉnh, ta thấy có một xu thế là mức độ tập trung lao động ngành chế biến chế tạo có xu hướng dịch chuyển sang các khu vực lân cận của Thành phố Hồ Chí Minh như Bình Dương, Đồng Nai, Long An và các khu vực lân cận của Thành phố Hà Nội như Hải Dương, Bắc Ninh. Và lực lượng lao động tại các khu vực này tăng lên rất nhiều.

Một phần của tài liệu Hiệu quả phân bổ và một số mô hình đánh giá tác động của các nhân tố đến hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)