NGÂN SÁCH VÀ BÀI HỌC RÚT RA ĐỐI VỚI HUYỆN HÒN ĐẤT
1.3.1. Kinh nghiệm của quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Quận Bình Thạnh nằm về phía Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh, ở vị trí cửa ngõ thành phố, là vùng đất có một vị trí chiến lược quan trọng. Phía Đông Bắc giáp với quận 2 và Thủ Đức; ở phía Nam, Bình Thạnh và quận 1 cách nhau bởi con rạch Thị Nghè; về
phía Tây - Tây Bắc giáp với quận Gò Vấp và Phú Nhuận. Quận Bình Thạnh có sông Sài Gòn bao quanh mạn Đông Bắc. Cùng với sông Sài Gòn các kinh rạch: Thị Nghè, Cầu Bông, Văn Thánh, Thanh Đa, Hố Tàu, Thủ Tắc... đã tạo thành một hệ thống đường thủy đáp ứng lưu thông cho xuồng, ghe nhỏ đi sâu vào các khu vực trên khắp địa bàn Bình Thạnh, thông thương với các địa phương khác. Quận Bình Thạnh được xem là một nút giao thông quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh bởi vì Bình Thạnh là điểm đầu mối gặp gỡ các quốc lộ: Quốc lộ 1, Quốc lộ 13; là cửa ngõ đón con tàu thống nhất Bắc Nam qua cầu Bình Lợi vào ga Hòa Hưng và lại có Bến xe khách Miền Đông.
Trong công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, đặc biệt công tác quản lý thu thuế, phí và lệ phí được thực hiện như sau: trên cơ sở đề án ủy nhiệm thu được UBND thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt, Chi cục thuế thực hiện quản lý thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh đối với các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh có doanh thu lớn, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền thuê đất,thu cấp quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ; cấp phường tổ chức thu thuế nhà đất, môn bài từ bậc 4 đến bậc 6, thuế công thương nghiệp đối với hộ kinh doanh nhỏ, người trực tiếp thực hiện ủy nhiệm thu và phường được trích tỷ lệ hoa hồng ủy nhiệm thu từ kinh phí của Chi cục thuế. Việc phân cấp nguồn thu cũng như tỷ lệ điều tiết các khoản thu giữa các cấp ngân sách được thực hiện ổn định trong 4 năm đã từng bước nâng các được tính chủ động và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong điều hành ngân sách, tăng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Phòng tài chính kế hoạch Quận đã tổ chức lập dự toán chấp hành quyết toán thu ngân sách, công tác dân vận thực hiện các khoản thu phí, lệ phí rõ ràng, minh bạch. Các cán bộ thuộc phòng tài chính kế hoạch Quận luôn được tập huấn thường xuyên, thực hiện chế độ đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyện môn trong lĩnh vực lập dự toán và phân bổ dự toán ngân sách. Hiện nay phòng tài chính- kế hoạch đã có đội ngũ cán bộ chuyên sâu về lĩnh vực mình phụ trách, cán bộ cấp trên thường xuyên có những chỉ đạo rõ ràng tới các phòng ban thực hiện việc kiểm tra chỉ đạo từng mảng hoạt động. Để việc thu nhập có hiệu quả cao thì công tác tiếp xúc với nhân dân đóng vai trò quan trọng các khoản thu ngân sách Quận hưởng theo tỷ lệ phần trăm điều tiết.
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách của của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
Hướng Hóa là huyện Miền núi phía tây của tỉnh Quảng Trị giáp với nước bạn Lào có Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo. Trong 5 năm trở lại đây, huyện Hướng Hóa đã luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu được giao, năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo nguồn lực tài chính để huyện hoàn thành nhiệm vụ kinh tế chính trị Tỉnh giao hàng năm, thực hiện thắng lợi các Nghị quyết về phát triển KT-XH của huyện đề ra. Để đảm bảo nguồn thu của ngân sách Nhà nước, các chế độ thu quốc doanh, các pháp lệnh về thuế công thương nghiệp, thuế nông nghiệp được bổ sung sửa đổi, hệ thống thu ngân sách được cải cách, các bộ luật Thuế áp dụng thống nhất cho các thành phần kinh tế được xây dựng và hoàn thiện từng bước.
