QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH TẠI HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG 2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Hòn Đất là huyện nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên thuộc tỉnh Kiên Giang, có diện tích tự nhiên gần 104.000 ha với 80% đất lúa, tương đương với diện tích của một số tỉnh trong khu vực. Huyện có 12 xã và 02 thị trấn với dân số hiện nay trên 171.000 người, trong đó dân tộc Kinh 86,4%, dân tộc Khmer 12,8%, đa số sống bằng nghề nông nghiệp. Do diện tích đất nông nghiệp bình quân trên 0,7 ha/người và sản xuất lúa từ 2-3 vụ/năm với năng suất cao, sản lượng lương thực trên dưới 1 triệu tấn. nên hàng năm đã góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 13,05% , thu nhập bình quân đầu người năm 2013 ước đạt 35 triệu đồng/người/năm, tăng 6,5 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 4,42%.
Với vị trí địa kinh tế là vùng trọng điểm lúa gạo của vùng Tứ giác Long Xuyên, huyện Hòn Đất còn nằm trên trục giao thông huyết mạch của đường hành lang ven biển phía nam đang được Chính phủ xây dựng. Tuyến đường này chạy dọc theo vịnh Thái Lan đi qua các nước tiểu vùng sông Mê Kong (Việt Nam - Campuchia - Thái Lan) sẽ mở ra cơ hội giao thương toàn vùng và quốc tế. Thêm vào đó, Hòn Đất là điểm trung tâm của “tam giác” phát triển du lịch biển và thương mại dịch vụ Rạch Giá - Phú Quốc - Hà Tiên của tỉnh Kiên Giang, nên có sự tác động nhất định vào khu “tam giác” này.
Những năm gần đây huyện Hòn Đất đã mở rộng mô hình tăng trưởng sang một số lĩnh vực mà địa phương có thế mạnh như: nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản, khai thác khoáng sản đá và than bùn, công nghiệp chế biến lúa gạo xuất khẩu, cụm công nghiệp chế biến thủy sản có mùi ở xã Lình Huỳnh, đầu tư khai thác khu du lịch Hòn Đất.
Hòn Đất còn là một trong những địa phương có trữ lượng và chất lượng đá xây dựng và than bùn lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, với “thương
hiệu” đá Hòn Sóc hàng năm cung cấp cho thị trường khoảng 80.000m3 đá/năm và với 5 nhà máy khai thác chế biến hàng năm trên
2.600.1 tấn/năm than bùn để làm phân bón vi sinh phục vụ cho nông nghiệp địa phương và các vùng phụ cận.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội từ năm 2012 đến 2016
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 13%/năm. Thu nhập bình quân đầu người 42,5 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng nông-lâm-ngư nghiệp giảm từ 72,68% xuống còn 61,47%; công nghiệp-xây dựng tăng từ 9,57% lên 15,21%; thương mại-dịch vụ tăng từ 17,75% lên 23,32%, . Các tiềm năng, lợi thế về sản xuất lúa, thuỷ sản, công nghiệp chế biến được quan tâm đầu tư và khai thác hiệu quả hơn.
Nông nghiệp-thủy sản tăng trưởng khá, bình quân 8,5%/năm và giữ vai trò quyết định đổi v ới tổc độ tăng trưởng kinh tế của huyện; trong đó, cây lúa là cây trồng chủ lực tạo ra giá trị sản xuất lớn nhất trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Quy hoạch lại các vùng sản xuất, tập trung đầu tư hệ thống thuỷ lợi, đê bao, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, vùng lúa chất lượng cao, thâm canh tăng vụ, chuyển đổi trên 9.000 ha rừng sản xuất kém hiệu quả sang trồng lúa, nâng diện tích đất lúa đến nay lên 81.846 ha. Đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, liên kết, hợp tác sản xuất... từ đó năng suất tăng từ 5,88 tấn/ha lên 6,31 tấn/ha. Sản lượng lúa tăng bình quân hàng năm 5%, năm 2014 đạt 1.047.000 tấn, chiếm gần 1/4 sản lượng của cả tỉnh. Hiệu quả sản xuất ngày càng nâng lên, thu nhập bình quân 1 ha đất nông nghiệp đạt 42 triệu đồng/năm (tăng 11,5 triệu đồng so với 2010). Chăn nuôi, sản xuất rau, màu, cây công nghiệp, cây ăn trái được duy trì và từng bước phát triển.
