HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á (SEABANK) (Trang 26 - 30)

1.2.1 Khái niệm về hiệu quả huy động vốn

Nói đến hiệu quả huy động vốn là nói đến kết quả của công tác huy động vốn. Khi nghiên cứu hiệu quả huy động vốn, chúng ta phải đề cập đến các vấn đề sau: Qui mô nguồn vốn huy động đủ lớn để tài trợ cho hoạt động cho vay và đầu tư của ngân hàng, sự phù hợp của cơ cấu nguồn vốn huy động với cơ cấu sử dụng vốn, sự tăng trưởng ổn định của nguồn vốn huy động, sự hợp lý của chi phí huy động

Hiệu quả huy động vốn là yếu tố quyết định tới qui mô đầu tư, cho vay của NHTM. Các NHTM luôn muốn đạt được hiệu quả huy động vốn tức là lượng vốn huy động hàng năm lớn, chi phí bỏ ra ít, thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức tín dụng và các tổ chức kinh tế. Lượng vốn huy động phải đáp ứng được nhu cầu đầu tư, cho vay của ngân hàng. Lợi nhuận mang lại từ nguồn vốn huy động phải đạt được chỉ tiêu ngân hàng đề ra. Nguồn vốn huy động phải phù hợp với hoạt động sử dụng vốn thì hoạt động kinh doanh mới có hiệu quả. Việc huy động vốn một cách ồ ạt ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Vai trò của vốn đối với hoạt động ngân hàng là rất lớn nên hiệu quả hoạt động huy động vốn là rất quan trọng, quyết định cả quá trình kinh doanh của ngân hàng nên các ngân hàng rất chú trọng công tác nâng cao hiệu quả huy động vốn.

1.2.3.2 Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn

Hiệu quả huy động vốn được đánh giá theo nhiều khía cạnh khác nhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Vì vậy các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn cũng có nhiều loại khác nhau. Bài viết này chỉ xin đánh giá hiệu quả huy động vốn dựới góc độ một nhà ngân hàng. Để đánh giá hiệu quả huy động vốn dựa trên khả năng sử dụng vốn và chi phí của đồng vốn.

Vốn huy động tăng trưởng ổn địn theo thời gian sẽ đáp ứng nhu cầu tín dụng, thanh toán cũng như các hoạt động kinh doanh khác ngày càng tăng của ngânhàng. Khi vốn huy động tăng trưởng ổn định sẽ khẳng định được vị thế uy tín và

Thương hiệu của ngân hàng. Vốn huy động tăng trưởng ổn định cũng sẽ tạo lập và định hướng chiến lược kinh doanh cụ thể cho ngân hàng trong việc sử dụng vốn hiệu quả.

Tốc độ tăng trưởng vốn huy động:

Tổng vốn huy động năm sau - Tổng vốn huy động năm trước Tổng vốn huy động năm trước

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này âm cho thấy vốn huy động tăng trưởng âm, ngân hàng cần có nhứng biện pháp hiệu quả hơn để tăng vốn huy động khi ngân hàng đang gặp khó khăn trong vốn huy động. Chỉ tiêu này dương cho thấy vốn huy động của ngân hàng tăng trưởng dương, khối lượng vốn huy động của ngân hàng kỳ này được mở rộng hơn so với kỳ trước.

Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Để đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu kinh doanh, thường sử dụng các chỉ tiêu so sánh nguồn vốn huy động được với các nhu cầu cấp tín dụng, thanh toán và nhu cầu khác để thấy nguồn vốn huy động có thể đáp ứng được bao nhiêu, ngân hàng cần phải vay thêm bao nhiêu để thỏa mãn nhu cầu. Huy động vốn phải đảm bảo phù hợp với sử dụng vốn về cả về loại tiền, kỳ hạn, lãi suất sẽ góp phần đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng và thực hiện đúng cam kết với khách hàng. Quy mô nguồn vốn phải cần có sự ổn định, phù hợp với lãi suất và kỳ hạn của nó. Trên thực tế ngân hàng không thể sử dụng hết số vốn huy động được để cho vay mà phải giữ lại ở một tỷ lệ nhất định để đảm bảo khả năng thanh khoản nhằm mục đích an toàn trong hoạt động kinh doanh và chi trả khi khách hàng có nhu cầu cần rút tiền.

Huy động vốn và sử dụng vốn là hai hoạt động quan trọng của ngân hàng. Mối quan hệ giữa hai hoạt động này được thể hiện ở kỳ hạn, loại tiền và mức phí huy động.

Hiểu được mối quan hệ này ngân hàng mới có được mức lãi suất, kỳ hạn và loại tiền phù hợp để đảm bảo lợi nhuận ngân hàng thu được là lớn nhất.

Cơ cấu vốn huy động

Cơ cấu vốn chủ yếu cho thấy chất lượng vốn của ngân hàng, mức độ phù hợp, cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Cơ cấu huy động vốn huy động ảnh hưởng đến cơ cấu tài sản, quyết định chi phí của ngân hàng.

_, , , . X quy mô loại vốn Tỷ trọng loại vốn =J &

tông vống huy động được

Chỉ tiêu này cho thấy tỷ lệ giữa các loại vốn huy động trông tông nguồn vốn huy động, nguồn vốn huy động nào nhiều nhất, nguồn vốn huy động nào ít nhất. Ngân hàng có thể điều chỉnh cơ cấu vốn sao cho phù hợp để tối đa hóa lợi nhuận, giảm chi phí thấp nhất có thể.

Chi phí huy động vốn

Lãi suất huy động

Tông lãi phải trả Lãi suất huy động bình quân = TÂ___..C ,7, ..A

Tông tiền gửi và tiền vay

Lãi suất huy động luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các chủ thể kinh tế. Người gửi muốn một lãi suất cao, người vay lại muốn lãi suất thấp. Là trung gian đóng vai trò cầu nối giữa hai đối tượng trên, ngân hàng phải tìm cách điều chỉnh mức lãi suất sao cho hợp lý nhất đối với các bên, trong đó điều quan trọng là phải đảm bảo lợi ích của ngân hàng. Vì vậy trong huy động vốn, mỗi ngân hàng đều cố gắng áp dụng mọi biện pháp có thể nhằm tìm kiếm được những nguồn vốn sao cho chi phí huy động vốn bình quân là nhỏ nhất và sử dụng số vốn đó để cho vay với một mức lãi suất chấp nhận được trên thị trường. Chi phí huy động được đánh giá qua hệ thống các chỉ tiêu lãi suất huy động bình quân (tính bằng bình quân gia quân gia quyền của lãi suất các nguồn theo khối lượng từng nguồn), lãi suất huy động của từng nguồn và đặc biệt là lãi suất cạnh tranh NEC.

Mặt khác, cũng với một mức chi phí trả lãi bình quân, sự đa dạng hoá trong lãi suất cho phù hợp với mỗi hình thức huy động vốn là cần thiết, Sự đa dạng hoá

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á (SEABANK) (Trang 26 - 30)

w