Thứ nhất, công tác quản lý thu thuế
Xác định thuế là nguồn thu chính của ngân sách huyện nên những năm qua Huyện ủy, HĐND và UBND huyện Hướng Hóa đã tập trung chỉ đạo quyết liệt đối với công tác thu ngân sách nói chung mà nhất là công tác thu thuế. Chi cục thuế Hướng Hóa đã phối kết hợp chặt chẻ với lực lượng Biên phòng và Hải quan Cửa Khẩu quốc tế Lao Bảo thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, do vậy công tác quản lý thu thuế đã đạt những kết quả to lớn. Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế của huyện không ngừng được củng cố và tăng cường, chất lượng đội ngũ cán bộ thuế đã có bước thay đổi rõ nét về trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức, góp phần quyết định đến việc hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán ngân sách hàng năm được tỉnh giao. Công tác quản lý thu thuế đã chuyển biến theo hướng tích cực, công khai, dân chủ, minh bạch, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế ngày càng được nâng lên.
Bên cạnh đó việc tìm ra các giải pháp để quản lý các khoản thu có hiệu quả, đảm bảo công bằng, khuyến khích các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, nâng cao hiệu quả, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện cũng là vấn đề rất được quan tâm đề ra. Ngoài ra để khắc phục tình trạng thất thu thuế chi cục thuế đã
tổ chức quản lý thu theo định mức chủ yếu của từng loại hình SXKD, cách làm này đã mang lại hiệu quả cao.
Chi cục thuế huyện Hướng Hóa đã tổ chức tập huấn những kiến thức cơ bản về thuế, quy trình quản lý hộ kinh doanh cá thể, biện pháp khai thác nguồn thu mới, đôn đốc thu nợ ... cho lực lượng làm công tác ủy nhiệm thu ở xã, phường và các Ban quản lý, nhờ đó công tác ủy nhiệm thu đã mang lại nhiều kết quả.
Thứ hai, công tác quản lý thu phí, lệ phí
Mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn trong thu ngân sách của huyện nhưng thu phí, lệ phí đã góp phần tăng thu cho ngân sách địa phương. Các đơn vị được giao thu phí, lệ phí chủ yếu là các Ban quản lý chợ, Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo, các trường thuộc phòng Giáo dục, phòng Quản lý đô thị, phòng Tài nguyên môi trường, phòng Tư pháp, Công ty Môi trường đô thị, UBND các xã, thị trấn. Nhìn chung các đơn vị đã tổ chức thực hiện công tác thu phí, lệ phí tương đối tốt, hoàn thành dự toán thu được giao và quyết toán kịp thời với cơ quan Thuế. Chi cục thuế huyện cũng đã thường xuyên kiểm tra việc chấp hành chế độ và quyết toán thu nộp phí, lệ phí của các đơn vị. Qua thanh tra, kiểm toán định kỳ chưa phát hiện cơ quan, đơn vị nào tự ý đặt ra các khoản phí, lệ phí ngoài quy định.
1.3.3. Thu ngân sách nhà nước ở huyện Đắk Mil tỉnh Đăk Nông
Đắk Mil có diện tích tự nhiên là 68.000 ha, dân số 87.000, là huyện có vị trí địa lý nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Đăk Nông, cách thị xã Gia Nghĩa (trung tâm hành chính của tỉnh Đăk Nông) 60 km về phía Tây và Buôn Ma Thuột (trung tâm hành chính của tỉnh Đăk Lăk) 57 km về phía Bắc theo Quốc lộ 14. Có 10 đơn vị hành chính, trong đó thị trấn Đăk Mil là trung tâm hành chính của huyện.
Công tác quản lý thuế
Tổng thu về thuế, phí và lệ phí được 117,7 tỷ đồng, đạt 115,4% dự toán tỉnh giao và bằng 141,5% so với số thực hiện năm 2010. Trong đó, số thu từ các doanh nghiệp nhà nước ước khoảng 8,2 tỷ (bằng 78% DTPL), thu từ khu vực kinh tế NQD là 91,3 tỷ (bằng 114,6% DTPL).
