(Đơn vị: Triệu đồng)
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN • • '
GIANG
3.1.1 Phương hướng hoàn thiện
Phát huy những lợi thế của huyện, tận dụng mọi khả năng khai tiềm năng để phát triển kinh tế huyện theo hướng sản xuất hàng hóa, từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Khai thác tối đa nội lực, đồng thời nắm bắt cơ hội, tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài để đầu tư phát triển. Tập trung cải thiện đáng kể các kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn.
Phát huy nhân tố con người, không ngừng nâng cao trình độ dân trí, tăng cường công tác về giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ lao động đáp ứng yêu cầu sự phát triển xã hội, nhất là đội ngũ cán bộ công chức, lao động kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế, có chính sách thu hút nhân tài về công tác tại
huyện. Quan tâm đặc biệt đến công tác xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội; đảm bảo các chính sách theo quy định.
Giữ vững và phát huy đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo; củng cố giữ vững quốc phòng; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phát triển kinh tế gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn.
Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế một cách bền vững, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về giá trị sản xuất bình quân đầu người so với toàn tỉnh. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đảm bảo môi trường sinh thái. Củng cố quốc phòng - an ninh, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Về phát triển kinh tế: Nông nghiệp vẫn là thế mạnh hàng đầu trong phát triển kinh tế của huyện những năm tới. Do đó tập trung huy động các nguồn lực đầu tư phát triển toàn diện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới. Triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tiến hành khảo sát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các vùng, tiểu vùng sản xuất cho phù hợp với đặc điểm tình hình, điều kiện thổ nhưỡng và yêu cầu phát triển, trong đó đặc biệt chú trọng vùng lúa chất lượng cao, cánh đồng mẫu lớn, sản xuất rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày, nuôi trồng thủy sản... Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao; giữ ổn định diện tích đất trồng lúa, không khuyến khích phát triển lúa vụ 3; tích cực chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm; liên kết chặt chẽ “4 nhà” trong sản xuất, xây dựng thương hiệu và tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định cho nông sản; phát triển các mô hình chuyên canh, đa canh. Chú trọng phát triển chăn nuôi, trồng trọt theo hướng an toàn sinh học, tăng tỷ trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản, đa dạng hóa các loại hình nuôi; khuyến khích phát triển nuôi trồng theo hướng công nghiệp, chú trọng những loài có giá trị kinh tế cao như: nuôi tôm, cua, cá nước lợ...; đồng thời triển khai thực hiện tốt việc cho thuê mặt nước ven biển nuôi trồng thủy sản, gắn với bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản và rừng phòng hộ
ven biển. Triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo quê hương.
Phát triển mạnh các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhằm tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh, nhất là những lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế như: khai thác đá xây dựng; sản xuất gạch không nung, phân bón vi sinh; chế biến nông, hải sản; công nghiệp cơ khí-đóng tàu...
Kêu gọi đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn gia súc; chế biến phế phẩm của cây lúa để sản xuất vật liệu nhẹ, chất đốt... Duy trì các ngành nghê tiểu thủ công nghiệp, truyên thống như: sản xuất dụng cụ sinh hoạt bằng đất nung (nhưng phải đảm bảo môi trường), mộc dân dụng, hàn tiện, sửa chữa cơ khí...
Phát triển đa dạng các loại hình thương mại, dịch vụ, nhất là dịch vụ nông nghiệp, xây dựng, viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng, bán lẻ... Tập trung chỉnh trang các chợ xã theo tiêu chí nông thôn mới; bố trí, sắp xếp ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động của chợ Trung tâm thương mại thị trấn Hòn Đất, Sóc Sơn; kêu gọi đầu tư xây dựng hoàn thành Chợ Vạn Thanh-xã Thổ Sơn, Chợ Đập Đá-xã Mỹ Phước. Tăng cường phối hợp với các tập đoàn bán lẻ, siêu thị đẩy mạnh chương trình đưa hàng Việt vê nông thôn, góp phần thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Đẩy mạnh phát triển du lịch nhằm tạo bước đột phá vê kinh tế-xã hội của huyện. Tham mưu, đê xuất tỉnh sớm ban hành cơ chế, chính sách đặc thù để đầu tư phát triển du lịch của huyện. Thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch vê du lịch; tranh thủ các nguồn vốn đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nhất là hệ thống giao thông, điện, tôn tạo các di tích lịch sử... Tích cực vận động xây dựng hoàn thành Đên thờ các Anh hùng liệt sỹ trong khu di tích lịch sử-thắng cảnh Hòn Đất. Đẩy mạnh công tác tuyên truyên, xúc tiến quảng bá vê du lịch, kêu gọi đầu tư các dịch vụ; phối hợp kết nối với các tuyến, tua du lịch trong và ngoài tỉnh; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung đội ngũ cán bộ làm du lịch đáp ứng yêu cầu. Từng bước mở rộng quy mô, đưa Lễ
hội kỷ niệm Ngày hy sinh Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phan Thị Ràng hàng năm trở thành ngày hội văn hóa-du lịch đặc trưng của huyện.
