Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH (Trang 36 - 39)

- Với định hướng phát triển đúng đắn, kịp thời tận dụng cơ hội cũng như

những nỗ

lực cao đến từ toàn thể cán bộ nhân viên, ABBANK đã thực hiện tốt các kế hoạch kinh doanh trong giai đoạn 2018 - 2020 dù gặp rất nhiều khó khăn, trong đó, hướng đến mục tiêu mở rộng phát triển hoạt động tín dụng tại ngân hàng.

- Cùng với đó, ABBANK vẫn tiếp tục kiên trì trong công tác quản trị chất

lượng tín

dụng, đảm bảo sự tăng trưởng luôn gắn với sự bền vững, hiệu quả. Hiệu quả và an toàn hoạt động của ABBANK trong năm 2020 tiếp tục được đảm bảo thông qua các chỉ số như ROA đạt 1,4%; ROE đạt 16,5%. Với khẩu vị rủi ro thận trọng, tập trung vào các khách hàng tốt và chất lượng tài sản đảm bảo, dư nợ tại ngân hàng cơ bản tăng qua các năm, cùng

với số lượng khách hàng ngày một tăng, ABBANK từng bước củng cố và khẳng định thị phần tín dụng, nâng cao vị thế thương hiệu.

- Ngân hàng chủ động khai thác nguồn vốn, quản lý khá tốt chất lượng tăng trưởng,

tiết giảm chi phí, giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thuận tiện trong hoạt động sản xuất kinh doanh; chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tăng trưởng mạnh vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các ngành nghề, doanh nghiệp thuộc đối tượng ưu tiên được Chính phủ khuyến khích phát triển.

- Để mang đến chất lượng phục vụ một cách tốt nhất, ABBANK luôn tiếp

nhận thông

tin phản hồi từ khách hàng, thông qua thiết lập các kênh tiếp nhận và xử lý ý kiến khách hàng như nghe phản ánh trực tiếp tại quầy giao dịch, qua hộp thư góp ý, qua email, website,

fanpage, hotline, từ đó xử lý kịp thời, thỏa đáng các yêu cầu, phản ánh của khách hàng một

cách tốt nhất. Trung tâm chăm sóc khách hàng tiếp nhận thông tin 24/7 và giải đáp nhanh chóng lượng lớn thông tin phản hồi của khách hàng. Ngoài ra, ABBANK đã triển khai được nhiều chương trình ưu đãi, hỗ trợ lãi suất, đáp ứng kỳ vọng của khách hàng. Trong giai đoạn 2018-2020, ngân hàng đã phát triển một số sản phẩm tín dụng như: Ban hành mới Sản phẩm tài trợ nhà thầu thực hiện gói nhà thầu/ Dự án vốn ngân sách Nhà nước/ ODA; Điều chỉnh sản phẩm Cam kết cấp tín dụng có điều kiện, với các quy định quản lý sản phẩm chặt chẽ, hỗ trợ công tác theo dõi và đánh giá mức độ hiệu quả của sản phẩm; Triển khai 4 sản phẩm tín dụng mới: Tái cấp nhanh hạn mức, Tài trợ gói thầu/HĐKT trong

nước dành cho khách hàng SME, Cho vay nhanh trên TSĐB - SME OPEN, Quy định nhận

đất Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Cụm công nghiệp; Rà soát, điều chỉnh các sản phẩm tín dụng hiện hữu phù hợp với chính sách tín dụng mới, cũng như tháo gỡ vướng mắc của đơn vị kinh doanh trong quá trình triển khai; Hướng dẫn phát hành cam kết cấp tín dụng có điều kiện, Quy định cho vay không có TSĐB dành cho KHDN lớn và vừa.

- ABBANK tổ chức thường niên các khóa tập huấn chuyên đề cho cán bộ

nhân viên

trong toàn hệ thống, cập nhật hệ thống văn bản mới, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo có kinh nghiệm, có năng lực điều hành tổ chức.

- Về khía cạnh công nghệ: Hạ tầng công nghệ thông tin được ưu tiên chú

trọng đầu

tư, đảm bảo công tác chấm điểm xếp hạng cho vay, các cảnh báo sớm được thực tiện tự động. Việc áp dụng tính năng tự động hóa một số bước nhằm tối ưu hóa quy trình, giúp

- giảm bớt yêu cầu nhân sự xử lý thô tại một số khâu, từ

đó tăng tốc độ đẩy luồng hồ sơ tín

dụng; rút ngắn ít nhất 1/3 thời gian xử lý trong quy trình tín

dụng, giảm từ 42 bước xuống

còn 22 bước. Đặc biệt, việc rút ngắn đến 1/3 thời gian trong

luồng quy trình đã góp phần

làm tăng năng suất xử lý hồ sơ lên ít nhất 30%, đem lại trải

nghiệm tốt cho khách hàng bên

ngoài và cho chính khách hàng nội bộ, từ đó tạo cơ sở, động lực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

để thu hút khách hàng sử

dụng nhiều hơn các sản phẩm/dịch vụ của ABBANK; chuyển đổi năng

lực số với các dự

án trọng yếu như nâng cấp thành công hệ thống Core Banking - T24

lên phiên bản R19,

góp phần nâng cao trải nghiệm khách hàng trên ứng dụng điện thoại

Mobile AB Ditizen;

nâng cấp website ABBANK; hoàn thiện quy trình cấp tín dụng cho

KHCN trên hệ thống

LOS 1.5.

- Về mặt phân bố: Mạng lưới phòng giao dịch được quan tâm đầu tư và mở

rộng, cơ

sở vật chất ngày một hoàn thiện. Đến hết năm 2020, mạng lưới ABBANK có tổng cộng 165 điểm giao dịch, trong đó có 35 chi nhánh và 130 phòng giao dịch. Mạng lưới rộng giúp

ngân hàng tiếp cận được một lượng lớn khách hàng. Theo báo cáo nghiên cứu độc lập của Mibrand, ABBANK có xếp hạng sức nằm ở Top 4 do quá trình tái định vị thương hiệu và thay đổi nhận diện thương hiệu của ABBANK.

- Theo công bố của tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s tại thời điểm tháng 5/2020,

- ABBANK được Moody’s đánh giá như sau:

- Bảng 2.3: Bảng xếp hạng tín nhiệm Moody’s

- Kết quả xếp hạng tín nhiệm (XHTN) - 5/2020

- XHTN Co sở(BCAs) - bl

- XHTN Cơ sở điều chinh - bl

- XHTN tiền gứi nội tệ và ngoại tệ dài

hạn - BI

- XHTN tổ chức phát hành nội tệ và ngoại

tệ - BI

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH (Trang 36 - 39)