Các ký hiệu

Một phần của tài liệu 36_2016_TT-BGTVT(16124) (Trang 61)

(1) Đặc trưng của vật liệu:

Ec - mô đun đàn hồi của vật liệu cốt, MPa;

Eb - mô đun đàn hồi ban đầu của bê tông bị kéo và bị nén, MPa; (2) Nội lực của tiết diện ngang của kết cấu do tải trọng gây ra: M - mô men uốn, Ncm;

N - lực dọc, N;

σk - ứng suất của cốt dưới tác dụng của lực kéo dọc, MPa;

σn - ứng suất của cốt dưới tác dụng của mô men uốn, MPa. (3) Đặc trưng hình học:

av - chiều rộng tính toán của vết nứt, mm; ev - khoảng cách các vết nứt, cm;

Fcd - diện tích tiết diện toàn bộ các thanh cốt dọc tại tiết diện đang xét, cm2; Fc - diện tích tiết diện của các thanh cốt bị kéo tại tiết diện đang xét, cm2; Fb - diện tích toàn bộ tiết diện bê tông, cm2;

F’b - diện tích phần tiết diện bê tông bị nén, cm2;

a - khoảng cách từ tâm tiết diện cốt đến cạnh gần nhất của tiết diện, cm;

b - chiều rộng của tiết diện hình chữ nhật, chiều dày tấm thành của tiết diện chữ T, trong Bảng 8.4.6-2 thì b là chiều dày của tấm thành dùng làm đế tựa cho tấm, cm;

h = chiều cao của tiết diện chữ nhật hoặc chữ T, cm; ho = h - a: chiều cao làm việc của tiết diện, cm;

l1 - chiều dài nhịp thông của tấm, đo bằng khoảng cách các mép trong của 2 đế

tựa (xem Hình 2A/8.4.3), cm;

d - đường kính của thanh cốt bị kéo, cm;

t - khoảng cách (bước) của các thanh cốt bị kéo theo chu vi của tiết diện đó, cm; u - tỷ số của diện tích tiết diện của thanh cốt bị kéo trên chu vi của tiết diện đó, cm.

Một phần của tài liệu 36_2016_TT-BGTVT(16124) (Trang 61)