Tập trung huy động, tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, tạo bước đột phá thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh hơn. Tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp để từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông, thủy lợi, điện, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường,... trên địa bàn. Ưu tiên đầu tư xây dựng đường Nam Thái Sơn giai đoạn 2; trụ sở xã Mỹ Hiệp Sơn, Mỹ Lâm, Nam Thái Sơn, Bình Sơn; hệ thống cầu, đường giao thông, nhất là các cầu trên tuyến đường Mỹ Phước, Mỹ Thái, đường liên ấp, liên xã; cơ sở vật chất văn hóa, giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường theo tiêu chí nông thôn mới; chỉnh trang khu vực nội ô thị trấn Hòn Đất, Sóc Sơn; cấp nước sinh hoạt cho nhân dân theo tuyến Quốc lộ 80, các xã Sơn Bình, Thổ Sơn, Lình Huỳnh; điện sinh hoạt ở các vùng lỏm... Đề nghị tỉnh sớm xây dựng Cảng cá và khu tránh trú bão Lình Huỳnh.
Quản lí chặt chẽ thu-chi ngân sách. Tổ chức khai thác tốt các nguồn thu, chống thất thu, nợ đọng thuế nhằm đáp ứng các yêu cầu chi thiết yếu, từng bước có tích lũy để chi đầu tư phát triển; thực hiện tốt dự toán thu-chi ngân sách, đảm bảo việc quản lí, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, cơ bản không còn tình trạng bội chi. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra để phòng ngừa, ngăn chặn các sai phạm trong quản lý, sử dụng ngân sách, xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm.
Ngân hàng, Quỹ tín dụng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Tăng cường huy động và tranh thủ nhiều nguồn vốn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận nguồn vốn vay, đồng thời quản lí chặt chẽ hoạt động tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất nợ xấu.
Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp phát triển theo quy định của pháp luật. Quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh cá thể mở rộng sản xuất-kinh doanh, nhất là chính sách hỗ trợ về đất đai, tín dụng, thuế, chuyển giao công nghệ, đào tạo nghề... Tập trung củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình kinh tế tập thể, kinh tế trang trại hiện có; đồng thời xây
dựng, phát triển thêm các mô hình mới có hiệu quả cao, chú trọng phát triển các tổ hợp tác, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản.
Về phát triển xã hội: Triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục-đào tạo. Tranh thủ các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng trường chuẩn quốc gia, trường xanh- sạch-đẹp; phấn đấu đến năm 2020, có 30 trường học đạt chuẩn quốc gia, 50 trường đạt tiêu chí xanh-sạch-đẹp, xoá phòng học tạm. Tiếp tục củng cố, kiện toàn nâng lên chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là quan tâm giáo dục kỹ năng sống, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đề cao vai trò trách nhiệm, sự phối hợp của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể địa phương, nhà trường và gia đình trong việc quản lí, giáo dục học sinh; có biện pháp cụ thể hạn chế tình trạng bỏ học, ngăn chặn bạo lực học đường. Tăng cường quản lí nhà nước đối với việc dạy và học, nhất là hoạt động của các trường ngoài công lập, các điểm trông giữ trẻ tư nhân. Hoàn thành phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Thực hiện tốt công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, phong trào khuyến học, khuyến tài, nâng lên hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng ở các xã, thị trấn.
Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội để xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ngành nghề phù hợp với chuyên ngành theo tiềm năng, thế mạnh của huyện nhằm xây dựng lực lượng lao động có trình độ đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm ổn định; quan tâm đào tạo nghề cho nông dân, thanh niên nông thôn, người dân tộc... và tổ chức tốt công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động đã qua đào tạo, sinh viên tốt nghiệp.
