Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH (Trang 40 - 42)

2018- 2020

2.4.1.Nguyên nhân khách quan

2.4.1.1. Môi trường Kinh tế - văn hóa — xã hội:

- Trong giai đoạn 2018-2019, tình hình kinh tế cả nước tiếp tục phát triển ổn định,

tăng trưởng các năm ở mức khá tốt, lạm phát được duy trì ở mức thấp. Tuy nhiên, từ đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 đã tác động đến mọi thành phần kinh tế trong xã hội, trong đó ngành nghề chịu ảnh hưởng nặng nề nhất có thể kể đến ngành dịch vụ vận tải, ngành may mặc, da giày, du lịch, nhà hàng, khách sạn... Giá cả các mặt hàng chiến lược, an sinh xã hội như điện, nước, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, xăng,... luôn trong điều kiện tăng giá. Theo Tổng cục Thống kê, trong năm 2020, cả nước có gần 101.700 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 13,9% so với năm trước. Trong đó, có 46.600 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 62,2% so với năm trước. Có gần 37.700 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và gần 17.500 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể. Trung bình mỗi tháng có gần 8.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

- Khi tăng trưởng kinh tế bị suy giảm và doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp

trong nước bị giảm sâu so với trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, năm 2020, các ngân hàng trong đó có ABBANK đã đồng thuận chấp

nhận giảm lợi nhuận đề ra từ đầu năm bằng việc hạ lãi suất cho vay, miễn, giảm một số phí

dịch vụ để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp dần dần ổn định và tiếp tục hoạt động kinh doanh. Theo đó, góp sức cùng thành phố khôi phục nền kinh tế, ABBANK đã triển khai nhiều gói ưu đãi về lãi suất cho vay và phí dịch vụ cho khách hàng

cá nhân, doanh nghiệp như: chương trình “Tăng trưởng vốn - Rộn kinh doanh” nâng tổng hạng mức cho vay dành KH SME lên đến 2.300 tỷ đồng, hỗ trợ doanh nghiệp với lãi suất chỉ từ 6,5%/ năm hoặc tặng thêm lãi suất 0,1% cho hình thức gửi tiết kiệm online. Cùng với đó chính sách và thủ tục vay cũng được tinh giảm tối đa, từ nay đến 31/12/2020, các

- khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh cá thể có nhu cầu về

vốn phục vụ hoạt động tiêu dùng,

mở rộng sản suất kinh doanh có thể lựa chọn các gói vay phù hợp

với nhu cầu tại ABBANK

như: chương trình “Vay ưu đãi - Lãi an tâm” có hạn mức 2.000 tỷ

đồng với lãi suất áp dụng

từ 6,8%/ năm cho khoản vay có thời hạn trên 13 tháng; hoặc chương

trình “Vay kinh doanh

- Phát tài nhanh” với lãi suất chỉ từ 7%/ năm cho các khoản vay

có thời hạn từ 9 tháng trở

xuống. (ABBANK.VN, n.d.) Tuy nhiên, dù đã được hỗ trợ về mặt lãi

suất, vẫn còn nhiều

doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó,

giá cả bất động sản,

đất ở tại các địa bàn giảm mạnh, tính thanh khoản kém, gây khó

khăn trong xử lý tài sản

đảm bảo, thu hồi nợ xấu.

- Do càng ngày càng nhiều những ngân hàng ra đời, bao gồm các NHTM

trong nước,

ngân hàng tư nhân trong nước và nước ngoài, các ngân hàng này cũng đang trong giai đoạn

hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ nên không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt. Mỗi ngân hàng đều nỗ lực trong việc đưa ra những lợi thế so sánh và ưu điểm khác

nhau để có được sự tin tưởng của khách hàng.

- Nhiều khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích. Họ dùng vốn vay kinh doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thông thường để đầu tư cho các khoản trung và dài hạn như đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán.

- Khách hàng cùng lúc vay nhiều TCTD, dẫn đến cạnh tranh quá mức và

không kiểm

soát được dòng tiền. Thời hạn cho vay dài hơn mức cần thiết so với chu kỳ dòng tiền, dẫn đến khách hàng sử dụng tạm thời nguồn tiền khi chưa đến hạn trả nợ cho ngân hàng.

- Khách hàng không có đủ hoặc không thu xếp được nguồn vốn theo kế

hoạch, thường

xảy ra ở lĩnh vực bất động sản, các dự án mà chủ đầu tư kê khai vốn tự có tham gia rất lớn,

vốn tự có dựa vào nguồn tiền trong tương lai. Dự án được triển khai đầu tư tại thời điểm thị trường tài chính thuận lợi, dẫn đến chủ quan trong tính toán tính khả thi của thu xếp nguồn vốn.

- Khách hàng có khả năng tài chính yếu, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, năng

lực quản lý điều hành của chủ doanh nghiệp còn yếu, không có định hướng kinh doanh rõ ràng.

2.4.1.2. Môi trường chính trị - pháp luật

- Trước khó khăn chung của nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã 3

lần hạ

lãi suất điều hành và ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN làm cơ sở pháp lý cho các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ, mục đích hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19. Theo đó, các TCTD đã 3 lần đồng thuận

hạ lãi suất cho vay từ 1,5% - 2%/năm để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Nhờ đó, lãi suất cho vay giảm bình quân khoảng 1%/năm so với cuối năm 2019;

lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành, lĩnh vực ưu tiên ở mức 4,5%/năm.

- Các thủ tục hành chính khách hàng phải thực hiện khi thực hiện hợp đồng

vay vốn

còn rườm rà, phức tạp, tốn kém thời gian và chi phí. Dẫn chứng, thủ tục đăng ký thế chấp bất động sản vẫn còn được thực hiện thủ công ở các văn phòng công chứng đất đai nên phải chờ đợi lâu. Hơn nữa, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cũng chưa được xây dựng, vì thế khách hàng phải chuẩn bị nhiều giấy tờ cá nhân như căn cước công dân, hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân,... Các thủ tục xin cấp các loại giấy phép còn kéo dài.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH (Trang 40 - 42)