Khai thác hải sản được đẩy mạnh, giải quyết việc làm cho khoảng 10.1 lao động mỗi năm, sản lượng đạt 44.000 tấn, tăng 4.000 tấn so với năm 2012, .
Nuôi trồng thủy sản được quy hoạch lại, diện tích thả nuôi năm 2015 là
15.500 tấn; trong đó, diện tích nuôi tôm 1.230 ha, sản lượng 600 tấn, đạt 47,36% . Triển khai cho thuê mặt nước ven biển nuôi trồng thủy sản bước đầu đạt kết quả tốt, góp phần bảo vệ rừng phòng hộ và nguồn lợi thủy sản.
Công nghiệp-xây dựng phát triển khá, tăng trưởng bình quân 17,06%/năm. Thu hút được một số dự án lớn đầu tư vào công nghiệp như: 04 Nhà máy chế biến và dự trữ lương thực ở Mỹ Lâm, Sóc Sơn và Sơn Kiên đã đi vào hoạt động, 03 dự án đang triển khai xây dựng ở Bình Sơn, Bình Giang và thị trấn Hòn Đất; Nhà máy gạch không nung ở thị trấn Hòn Đất; Cụm công nghiệp chế biến thủy sản Lình Huỳnh quy mô trên 30 ha... Công nghiệp khai thác đá sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất phân bón vi sinh từ than bùn và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như: sửa chữa cơ khí, đóng tàu, mộc gia dụng... có bước phát triển.
Lĩnh vực thương mại-dịch vụ tăng trưởng cao, bình quân 23,44%/năm. Các dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông phát triển khá mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 14,08% mỗi năm.
Tài chính, ngân sách được quản lí chặt chẽ hơn. Triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều biện pháp tăng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, năm 2015 ước đạt 80 tỷ đồng, tăng 1,5 lần so với năm 2012. Chi ngân sách đúng qui định, cơ bản khắc phục tình trạng bội chi, tăng cường chi đầu tư phát triển. Triển khai thực hiện tốt chủ trương khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính, từ đó đã tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị chủ động hơn trong việc sắp xếp, bố trí cán bộ, tiết kiệm chi, tăng thu nhập cho người lao động. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn hoạt động khá hiệu quả, phục vụ tốt yêu cầu vay vốn, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội của huyện phát triển.
Huy động V ổn đầu tư toàn xã hội 5.000 tỷ đồng . Xây dựng hoàn thành một số công trình, dự án như: Cầu thị trấn Sóc Sơn, Cầu thị trấn Hòn Đất, Chợ và khu dân cư Trung tâm thị trấn Sóc Sơn, đường Cống số 7-Thổ Sơn-Lình Huỳnh, đường Mỹ Phước, Mỹ Hiệp Sơn, Mỹ Thái (giai đoạn 2), chợ Cầu số 2, bến phà Kiên Bình, bến phà Số 3, Điện chiếu sáng công cộng trên Quốc lộ 80... Kết cấu hạ tầng nông thôn từng bước hoàn
thiện, 100% xã, thị trấn đã có đường nhựa hoặc bê tông đến được trung tâm; tỷ lệ đường giao thông nông thôn được bê tông hoá đạt 44,17%; hầu hết đường làng, ngõ xóm được cứng hóa không lầy lội vào mùa mưa; tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 98,7%, hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 85%. Qua đó đã tạo bước chuyển biến mới về phát triển kinh tế-xã hội, làm thay đổi diện mạo nông thôn.
Các doanh nghiệp phát triển khá, tạo ra nhiều Việc làm cho người lao động, góp phần giảm nghèo ở địa phương. Toàn huyện có 283 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và trên 6.000 hộ kinh doanh cá thể, hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 15.000 lao động. Kinh tế tập thể, kinh tế trang trại được duy trì, tập trung củng cố kiện toàn các tổ hợp tác, hợp tác xã hoạt động kém hiệu quả, đồng thời thành lập mới những mô hình kinh tế tập thể theo nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân. Đến nay, toàn huyện có 07 hợp tác xã và 82 tổ hợp tác, so với đầu nhiệm kỳ tăng 04 hợp tác xã và 30 tổ hợp tác; tổng số c ó 143 trang trại các loại, trong đó 05 trang trại đã được cấp giấy chứng nhận và hoạt động có hiệu quả.
> _ Ị - ĩ _
2-i '■> rri r -*■ tỵ. ___________*? -*• Ạ 1 • A ,__________1 • ,Ạ>__ 1 •___1 _ > tỵ. _____** 1 _ ^ • -*■ tỵ. ______2______1 r
.1.3. Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến quản lý thu ngân sách huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Tình hình thời tiết, giá cả luôn có những biến động không thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, việc kinh doanh của các doanh nghiệp ở một số ngành chủ yếu như: xây dựng cơ bản, khai thác khoán sản, sản xuất vật liệu xây dựng, dịch vụ vận tải hàng hóa, kinh doanh môtô, xe máy đều có doanh số thấp, thu từ khai thác hải sản gặp rất nhiều khó khăn do một số chủ doanh nghiệp không cư trú tại địa bàn, một số đi đánh bắt xa bờ, và ý thức chấp hành thuế của một số người nộp thuế không tốt; một số khác do hoạt động không hiệu quả, không đủ chi phí cho hoạt động thường xuyên, chỉ hoạt động cầm chừng hoặc ngưng nghỉ hoạt đông, do đó không có khả năng nộp. Mặt khác, do đặc trưng của ngành nghề các doanh nghiệp khai thác hải sản không thực hiện được sổ sách kế toán nên các doanh nghiệp khai hải sản không được hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, do đó cũng cũng phần nào ảnh hưởng đến việc thu ngân sách của huyện.
Một số địa bàn rộng, vùng sâu, vùng xa không thực hiện uỷ nhiệm thu thuế công thương nghiệp - ngoài quốc doanh, cán bộ quản lý địa bàn mỏng; ảnh hưởng của tình hình kinh tế chung, số hộ kinh doang sản xuất vật liệu xây dựng, mua bán vật liệu xây dựng gặp rất nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Do đó đã làm ảnh hưởng đến tiến độ thu của địa bàn này. Sự tác động của suy giảm kinh tế, tiếp tục thực hiện các chính sách miễn giảm thuế, thực hiện các Luật thuế và Luật sửa đổi bổ sung của các Luật về thuế đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thực hiện dự tóan thu của đơn vị. Chính sách pháp luật thuế thường xuyên sửa đổi, bổ sung nên cũng gây không ít khó khăn cho cán bộ thuế trong việc nghiên cứu, áp dụng thực hiện; bên cạnh đó, tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế chưa nghiêm còn chây ỳ, dây dưa, né tránh trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế;
Thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị định số 12/2015/NĐ-CP của Chính phủ (trong đó quy định đối tượng không chịu thuế GTGT từ ngày 01/01/2015 đối với mặt hàng: Thức ăn gia súc, gia cầm; phân bón và máy móc, thiết bị chuyên dung phục vụ cho sản xuất nông nghiệp).Thực hiện theo Nghị định 209/2013/NĐ-CP về miễn giảm thuế GTGT của sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
Do thực hiện QĐ số 20/2014/QĐ-UBND ngày 12/5/2014 của UBND tỉnh Kiên Giang, về việc quy định tỷ lệ tính tiền thuê đất, thuê mặt nước biển từ 1,5 xuống 0,75 đã làm giảm số thuế và ảnh hưởng đến nguồn thu so với dự toán xây dựng đầu năm, mặt khác do các đơn vị, doanh nghiệp thuê đất chưa chấp hành tốt việc nộp tiền thuê đất hàng năm.