Tiếp tục triển khai thực hiện có kết quả Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI ) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Từng bước đưa phong trào xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh
đi vào chiêu sâu, đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Chú trọng xây dựng nếp sống văn minh, gia đình hạnh phúc, đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội, văn hóa phẩm độc hại. Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư thiết chế văn hoá ở cơ sở, nhất là xây dựng Trung tâm văn hóa-thể thao các xã, thị trấn, Nhà văn hóa ấp theo tiêu chí nông thôn mới. Quan tâm giữ gìn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, truyên thống tốt đẹp của các dân tộc. Phát triển rộng rãi phong trào văn hóa-văn nghệ, thể dục-thể thao, chú trọng một số bộ môn có triển vọng, hòa nhập với xu thế phát triển chung của tỉnh. Tăng cường quản lý Nhà nước và đẩy mạnh xã hội hoá trong lĩnh vực văn hoá, thể thao.
Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế; xây dựng đội ngũ cán bộ y tế đủ số lượng, đảm bảo vê chuyên môn và y đức. Tăng cường y, bác sĩ vê công tác ở các trạm y tế xã và công tác quản lý Nhà nước đối với các cơ sở hành nghê y, dược tư nhân. Đẩy nhanh thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân. Thường xuyên tuyên truyên cho nhân dân chủ động phòng ngừa dịch bệnh; giữ gìn vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh các hoạt động truyên thông giáo dục sức khỏe, dân số-gia đình-trẻ em đảm bảo đạt chỉ tiêu giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và tăng dân số tự nhiên hàng năm.
Quan tâm giải quyết các vấn đê xã hội và bảo đảm an sinh xã hội. Thực hiện tốt chính sách đên ơn đáp nghĩa, chăm lo gia đình chính sách, người có công, các đối tượng bảo trợ xã hội. Đẩy mạnh công tác tư vấn, giới thiệu, giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống nhân dân. Tích cực vận động xây dựng Quỹ vì người nghèo cất nhà đại đoàn kết, nhà tình thương cho hộ nghèo; phối hợp, lồng ghép các chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế và huy động nguồn lực xã hội tập trung giảm nghèo bên vững.
Vê bảo vệ môi trường: Quản lý chặt chẽ tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Triển khai thực hiện nghiêm các quy định vê quản lý, sử dụng, khai thác tài nguyên, khoáng sản, nhất là quản lý chặt chẽ đất đai.
Tiếp tục tuyên truyền và triển khai thực hiện có hiệu quả chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường; đưa nội dung bảo vệ môi trường vào các quy hoạch, chương trình, kế hoạch
phát triển kinh tế-xã hội; làm tốt công tác thẩm định, đánh giá tác động môi trường. Huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải, thoát nước cho các khu dân cư tập trung, bệnh viện, chợ, cơ sở khai thác tài nguyên... Tổ chức tốt việc thu gom rác thải, nhất là trên tuyến Quốc lộ 80, các cụm dân cư. Sớm khắc phục các điểm đen về ô nhiễm môi trường; có biện pháp ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Đẩy mạnh xã hội hoá về bảo vệ môi trường, nhất là đầu tư xây dựng nghĩa trang, hệ thống xử lí rác, cung cấp nước sạch...
Thực hiện tốt kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050; phối hợp triển khai thực hiện các dự án cụ thể ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu trong từng giai đoạn. Tăng cường các biện pháp bảo vệ tuyến đê biển, chống xói mòn, sạt lở ven biển; phục hồi, bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn, rừng phòng hộ.
Triển khai thực hiện tốt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của huyện đến năm 2020. Tiến hành rà soát điều chỉnh, bổ sung hoặc xây dựng mới các quy hoạch, chương trình, kế hoạch, dự án cụ thể trên các lĩnh vực, nhất là điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp với yêu cầu phát triển và xây dựng nông thôn mới.
Tăng cường công tác quản lí Nhà nước về đất đai, khoáng sản, tài nguyên đa dạng sinh học... đảm bảo khai thác, sử dụng hợp lí, hiệu quả, đúng qui định. Hoàn thành xây dựng bản đồ địa chính và lập cơ sở dữ liệu quản lí đất đai; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho nhân dân. Thực hiện chặt chẽ qui trình giao, cấp, cho thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc quản lí, sử dụng đất, khai thác khoáng sản; xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm. Đẩy nhanh việc bán nền, thu hồi nợ và giải quyết tốt các vụ việc tranh chấp, khiếu nại ở các cụm, tuyến dân cư, không để kéo dài.