Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á (SEABANK) (Trang 39 - 43)

1.3.2.1 Chính sách của Nhà nước

Hoạt động của ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế vì vậy Nhà nước rất chú trọng công tác quản lý hoạt động của ngân hàng. Hoạt động của các ngân hàng đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước và Chính phủ. Nếu NHNN thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc huy động vốn vay từ NHNN và làm giảm lãi suất trên thị trường tiền tệ, ngược lại nếu NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ khó khăn cho ngân hàng trong công tác huy động vốn vay từ NHNN và làm tăng lãi suất trên thị trường tiền tệ. Chính sách tiền tệ còn ảnh hưởng lượng vốn lưu thông, cơ cấu vốn của ngân hàng.

Dựa vào yêu cầu phát triển mà Nhà nước đưa ra các chính sách khác nhau, giúp nền kinh tế và khuyến khích các ngân hàng hoạt động một cách tốt nhất. Hoạt động của ngân hàng chịu tác động của các bộ luật do Nhà nước ban hành như: Luật tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật đầu tư.. .ngoài ra còn có các văn bản dưới Luật khác điều chỉnh hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, việc chậm trễ đưa ra các văn bản hướng dẫn thi hành, Luật không đủ khả năng bao quát các vấn đề, đồng bộ, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động huy động vốn. Việc chưa thể chế hóa, đồng bộ các dịch vụ ngân hàng, nhất là các dịch vụ phổ biến trên thị trường quốc tế sẽ được phát triển tại Việt Nam sau khi gia nhập WTO như công cụ phái sinh, công cụ về tỷ giá, lãi suất, bao tiêu, môi giới tiền tệ... làm chậm quá trình hội nhập, thu hút vốn.

1.3.2.2 Sự phát triển của nền kinh tế

Nền kinh tế phát triển làm tăng sự cạnh tranh, nhu cầu tồn tại và phát triển của các chủ thể kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng. Ngân hàng là một trung gian tài chính quan trọng, như một loại hình doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận và giúp nền kinh tế phát triển ổn định.

Khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định, giá cả ít biến động thì người dân sẽ yên tâm gửi tiền ở các NHTM lượng vốn huy động tăng lên, nhu cầu về các dịch vụ tài chính- ngân hàng cũng tăng lên. Kinh tế phát triển thường đi kèm với khoa học công nghệ phát triển tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển hoạt động, trong đó có hoạt động huy động vốn như hệ thống kế toán chuẩn nhanh nhạy, đường truyền dữ liệu tiên tiến đáp ứng nhu cầu hoạt động. Sự phát triển của kinh tế tài chính còn giúp ngân hàng đa dạng các hình thức huy động như phát hành giấy tờ có giá, nguồn ủy thác.

Tuy nhiên, kinh tế bất ổn người dân có xu hướng tích lũy dưới những dạng khác (vàng, ngoại tệ.) ổn định hơn và nguồn tích lũy trong dân cư ngày càng ít hơn, đòi hỏi ngân hàng phải có những biện pháp hấp dẫn người tiết kiệm. Nền kinh tế phát triển càng có nhiều chủ thể tham gia huy động vốn, có thêm nhiều hình thức kinh doanh (công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư, công ty cho thuê tài chính.), cùng cạnh tranh với ngân hàng trong hoạt động huy động vốn làm phân tán vốn vào ngân hàng. Đây là thách thức của ngân hàng để tồn tại và phát triển cần có đổi mới, mở rộng, hoạt động hiệu quả.

1.3.2.3 Sự ổn định về chính trị xã hội

Môi trường chính trị ổn định là điều kiện thúc đẩy hoạt động của nền kinh tế các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng. Sự ổn định về chính trị tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động, thu hút đầu tư trong và ngoài nước tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO), chính trị ổn định, môi trường pháp lý thông thoáng, hợp lý giúp thu hút được các nhà đầu tư.

Ngược lại, chính trị xã hội bất ổn làm nhà đầu tư hoang mang, nhiều rủi ro đối với sự an toàn của vốn, giảm lượng vốn đầu tư, các hoạt động kinh tế khác cũng bị ảnh hưởng. Việt Nam hiện đang được đánh giá là nơi có môi trường chính trị xã hội ổn định, kinh tế phát triển thu hút đông đảo các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Sự bất ổn về chính trị xã hội khiến các nước như đảo chính ở Thái Lan, xung đột ở các

nước Trung Đông... đứng trước nhiều rủi ro trong mọi hoạt động, trong đó có hoạt động của ngân hàng.