Có 6/8 khoản thu dự kiến bằng hoặc có mức tăng trưởng so với năm 2010: Lệ phí trước bạ bằng 170,3%; Khu vực công thương nghiệp (NQD) 148,5%; Thuế thu nhập cá nhân 148,8%; Tiền thuê đất 130,3%; Thu phí, lệ phí 135,6%; thuế nhà đất 101,4%.
Có 2/8 khoản thu giảm so với năm 2010: thuế sử dụng đất nông nghiệp bằng 33,7%; quốc doanh bằng 88,7%.
Ngành thuế đã bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền địa phương và ngành thuế cấp trên, phối hợp tốt với các cấp ngành trong công tác quản lý thuế.
Cán bộ, công chức ngành thuế đoàn kết, có trách nhiệm, trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được nhiệm vụ, lãnh đạo ngành thuế có kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành, phát huy tính dân chủ trong chương trình công tác; Chính sách thuế của nhà nước tương đối hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý để thực hiện quản lý thuế một cách có hiệu quả;
Sự quan tâm chỉ đạo của ngành thuế cấp trên, sự chỉ đạo sâu sát của chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã, thị trấn trong công tác thu ngân sách; sự phối hợp của các đơn vị có liên quan trong công tác phối hợp chống thất thu ngân sách.
Hiệu quả thu thuế nợ đọng có những tháng chưa cao; Công tác khai thác nguồn thu ở các lĩnh vực khác như: xây dựng cơ bản vãng lai, khai thác tài nguyên tuy đã có sự phối hợp với các ngành nhưng kết quả chưa cao.
Công tác thu thuế chỉ tập trung vào những ngày cuối tháng (Sau khi các doanh nghiệp, hộ kinh doanh hết hạn nộp hồ sơ khai thuế), do đó chất lượng đôn đốc nộp thuế chưa cao, nếu chủ quan có thể để số nợ phát sinh trong tháng chuyển qua tháng khác, làm phát sinh tăng nợ.
1.3.4. Bài học rút ra đối với huyện Hòn Đât
Qua nghiên cứu quá trình quản lý thu ngân sách nhà nước tại một số địa phương trong cả nước, trong công tác quản lý thu ngân sách tại huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang có thể rút ra một số kinh nghiệm, theo đó bao gồm:
Một là, tiếp tục rà soát và đơn giản hóa hệ thống pháp luật về thuế, tạo điều kiện cho DN trong quá trình thực hiện, đơn giản hóa thủ tục hành chính về mức thuế suất, phương pháp tính, giá tính. cũng như mẫu biểu kê khai.
Hai là, tăng cường tuân thủ tự nguyện thông qua tuyên truyền, giáo dục, tuyên truyền bằng cả các phương tiện truyền thông cũng như mạng xã hội.
Ba là, cần áp dụng hệ thống quản lý thuế hiện đại dựa trên nền tảng tin học hiện đại tiến tới áp dụng tự động hóa đầy đủ các mẫu kê khai thuế; tăng cường sử dụng các hình thức dịch vụ thanh toán hiện đại của các ngân hàng thương mại như: thu thuế qua ATM, bưu điện, internet.
Bổn là, không ngừng nâng cao năng lực nghiệp vụ của cán bộ công chức quản lý thuế, hải quan với việc tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên môn. Từ đó, tạo ra một đội ngũ quản lý thuế, hải quan giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, trung thực khách quan.
Năm là, Tăng cường công tác khai thác nguồn thu có hiệu quả, đặc biệt cần thực hiện thường xuyên, có chiều sâu và thông qua nhiều kênh thông tin trong công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật thuế đến mọi tầng lớp dân cư để tạo sự chuyển về nhận thức, trách nhiệm, nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã xây dựng khung lý thuyết với những vấn đề chung về thu ngân sách, bao gồm khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách. Chương này cũng đã đi sâu tìm hiểu khái niệm về quản lý thu ngân sách cấphuyện, nội dung quản lý thu ngân sách và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách, chương này cũng đề cập đến kinh nghiệm quản lý thu ngân sách của một số địa phương, nhằm rút ra bài học kinh nghiệm quản lý thu ngân sách đối với huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Điều đó sẽ làm nền tảng cho việc phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện trong chương 2 và và đề xuất giải pháp hoàn thiện ở chương 3.
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG