Khối hỗ trợ
2.2.4 Chỉ tiêu chi phí huy động vốn
Nguồn vốn huy động hiệu quả không những đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của ngân hàng mà còn phải là nguồn vốn có chi phí huy động thấp. Chi phí huy động bao gồm: chi phí trả lãi tiền gửi, chi phí trả lãi tiền vay, chi phí phát hành giấy tờ có giá, chi phí quản lý trong đó chủ yếu là chi phí trả lãi tiền gửi, chi phí trả lãi phát hành giấy tờ có giá. Trong đó lãi suất trực tiếp ảnh hưởng đến sự biến động của nguồn vốn huy động cũng như tốc độ vay vốn, từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Do chi phí huy động có ý nghĩa như vậy nên trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng cần tìm giải pháp nhằm giảm chi phí.
Bảng 2.9: Chi phí huy động vốn của NHTMCP SeaBank từ năm 2018- 2020 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 19/18 Năm 2020 20/19 Tổng chi phí vốn huy động 198,64 355,64 79,04% 756,42 112,69 % VNĐ 127,16 257,25 102,30% 524,81 104,01 %
Ngoại tệ quy đổi 71,48 98,39 37,65% 231,61 135,40 %
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của
NH TMCP SeaBank 3 năm gầnđây)
Nhận thấy tổng quan qua bảng 2.9 thì chi phí vốn tăng theo các năm, năm 2019 tăng 79,04% so với năm 2018. Sang năm 2020 vẫn tăng nhanh hơn so với năm 2019 với mức 112,69%. Trong tổng chi phí thì chủ yếu là chi phí trả lãi, thường chiếm hơn 70%. Sự gia tăng của chi phí cho thấy sự tăng lên của vốn huy động trong 3 năm gần đây do yêu cầu phát triển của nền kinh tế hội nhập. Sự phát triển mở cửa nền kinh tế nhiều nguồn vốn “chạy” vào Việt Nam. Ngoài ra sự gia tăng của chi phí những năm gần đây còn là do sự biến động tăng của lãi suất trên thị trường. Do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xung đột thương mại Mỹ - Trung, phải kể đến là phá sản của một loạt các ngân hàng của Mỹ năm vừa qua đã làm ảnh hưởng đến nền kinh tế các nước trên thế giới. Nền kinh tế Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn, thị trường bất động sản trầm lắng, thị trường chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng, lạm phát ở mức cao... Đòi hỏi ngân hàng phải có chính sách lãi suất phù hợp với sự phát triển của thị trường bù đắp mức độ trượt giá thu hút được nguồn vốn huy động trong nền kinh tế.
Ngoài chi phí trả lãi ngân hàng còn có các chi phí khác như chi phí quản lý, chi phí quảng cáo, trích lập dự phòng rủi ro. Tuy chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí nhưng nó cũng có ảnh hưởng đến kết quả doanh thu. Đặc biệt trong giai đoạn cạnh tranh hiện nay, các ngân hàng đua nhau thực hiện các chương trìnhkhuyến mãi, cạnh tranh huy động làm cho chi phí tăng lên đáng kể. Tuy nhiên trong tổng chi phí huy động mà ngân hàng đưa ra chưa bóc tách được các chi phí này cho từng loại hình huy động. Vì vậy rất khó để đánh giá chính xác hiệu quả của hình thức huy động mà ngân hàng đưa ra qua chỉ tiêu chi phí huy động vốn. Không thể thấy được hiệu quả của từng hình thức huy động với mỗi mức chi phí khác nhau. Vì vậy rất khó tìm được hình thức huy động có mức chi phí hợp lý, thấp nhất. Điều này cho thấy sự quan tâm của các nhà quản trị vào việc lựa chọn hình thức huy động có chi phí thấp là chưa đầy đủ.
Để thu hút nguồn tiền gửi, Ngân hàng đưa ra các sản phẩm dịch vụ có chất lượng và không ngừng đổi mới sản phẩm tạo ra sự tiện ích cho khách hàng. Ngân hàng còn đưa ra nhiều hình thức trả lãi như: trả lãi sau, trả lãi trước trả lãi định kỳ... Trong đó hình thức trả lãi sau là phổ biến. Lãi suất không ngừng biến động qua các thời kỳ khác nhau, chủ yếu đối với ngoại tệ. Và ngân hàng cần lựa chọn chính xác hình thức huy động có chi phí thấp để đảm bảo mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của chủ sở hữu.