CÁC KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC, CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC ĐƠN VỊ LIÊN QUAN TRONG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ

Một phần của tài liệu Quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện hòn đất, tỉnh kiên giang (Trang 89 - 94)

(Đơn vị: Triệu đồng)

3.3. CÁC KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC, CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC ĐƠN VỊ LIÊN QUAN TRONG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ

VÀ CÁC ĐƠN VỊ LIÊN QUAN TRONG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

3.3.1 Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, Bộ tài chính

Cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chính sách thuế. Chính sách thuế phải góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế. Theo yêu cầu phát triển của nên kinh tế việc hoàn thiện chính sách thuế phải nhằm thiết lập một hệ thống thuế công bằng và hiệu quả, phải đơn giản, ổn định, minh bạch, công khai và có tính luật pháp cao. Áp dụng hệ thống thuế không phân biệt giữa các thành phần kinh tế cũng như giữa các DN trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài, cần phải tách chính sách xã hội ra khỏi chính sách thuế.

Cần nghiên cứu đổi mới phương pháp lập dự toán Ngân sách Nhà nước theo đầu vào như hiện nay sang lập dự toán Ngân sách Nhà nước theo kết quả đầu ra. Quản lý Ngân sách Nhà nước theo kết quả đầu ra được coi là công cụ để Nhà nước tập trung

nguồn lực công vào nơi mang lại lợi ích cao nhất cho xã hội, giúp cải thiện chính sách công và góp phần tăng cường hiệu quả quản lý thu Ngân sách Nhà nước

Cần nghiên cứu sửa đổi luật Ngân sách Nhà nước phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống các định mức chi tiêu của ngân sách cần được cập nhật thường xuyên cho phù hợp với thực tiễn và linh hoạt cho phù hợp với sự khác biệt giữa các vùng, miền.

3.3.2 Kiến nghị với chính quyền địa phương

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương trong công tác quản lý thu ngân sách. Tổng hợp các ý kiến tham mưu của các ngành từ thực trạng quản lý thu ngân sách trong từng lĩnh vực được giao để có các giải pháp kịp thời.

Trong thực trạng quản lý thu ngân sách của địa phương hiện nay, kiến nghị chính quyền địa phương thực hiện một số nội dung chủ yếu sau:

Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo giao cho ngành thuế chủ trì phối hợp với các Sở, Ban ngành liên quan lập đề án đổi mới công tác quản lý thu ngân sách định hướng đến năm 2020 trình UBND tỉnh phê duyệt để trên cơ sở đó có mục tiêu cụ thể đề ra nhiệm vụ thu ngân sách hàng năm. Trong đề án cần:

Đánh giá tình hình thu ngân sách hiện nay của tỉnh, đề ra các chỉ tiêu phấn đấu từ nay đến 2020, giao kế hoạch cụ thể về thu ngân sách cho từng địa bàn theo từng giai đoạn để có chỉ tiêu phấn đấu.

Quy định rõ trách nhiệm các đơn vị liên quan trong thực hiện đề án, đề ra hệ thống các giải pháp thực hiện cụ thể đối với từng đơn vị liên quan.

Định kỳ 6 tháng và hàng năm Cục Thuế tổng hợp báo cáo UBND tỉnh tình hình và kết quả thực hiện đề án này để UBND có chỉ đạo thực hiện.

Đề nghị thường trực HĐND, các Ban HĐND tỉnh (trực tiếp là Ban Kinh tế và Ngân sách) phải có trách nhiệm tham gia ngay từ đầu quá trình lập dự toán để đảm bảo nắm cụ thể các nội dung trong dự toán, có cơ sở độc lập để có các điều chỉnh kịp thời dự toán nếu chưa phù hợp có như vậy mới bảo đảm thực thi được ý chí của cơ quan dân cử trong các quyết định của mình.

Đề nghị UBND tỉnh có quy định cụ thể về cơ chế trích thưởng về kết quả thu ngân sách Nhà nước, trong đó các cấp ngân sách (huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn) quản lý và khai thác tốt nguồn thu, vượt dự toán thu hàng năm được giao thì phần vượt dự toán sẽ được xem xét để bổ sung cho ngân sách cấp đó theo quy định của Chính phủ.

Đề nghị UBND tham mưu trình HĐND quy định về tỷ lệ phân chia tỷ lệ được hưởng của các cấp chính quyền địa phương mà trong đó cần phải hạn chế tối đa việc các tỷ lệ phân chia này quá phức tạp theo cả nội dung thu, địa bàn thu và tỷ lệ được hưởng của các cấp ngân sách. Tăng cường phân cấp quản lý ngân sách cho ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã nhằm nâng cao tính chủ động và kích thích nâng cao hiệu quả quản lý thu ngân sách tại các địa bàn cơ sở.

3.3.3 Kiến nghị với các ngành liên quan

Đề nghị các đơn vị liên quan trong công tác quản lý thu NSNN thực hiện tốt quy chế phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách, cụ thể:

Ngành thuế phối hợp với kho bạc và các ngân hàng thương mại trên địa bàn thực hiện tốt công tác ủy nhiệm thu, phối hợp với các Ban quản lý dự án trích thu thuế đối với các DN trong quá trình thanh toán nguồn vốn đầu tư từ NSNN đối với các khoản thuế xây dựng cơ bản (cả trong và ngoài tỉnh)

Cơ quan Thuế phối hợp với Quản lý thị trường nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, phối hợp với các Sở, Ban ngành trên địa bàn có liên, chống thất thu thuế đặc biệt là thuế NQD.