1.3.2.4 Sự phát triển của khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cũng như hoạt động huy động vốn. Các dịch vụ mới, đa dạng hiện đại đang ngày càng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, tạo điều kiện thu hút người gửi tiền, thực hiện các dịch vụ thông qua ngân hàng. Nền khoa học công nghệ của một nước càng phát triển càng có nhiều tiện ích, điều kiện áp dụng vào hoạt động của ngân hàng cũng như các tổ chức khác. Nhờ tiến bộ của công nghệ thông tin đã xuất hiện nhiều dịch vụ, hình thức huy động vốn mới cho các ngân hàng: Internet banking, Phone banking, thẻ ATM, hệ thống thanh toán điện tử... đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Nhu cầu của người dân ngày càng cao, xu thế hội nhập phát triển đòi hỏi các tiện ích hiện đại nhanh chóng. Nếu khoa học công nghệ chưa phát triển, chậm trong việc tiếp nhận công nghệ mới hiện đại, các đầu tư vào phát triển công nghệ không đúng cách lãng phí, không hiệu quả ảnh hướng đến hiệu quả hoạt động, không tạo dựng được niềm tin cho khách hàng. Hệ thống công nghệ ngân hàng lạc hậu, chậm đổi mới, không đồng bộ gây ách tắc trong hoạt động thanh toán liên ngân hàng, nội bộ ngân hàng, chậm trong xử lý các tình huống giao dịch.

Hoạt động huy động vốn của NHTM nhận tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế, trong đó nguồn tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn và có tính ổn định, dài hạn cao. Hoạt động huy động vốn chịu ảnh hưởng lớn của năng lực tài chính của dân cư. Người dân có thu nhập càng cao thì lượng tiền dành cho tiết kiệm có thể càng tăng. Tuy nhiên, họ có nhiều lựa chọn có thể tích trữ dưới dạng tiền mặt, vàng, ngoại tệ hay mua các tài sản khác thay vì đem gửi ngân hàng. Lượng tiền nhàn rỗi có được gửi vào NHTM hay không còn phụ thuộc vào tâm lý tiêu dùng của người dân. Thói quen sử dụng tiền mặt của người Việt Nam chưa thể thay đổi và dophương tiện thanh toán không dùng tiền mặt chưa thực sự hoàn thiện và tiếp cận đầy đủ với mọi người dân (nhất là dịch vụ thanh toán thẻ). Một nguyên nhân nữa khiến họat động của ngân hàng chưa thực sự phát triển là do tâm lý e ngại trong việc công khai thu nhập qua tài khoản.

Để thu hút được nguồn tiền tiết kiệm từ dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội, các NHTM cần hiểu được nhu cầu, thói quen của người gửi tiền để đưa ra những chính sách và giải pháp phù hợp để có được quy mô và cơ cấu nguồn vốn hợp lý. Đối với tiền gửi từ dân cư, tùy thuộc tình hình đặc điểm của từng vùng dân cư mà ngân hàng có các chính sách thích hợp. Đối với tổ chức kinh tế xã hội, mục đích gửi tiền của các doanh nghiệp thường là nhờ ngân hàng quản lý, bảo lãnh, tài trợ vốn hoặc thanh toán... thông thường có kỳ hạn ngắn nhưng bù lại lượng tiền này của doanh nghiệp rất lớn.

Người gửi có nhu cầu hưởng lãi họ sẽ gửi tiền vào ngân hàng có mức lãi suất cao. Người gửi có nhu cầu hưởng các dịch vụ của ngân hàng sẽ gửi tiền vào ngân hàng có các dịch vụ hiện đại, nhanh, chóng thuận tiện. Ngân hàng càng thỏa mãn được nhiều nhu cầu của các khách hàng thì càng thu hút được nhiều vốn. Có thể nói tâm lý, độ thỏa dụng của khách hàng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á (SEABANK) (Trang 39 - 43)

w