Các cơ quan quản lý thu phối hợp với Thanh tra Nhà nước, Thanh tra tài chính, Viện kiểm sát... Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các đối tượng nộp thuế, xử lý kịp thời và nghiêm khắc các đối tượng có hành vi vi phạm về thuế.

Các trường hợp vi phạm về thuế vượt quá thẩm quyền xử lý của cơ quan thuế và các cấp chính quyền, cơ quan thuế phải lập ngay hồ sơ gửi qua cơ quan Công an, Viện kiểm sát để thụ lý, giải quyết theo luật định.

Tăng cường hơn nữa sự phối kết hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành và cơ quan thống kê để nắm chắc tình hình sản xuất kinh doanh trong từng lĩnh vực, việc kê khai đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép kinh doanh. Phối hợp với Sở Kế hoạch- Đầu tư cùng xử lý trong các trường hợp các đơn vị phá sản giải thể đang nợ thuế.

Cơ quan thuế thường xuyên phối hợp với ban Tuyên giáo, ban Dân vận, Mặt trận tổ quốc Việt nam, với các đoàn thể, các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyên, vận động vê chấp hành nghĩa vụ nộp thuế theo đúng luật.

Tiểu kết chương 3 Trình bày định hướng phát KT-XH của huyện Hòn Đất đến năm 2020, đánh giá các nhu cầu vê vốn đặc biệt là vốn từ NSNN cần thiết để cho nhu cầu chi tiêu của huyện theo định hướng đã đê ra.

Trên cơ sở nhu cầu vê vốn đầu tư từ NSNN, nêu lên những quan điểm trong công tác quản lý thu NSNN nhằm góp phần vào việc đảm bảo nguồn thu cho ngân sách đáp ứng nhu cầu chi tiêu theo kế hoạch.

Đê xuất hệ thống các giải pháp cụ thể và những kiến nghị nhằm hoàn thiện quản công tác quản lý thu NSNN tại huyện Hòn Đất trong thời gian tới

KẾT LUẬN

Quản lý thu NSNN ở huyện có quy mô kinh tế nhỏ như ở huyện Hòn Đất là vấn đê nhạy cảm và có ý nghĩa to lớn vê cả lý luận và thực tiễn, cần phải đáp ứng cả nhiệm vụ khai thác tốt các nguồn thu, bồi dưỡng các nguồn thu cho ngân sách, bên cạnh đó phải khuyến khích được phát triển sản xuất kinh doanh của các cá nhân và tổ chức trong nên kinh tế. Với sự đầu tư trong quá trình nghiên cứu luận văn đã hoàn thành, đáp ứng được yêu cầu của luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý công với những nội dung khoa học sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở khoa học vê NSNN, thu NSNN, quản lý thu NSNN. Luận giải những nội dung như khái niệm, mục đích, yêu cầu, các nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách cũng như nội dung quản lý thu NSNN. Tham khảo kinh nghiệm quản lý

thu NSNN một số địa phương, trên cơ sở đó rút ra những vấn đề cần nghiên cứu cho quản lý thu NSNN ở Việt Nam và trực tiếp ở huyện Hòn Đất.

Thứ hai, khảo sát và phân tích thực trạng quản lý thu NSNN ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang từ năm 2012 đến năm 2016, chỉ ra những tồn tại, hạn chế đang cần xử lý hiện nay và các nguyên nhân của các hạn chế đó.

Thứ ba, trên chính sách đường lối của Đảng và Nhà nước, của địa phương huyện Hòn Đất và định hướng hoàn thiện công tác quản lý thu NSNN đề xuất hệ thống giải pháp, đưa ra một số kiến nghị đối với cơ quan hữu quan đối với việc quản lý thu NSNN ở huyện Hòn Đất. Những giải pháp đưa ra phù hợp với tình hình thực tế của huyện Hòn Đất và có giá trị thực tiễn nhất định cho công tác quản lý đặc biệt là quản lý thu NSNN tại địa phương.

Do nhiều hạn chế khách quan, chủ quan trong quá trình nghiên cứu, luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót hạn chế, tác giả vô cùng trân trọng biết ơn sự thông cảm về những thiếu sót, hạn chế trên./.

Luật Ngân sách nhà nước 2015.

Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước năm 2015

.Khoa Quản lý tài chính công - Học viện Hành chính Quốc gia (2013), Tài liệu quản lý thuế và các nguồn thu khác, Hà Nội.

Khoa Quản lý tài chính công - Học viện Hành chính Quốc gia (2014), Tài liệu quản lý tài chính công, Hà Nội.

Khoa Quản lý tài chính công - Học viện Hành chính Quốc gia (2014), Bài giảng tài chính công, Hà Nội.

Giáo trình Tài chính và công sản - PGS-TS Trần Văn Giao, Học viện Hành chính chủ biên 2011

Giáo trình quản lý tài chính công - Nhà xuất bản tài chính ( 2016) - TS Bùi Tiến Hanh và TS Phạm Thị Hoàng Phương chủ biên

PGS.TS Lê Chi Mai (2006), Phân cấp ngân sách cho chính quyền địa phương thực trạng và giải pháp, NXB Tài Chính, Hà Nội.

Cục thống kê Tỉnh Kiên Giang. Niên giám thống kê các năm 2012, 2013, 2014, 2015.

Kiểm toán Nhà nước khu vực V. Báo cáo kiểm toán ngân sách Nhà nước của huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang năm 2016

Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ X của Đảng bộ huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang nhiệm kỳ 2015 - 2020

Uỷ ban Nhân dân huyện Hòn Đất , Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2015 - 2020

Uỷ ban Nhân Dân huyện Hòn Đất , Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước các năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016.

Một phần của tài liệu Quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện hòn đất, tỉnh kiên giang (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w